• Zalo

Em trai bí ẩn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Kinh tếThứ Tư, 15/10/2014 03:59:00 +07:00Google News

Lối sống ẩn cư và kiệm lời trước báo giới của ông Phạm Nhật Vũ khá mâu thuẫn với hình ảnh là chủ một thương hiệu đình đám trên thương trường.

Lối sống ẩn cư và kiệm lời trước báo giới của ông Phạm Nhật Vũ khá mâu thuẫn với hình ảnh là chủ một thương hiệu đình đám trên thương trường.

Mỗi lần xuất hiện là ‘tạo sóng’ thương trường


Cách đây 2 tháng, đài Tiếng nói nước Nga trích dẫn lời ông Aleksandr Saltanov, Phó chủ tịch Tập đoàn Rusal (Nga) cho biết, tập đoàn này đã nhất trí với đối tác Việt Nam trong việc xây dựng tuyến đường sắt trị giá khoảng 1 tỷ USD từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuyến đường dài khoảng 180 km, phục vụ mục đích vận chuyển bauxite đến các cảng biển. Nguồn kinh phí từ phía Việt Nam sẽ do tập đoàn An Viên (AVG) thực hiện.
Ông Phạm Nhật Vũ - doanh nhân chuyên "tạo sóng" thương trường.
Ông Phạm Nhật Vũ - doanh nhân chuyên "tạo sóng" thương trường. 

Ông Phạm Nhật Vũ, người đầu tư nghìn tỷ vào Truyền hình An Viên, các dịch vụ viễn thông và mua bản quyền bóng đá V-league từ VFF trong 20 năm, từ năm 2008 đã bước đầu triển khai nghiên cứu dự án thăm dò bauxite tại khu vực Bình Phước.

Năm 2010, ông Vũ bất ngờ rót vốn đầu tư cho lĩnh vực “không liên quan” là truyền hình. Ông từng chia sẻ, đầu tư vào lĩnh vực này cần rất nhiều tiền. Dự tính riêng số vốn bỏ ra đầu tư cho 25 trạm phát sóng chính và 10 trạm kích hoạt phụ đã không dưới 25 triệu USD. Sau 6 năm nghiên cứu về thương mại truyền hình, người đứng đầu nhóm các nhà đầu tư cũng đã xác định mức lỗ trong 5 năm đầu sẽ lên 2.500 - 3.000 tỷ đồng/năm. Và để thành công, An Viên phải phủ sóng cho khoảng 85 - 90% dân số cả nước.

Năm 2012, “nhờ” vụ kiện cáo kéo dài xoay quanh bản quyền bóng đá Việt Nam trong 20 năm, người ta càng thấy tài của ông Phạm Nhật Vũ khi dàn xếp ổn thỏa, thương hiệu AVG theo đó nổi như cồn trong làng truyền hình.

Kinh doanh trên nền tảng triết lý đạo Phật

Ông Phạm Nhật Vũ là người theo đạo Phật và tu tại gia. Triết lý trong đạo Phật mà ông tâm niệm có 5 chữ: Tín (có niềm tin, tôn trọng và giữ đúng lời hứa với người khác để có được sự tín nhiệm của mọi người); Tấn (tu hành rốt ráo, nâng cao kiến thức); Niệm (luôn luôn có ý nghĩ trong sáng); Định (không bị xáo trộn, luôn vững vàng); Tuệ (trí tuệ mẫn tiệp, quyết định sáng suốt). Trong đó chữ Tín luôn đứng ở đầu.

Mỗi ngày, dù bận đến mấy, ông Vũ cũng dành cho mình khoảng thời gian riêng để ngồi tịnh tâm một lúc, tay lần tràng hạt, thả hồn thanh thản.

Trả lời câu hỏi tại sao nhiều doanh nhân thờ chữ Nhẫn nhưng ông lại thờ chữ Tín, ông Vũ cho biết: “Chữ 'Tín' hiểu đơn giản là niềm tin. Trong khi làm việc, nếu anh không có chữ Tín anh không thể thành công được. Đã hứa thì phải giữ lời hứa, có thế mới giữ được sự tín nhiệm của người khác với mình. Và suốt từ năm 2000 đến bây giờ, khi tôi hiểu hơn nữa về Phật pháp, tôi luôn đặt chữ "Tín" lên hàng đầu".

Tiết kiệm lời hứa


Ông Vũ luôn tiết kiệm lời hứa với đối tác cũng như thuộc cấp. Ông từng chia sẻ với nhiều người thân cận, khi đã hứa, ông sẽ thực hiện. Do vậy ông thường cân nhắc rất kỹ trước khi hứa bất cứ điều gì, bởi không muốn mình là người thất hứa. Trên thực tế, ông Vũ đã nói là làm, gần như không thất hứa bao giờ.
Mỗi ngày, dù bận đến mấy, ông Vũ cũng dành cho mình khoảng thời gian riêng để ngồi tịnh tâm một lúc, tay lần tràng hạt, thả hồn thanh thản.
Mỗi ngày, dù bận đến mấy, ông Vũ cũng dành cho mình khoảng thời gian riêng để ngồi tịnh tâm một lúc, tay lần tràng hạt, thả hồn thanh thản. 

Đồng thời, ông cũng rất kiệm lời và cẩn trọng trong những phát ngôn của mình. Trở lại vụ tranh chấp giữa VFF và VPF trong năm 2011- 2012, đối lập với thái độ sốt sắng của bầu Kiên là sự điềm tĩnh của ông Vũ trong một thời gian dài.

Khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm, ông Vũ đã có bài viết gửi một số báo, trong đó có nội dung: “Kể từ khi anh Kiên nói và khởi động việc thành lập VPF, tôi đã quan sát, đã lắng nghe rất kỹ. Nhưng mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hiểu động cơ và tính mục đích của việc đòi xem lại hợp đồng mà VFF đã ký với AVG.

Chưa thấy mối liên quan nào giữa việc xây dựng và phát triển bóng đá (là một trong các mục tiêu của việc thành lập ra VPF) với việc đòi xem xét và lấy lại bản quyền của AVG”, ông Vũ viết.


Tháng 4/ 2012, bầu Kiên xác nhận việc lãnh đạo VPF rút đơn kiện gửi Bộ VH-TT-DL về vấn đề bản quyền bóng đá nội. “Cuộc chiến” bản quyền kéo dài và phức tạp được đích thân người châm ngòi tuyên bố khép lại sau gần nửa năm diễn biến căng thẳng.

Người con hiếu thảo, phật tử năng xây chùa


Từ thập niên 90 tới đầu những năm 2000, ông Phạm Nhật Vũ cùng anh trai Phạm Nhật Vượng làm ăn tại Liên Xô cũ, sau đó về nước kinh doanh bất động sản. Tháng 2/2000, ông Phạm Nhật Vũ đại diện gia đình có thư gửi phòng Giáo dục – Đào Tạo huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), bày tỏ mong muốn được đóng góp công của giúp đỡ quê hương, đặc biệt là học sinh nghèo.

Ngày 14/3/2007, tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), quê hương của anh em Vượng – Vũ, diễn ra lễ khởi công xây dựng trường Trung cấp dạy nghề Phạm Dương (vốn đầu tư 16 tỷ đồng), buổi chiều là lễ khánh thành trường Mầm mon xã Phù Lưu với kinh phí xây dựng 2,5 tỷ đồng.

Trong giới tăng lữ, ông Vũ còn được biết đến với vai trò là Cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Nhiều năm nay, ông là người âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.

Theo Zing
Bình luận
vtcnews.vn