(VTC News) - Trên đỉnh núi cao lưng chừng trời ở Hà Giang, em bé người Mông hơn 10 năm qua cõng khối u khổng lồ kỳ quái trên lưng, đi lại bằng tứ chi như ‘người vượn’ khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi xót xa.
Cháu Lúa chào đời năm 2006, cũng như 3 đứa con đã ra đời trước đó, bà Chủ sinh con tại nhà. Người đỡ đẻ cho bà không ai khác là đứa con gái thứ 3, năm đó nó mới 12 tuổi. Ở vùng thâm sơn cùng cốc này, bọn trẻ vẫn tin rằng, mẹ đẻ em bé ra từ nách. Bất đắc dĩ, đứa trẻ 12 tuổi phải trở thành bác sĩ đỡ đẻ.
Từ khi sinh ra, phía xương cụt cháu Lúa đã có một cái u to bằng quả trứng gà. Đến năm Lúa được 2 tuổi, cái u cứ thế lớn theo dần, ngày một to hơn.
Gia đình thấy vậy lo lắng lắm, cả gia sản có một con lợn to, một con bê nghé cũng đành bán đi hết. Gom góp hết số tiền bán lợn, bán bê được 2,4 triệu đồng, bà Chủ bế con xuống núi để khám bệnh.
Bản Giàng Trù A là một trong những bản nghèo nhất, nằm ở vị trí cao nhất và cũng thuộc loại khó khăn nhất của xã Du Già. Từ bản đi xuống đến trung tâm xã phải mất khoảng 9 km.
Trong đó, chỉ có khoảng 3 km từ trung tâm đi đến chân núi là đường bê tông, khoảng 4 km là đường đất, đá nhỏ khó đi, còn 2 km còn lại để lên đến cái bản nằm ở lưng chừng trời gần như là leo những con dốc dựng đứng, cao tít tắt. Ở trên đó, chỉ cần ngửa mặt lên người ta thấy trời còn gần hơn là đất.
Chẳng thế mà, từ bao đời nay, người dân trên bản đa phần toàn sinh đẻ tại nhà. Bởi có đau đẻ, nếu đi từ trên bản xuống trạm y tế xã chắc chắn sản phụ đẻ rơi dọc đường. Thế nên, những năm qua, các tỉnh miền núi phải đào tạo một đội ngũ y tế thôn bản để tránh tình trạng con đỡ đẻ cho mẹ như trường hợp bà Chủ.
Bồng con vượt núi xuống đến trạm xá, nhân viên y tế cho cháu uống thuốc rồi giới thiệu ra bệnh viện huyện. Bệnh viện huyện khám xong, điều trị 3 ngày lại giới thiệu ra Bệnh viện tỉnh. Cứ thế, người mẹ không nói nổi một câu tiếng Kinh bế con đi khắp các Bệnh viện ở Hà Giang.
Sau khi khám xong, các bác sĩ tiến hành chích u để lấy dịch. Bà Chủ còn nhớ như in, khi các bác sĩ rạch cái u ra thì bao nhiêu là mủ, cùng máu và nước trào ra ngoài.
Chứng kiến đứa con bé nhỏ đau đớn, bà Chủ thương lắm nhưng không biết làm thế nào để san bớt nỗi đau này. Trong lúc bác sĩ đang hút dịch, bé Lúa đau đến ngất lịm nên ca mổ phải dừng lại.
Sau lần ấy, cái u bị hút bỏ có xẹp xuống đôi chút nhưng sức khỏe của Lúa yếu đi hẳn, ăn cái gì cũng nôn hết ra ngoài. Bác sĩ bảo, nếu muốn khỏi hẳn thì phải xuống Hà Nội để phẫu thuật.
Nửa tháng nằm viện, số tiền bán lợn bán bê cũng đã sạch sành sanh. Nghe bác sĩ bảo xuống Hà Nội, bà Chủ cũng chẳng biết Hà Nội là ở đâu, chỉ biết rằng nó cách xa cái bản Giàng Trù A nhiều lắm. Và đi xuống đó chữa bệnh thì phải có nhiều tiền. Kể đến đây, người đàn bà đã ngoài 50 khóc như một đứa trẻ.
Sau lần phẫu thuật ở viện tỉnh, bà đưa Lúa về nhà phó mặc sự sống cái chết của con cho “Giàng” (ông trời).
Hết mùa nương này lại sang mùa ngô khác, đám trẻ cùng trang lứa trong làng đã lớn, chúng có thể tự chạy nhảy tung tăng trên những nương ngô. Tự leo những con dốc dựng đứng để đến cái lớp học xiêu vẹo, bé xíu ở trung tâm bản để học chữ. Còn Lúa, cơ thể cứ co quắt lại nhưng cái khối u thì ngày càng lớn dần lên.
Từ khi sinh ra, bé Lúa (người Mông) đã có cái u chỗ xương cụt. Càng lớn, khối u cũng lớn dần, mang một hình thù quái dị. Hơn 10 năm qua, bé Lúa phải cõng cái “cục thịt” khổng lồ trên mông.
Video: Em bé người vượn cõng khối u khổng lồ giữa thâm sơn cùng cốc
Trong căn nhà nhỏ xíu được ghép bằng ván, nằm ở đỉnh núi cao đến lưng trời thuộc dãy Ba Tiên, bà Vàng Thị Chủ (SN 1965, dân tộc Mông, ở thôn Giàng Trù A, xã Du Già, huyện Yên Minh, Hà Giang) mẹ của cháu Ly Thị Lúa (dân tộc Mông, SN 2006) khóc rưng rức khi kể về đứa con bất hạnh của gia đình mình.Cháu Lúa chào đời năm 2006, cũng như 3 đứa con đã ra đời trước đó, bà Chủ sinh con tại nhà. Người đỡ đẻ cho bà không ai khác là đứa con gái thứ 3, năm đó nó mới 12 tuổi. Ở vùng thâm sơn cùng cốc này, bọn trẻ vẫn tin rằng, mẹ đẻ em bé ra từ nách. Bất đắc dĩ, đứa trẻ 12 tuổi phải trở thành bác sĩ đỡ đẻ.
Từ khi sinh ra, phía xương cụt cháu Lúa đã có một cái u to bằng quả trứng gà. Đến năm Lúa được 2 tuổi, cái u cứ thế lớn theo dần, ngày một to hơn.
Từ khi sinh ra, cháu Lúa đã phải cõng trên mình khối u khổng lồ. |
Gia đình thấy vậy lo lắng lắm, cả gia sản có một con lợn to, một con bê nghé cũng đành bán đi hết. Gom góp hết số tiền bán lợn, bán bê được 2,4 triệu đồng, bà Chủ bế con xuống núi để khám bệnh.
Bản Giàng Trù A là một trong những bản nghèo nhất, nằm ở vị trí cao nhất và cũng thuộc loại khó khăn nhất của xã Du Già. Từ bản đi xuống đến trung tâm xã phải mất khoảng 9 km.
Chẳng thế mà, từ bao đời nay, người dân trên bản đa phần toàn sinh đẻ tại nhà. Bởi có đau đẻ, nếu đi từ trên bản xuống trạm y tế xã chắc chắn sản phụ đẻ rơi dọc đường. Thế nên, những năm qua, các tỉnh miền núi phải đào tạo một đội ngũ y tế thôn bản để tránh tình trạng con đỡ đẻ cho mẹ như trường hợp bà Chủ.
Bồng con vượt núi xuống đến trạm xá, nhân viên y tế cho cháu uống thuốc rồi giới thiệu ra bệnh viện huyện. Bệnh viện huyện khám xong, điều trị 3 ngày lại giới thiệu ra Bệnh viện tỉnh. Cứ thế, người mẹ không nói nổi một câu tiếng Kinh bế con đi khắp các Bệnh viện ở Hà Giang.
Sau khi khám xong, các bác sĩ tiến hành chích u để lấy dịch. Bà Chủ còn nhớ như in, khi các bác sĩ rạch cái u ra thì bao nhiêu là mủ, cùng máu và nước trào ra ngoài.
Chứng kiến đứa con bé nhỏ đau đớn, bà Chủ thương lắm nhưng không biết làm thế nào để san bớt nỗi đau này. Trong lúc bác sĩ đang hút dịch, bé Lúa đau đến ngất lịm nên ca mổ phải dừng lại.
Bà Chủ khóc rưng rức khi kể về những đau đớn mà cháu Lúa chịu đựng hơn 10 năm qua. |
Sau lần ấy, cái u bị hút bỏ có xẹp xuống đôi chút nhưng sức khỏe của Lúa yếu đi hẳn, ăn cái gì cũng nôn hết ra ngoài. Bác sĩ bảo, nếu muốn khỏi hẳn thì phải xuống Hà Nội để phẫu thuật.
Nửa tháng nằm viện, số tiền bán lợn bán bê cũng đã sạch sành sanh. Nghe bác sĩ bảo xuống Hà Nội, bà Chủ cũng chẳng biết Hà Nội là ở đâu, chỉ biết rằng nó cách xa cái bản Giàng Trù A nhiều lắm. Và đi xuống đó chữa bệnh thì phải có nhiều tiền. Kể đến đây, người đàn bà đã ngoài 50 khóc như một đứa trẻ.
Sau lần phẫu thuật ở viện tỉnh, bà đưa Lúa về nhà phó mặc sự sống cái chết của con cho “Giàng” (ông trời).
Hết mùa nương này lại sang mùa ngô khác, đám trẻ cùng trang lứa trong làng đã lớn, chúng có thể tự chạy nhảy tung tăng trên những nương ngô. Tự leo những con dốc dựng đứng để đến cái lớp học xiêu vẹo, bé xíu ở trung tâm bản để học chữ. Còn Lúa, cơ thể cứ co quắt lại nhưng cái khối u thì ngày càng lớn dần lên.
Video: Những người mắc bệnh 'quỷ ám' khủng khiếp ở Mường Chiềng
Bữa ăn chỉ có bột ngô và ớt dằm muối
Số phận quá nghiệt ngã với cháu khi người cha, trụ cột chính trong gia đình cũng đột ngột bỏ lại 2 mẹ con khi Lúa mới lên 8 tuổi. Ba người chị thì cũng đi lấy chồng xa, không có điều kiện về thăm gia đình. Hơn 10 năm qua, cháu Lúa phải cõng trên mình khối u quái ác kèm những tháng đói triền miên do gia đình thiếu lương thực.
Trong căn nhà trống huơ trống hoác, tài sản quý giá nhất của mẹ con Lúa là đống bắp ngô còn nguyên vỏ được đổ dưới đất giữa nhà. Cứ đến bữa, bà Chủ lại té ngô cho vào cái cối xay bằng đá chắc niên đại cũng đã gần trăm năm xay thành bột, nấu mèn mén ăn.
Khối u khiến chân Lúa teo lại, hơn 10 năm qua, chưa một lần cô bé được đến trường vì không dám bò xuống con dốc dựng đứng trước nhà. |
Ngó qua mâm cơm của 2 mẹ con, trên mâm chất khoảng chục cái bát to nhỏ cáu bẩn, lật chiếc vung nồi đậy trên mâm lên thì trong đống bát ấy chỉ có duy nhất 1 bát có đựng ớt ngâm muối, đấy là “đặc sản” duy nhất mà họ ăn trong mỗi bữa “cơm”.
Từ ngày chồng mất, một mình bà Chủ vừa chăm cháu Lúa vừa phải lo việc nuôi trồng. Cứ đến mùa ráp hạt (từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) là mẹ con lâm vào cảnh thiếu ăn.
Nhìn bữa cơm không có chút thịt mỡ, hỏi bà có bao giờ đi chợ không? Bà Chủ chẳng nhớ lần cuối đi chợ là khi nào, vì chẳng có tiền mà đi, đường thì xa xôi khó khăn như vậy.
Hơn nữa, cháu Lúa cũng không thể ở nhà một mình, ngoài bà Chủ, Lúa chẳng chịu theo ai cả. Cái khối u to đùng trên lưng Lúa khiến cháu bị mất tự chủ việc đi vệ sinh. Vì thế, ngoài cái váy xoè mẹ quấn cho, Lúa chẳng mặc thêm thứ gì.
Hỏi cháu khối u có đau không? Lúa nói: “Chi Moó” (không đau). Nhưng khi ấn mạnh vào, mặt cháu nhăn lại kêu “Móo” (đau). |
Trong lúc chúng tôi trò chuyện với bà Chủ, Lúa ngây ngô ngồi ở đầu hiên nhà, đôi mắt nhìn xa xăm xuống ngôi trường trung tâm bản.
Có lẽ cháu chẳng thể hiểu được câu chuyện mà người lớn đang nói vì không biết tiếng Kinh. Từ bé cháu cũng chẳng được xuống đến ngôi trường vì không thể bò xuống con dốc dựng đứng trước nhà.
Bán kính sinh hoạt của Lúa chỉ từ trong nhà ra đến nguồn nước phía sau. Cái hiên cửa Lúa ngồi mòn đến mức bóng đen cả gỗ.
Nhìn đứa con khổ sở cõng cái khối u trên người hơn 10 năm qua, nước mắt bà Chủ cứ dòng ngắn dòng dài. Bà muốn đưa con đi bệnh viện nhưng sợ vì không có tiền. Thương con, bà chỉ biết bớt phần ăn để nhường cho cháu, nhưng ăn bao nhiêu, cái khối u của Lúa cứ to dần, căng lên như sắp vỡ ra.
Nếu không sớm được cắt bỏ, bà Chủ sợ một ngày cái khối u quái ác sẽ cướp đi mạng sống đứa con của mình.
Bình luận