Nhà ông Chương ở trong con ngõ sâu trên quả đồi thấp, trong khu dân cư nghèo ngoại ô TP. Thái Nguyên. Ông Chương năm nay 57 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, già nua của người có cuộc sống vất vả, lại mắc trọng bệnh.
Khi tôi đến, ông đang lúi húi dưới bếp nấu nướng. Ông pha trà mời khách, rồi ra quả đồi sau nhà gọi vợ về. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tình. Căn nhà nhỏ, chỉ có hai vợ chồng sinh sống. Con cái trưởng thành, lấy vợ lấy chồng ở riêng cả.
Nhắc lại chuyện cũ, bà Tình bảo: “Lương y Nguyễn Quý Thanh đúng là Bồ Tát. Cô ấy là người sinh ra chồng tôi lần thứ 2”.
Theo lời bà Tình, trưa hôm đó, ông Chương kêu mệt, rồi lên giường nằm. Một mình bà ra đồng. Lát sau, thấy con gái chạy ra gọi bà về. Về nhà, thấy bà hàng xóm đang đánh gió bằng đậu Lào cho chồng bà. 4 giờ chiều ông Chương càng mệt hơn. Bà định đưa chồng đi viện, nhưng bà hàng xóm bảo, nếu đã đánh gió bằng đậu Lào, mà đưa ra ngoài, là chết ngay, nên lại chần chừ.
Video: Hàng trăm bệnh nhân cảm ơn lương y Nguyễn Quý Thanh vì chữa khỏi tai biến
Đêm ấy, ông Chương càng mệt hơn, ngủ li bì. Đến 5 giờ sáng, thấy sức khỏe ông Chương kiệt quệ, bà Tình quyết định đưa ông đi viện. 7g30 thì ông Chương vào Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Bác sĩ đo huyết áp, bảo quá cao.
Lúc đó, cơ thể co giật, tay chân co quắp, miệng phì ra bọt. Bác sĩ chiếu chụp xong, thì thông báo bị tai biến nặng lắm, máu đầy trong não. Bác sĩ bảo: “90% là chết. Ý chị thế nào?”. Bà Tình khóc lóc: “Mong bác sĩ cứu cho, dù tôi có phải bán nhà bán cửa”.
Lát sau, một bác sĩ khác lại ra bảo: “Đứt hết mạch máu não rồi, cứu sao được nữa”. Khi đó, bác sĩ chèn miếng nhựa vào miệng, nhưng ông Chương cắn nát, máu trào ra đầy miệng, mũi, tai. Bác sĩ ở Bệnh viện Thái Nguyên điện thoại xuống Bệnh viện Việt Đức, rồi thông báo: “Còn ít hy vọng lắm. Xuống Việt Đức mổ thì mất khoảng 150 triệu, nhưng chỉ có 1% hy vọng sống”.
Bàn đi tính lại, mọi người nhận thấy, nếu ông Chương có 1% sống, thì cũng sống thực vật, nên quyết định đưa về, để ông được chết tại nhà. Bệnh viện cho một xe và bình ô xi, cùng 1 y tá đi theo để đưa ông Chương về. Đưa ông Chương về nhà, cô y tá và lái xe gửi lại 1 phong bì, coi như tiền phúng viếng.
Khoảng 1 giờ chiều, ông Chương vẫn thoi thóp thở, bụng chướng phình như cái trống. Hàm cứng đến nỗi cắn miếng nhựa mà không ai kéo ra nổi. Họ hàng đã kéo về đông đủ, hàng xóm sang ngồi kín sân. Rạp đã dựng. Người được phân công đi mua quan tài, người đi đặt kèn trống, mua vải liệm, khăn tang.
Ông thông gia bấm giờ, bảo 5 giờ chiều là giờ đẹp, sẽ rút ống thở để ông Chương đi nhẹ nhàng. Ông Học, người hàng sang, kéo bà Tình ra bảo: “Tôi biết cô Thanh chữa bệnh tai biến hay lắm, thử gọi xem được không”.
Con gái bà Tình liền gọi điện thoại. Khi đó, lương y Nguyễn Quý Thanh đang trên đường từ nhà máy bào chế thuốc dưới Thái Bình lên. Sau khi hỏi han tình hình, lương y Thanh yêu cầu dùng kim chọc vào 10 đầu ngón tay và 2 dái tai, rồi nặn ra một giọt máu tươi.
Mọi người chọc đủ 12 điểm, thì được 5 điểm nặn ra được máu. Chỉ cần nặn đầu ngón tay hoặc dái tai vẫn ra máu tươi, thì vẫn có cơ may cứu được, nên qua điện thoại, lương y Thanh yêu cầu mọi người không được rút ống thở.
Vừa đến Thái Nguyên, chị Thanh về thẳng nhà ông Chương. Vừa gặp, vợ ông Chương đã khóc tu tu: “Gia đình xác định anh ấy không qua được, nên đã chuẩn bị hậu sự hết rồi. Nhưng còn nước còn tát, chị xem có cách nào cứu chồng em với, còn cứu không được thì là số phận rồi”.
Lương y Thanh mang thuốc đến lúc 5 giờ chiều, nhưng miệng ông Chương đã cứng lại, không cạy ra được để đổ thuốc. Chị vời một thanh niên cao to, bấm vào huyệt cự cốt ở cổ, thì miệng há ra. Chị pha 1 thìa canh thuốc cao đặc với 1 thìa nước, rồi đổ vào miệng ông Chương.
Đổ thuốc xong, chị Thanh dặn mọi người, cứ 2 tiếng thì đổ thuốc một lần, đến 5 giờ sáng mà còn sống thì gọi chị để thông báo kết quả. 7 giờ tối đổ thuốc, rồi 9 giờ tối lại thêm một thìa nữa vào miệng ông Chương.
Lúc chiều, mắt ông Chương trợn ngược, nhưng lúc 9 giờ đêm thì mắt nhắm lại, tay cử động được, không co quắp nữa. 11 giờ đêm thì ông tự nhấc tay đặt lên bụng. 1 giờ sáng thì co được chân.
Đến 4h30 phút sáng thì ông mở mắt nhìn lên mái nhà. 5 giờ sáng, bỗng nhiên ông Chương bật dậy, ngồi chồm hỗm trên giường, mặt mũi ngáo ngơ. Nhiều người sợ quá, tưởng ma nhập xác liền bỏ chạy. Ông Chương kêu: “Đói quá, có gì cho tôi ăn không?”.
Trong nhà không có gì, tìm mãi thấy gói cháo dinh dưỡng của cháu nội. Nấu bát cháo, mang lên, còn nóng giãy, chẳng kịp chờ nguội, ông Chương đưa lên miệng húp một hơi hết sạch, rồi lại đòi ăn tiếp. Còn mỗi gói cháo nữa, mọi người nấu tiếp cho ông ăn.
Đúng lúc đó, con gái gọi điện cho chị Thanh thông báo kết quả và bảo ông Chương đang giãy đạp đòi đi lại. Chị Thanh bảo mọi người phải trói lại, bởi đang tai biến, nếu đi lại, dẫm chân xuống đất sẽ dễ bị “đoạn căn”, không thể cứu được nữa.
Lúc đó, mọi người đồn ầm lên rằng, tổ tiên thương xót, cho ông Chương tỉnh lại ăn no rồi mới chết, để không thành con ma đói. Ai cũng tin rằng, sau thời khắc tỉnh táo thì sẽ chết. Chồng ăn hai gói cháo không đủ no, nên sáng sớm, bà Tình ra chợ mua đồ ăn.
Lúc 5h30 sáng, ra chợ, mua miếng thịt, mọi người cứ hỏi “Ông ấy đi rồi hả? Mua thịt về cúng hả?”. Sáng hôm đó, ông Chương ăn thịt, nhai cơm ngon lành. Ăn xong, thì lại lăn ra nằm liệt, bất tỉnh. Ông Chương sống thực vật trên giường. Bà Tình và con cái phải bón cho ăn, thay rửa ngay trên giường.
Vài hôm sau, lương y Thanh gọi điện, bà Tình khóc lóc: “Chồng em liệt rồi chị ạ. Sống như thế này thì chẳng bằng chết. Anh ấy bất động rồi, tay chân lủng lẳng như thừa”. Chị Thanh bảo tiếp tục cho uống thuốc, đảm bảo sẽ có hiệu quả.
Uống thuốc đều đặn, 20 ngày sau, ông Chương chuyển biến tốt hẳn. Vợ con xốc nách dựng dậy, dìu ông tập đi. Khi đó, dù hai chân và tay run run và yếu nhưng vẫn đứng được một lát.
24 ngày sau, kể từ hôm bị tai biến, bỗng dưng ông Chương ngồi dậy, lững thững đi ra nhà vệ sinh đại tiện, khiến cả nhà ngỡ ngàng.
24 ngày sau, kể từ hôm bị tai biến, bỗng dưng ông Chương ngồi dậy, lững thững đi ra nhà vệ sinh đại tiện, khiến cả nhà ngỡ ngàng.
Mấy hôm sau nữa, lương y Thanh lên nhà ông Chương kiểm tra, thấy ông đi vo gạo nấu cơm, nhưng không đổ nước, biết là trí tuệ chưa hồi phục hoàn toàn, nên thuyết phục bà Tình tiếp tục cho ông uống thuốc. Thêm một tháng uống thuốc nữa, thì não hồi phục tương đối.
Uống khoảng 5 tháng, thì thể lực đã trở lại bình thường, trí não hoàn toàn sáng suốt. Ông Chương đã ra đồng cày cuốc như mọi người, không có dấu hiệu gì của tai biến. Điều kỳ lạ nữa, là khi uống thuốc An cung của lương y Nguyễn Quý Thanh, mấy chục khối u da mọc rải rác khắp người ông như những quả sung cứ tự dưng vỡ ra, toàn mủ trắng.
Ông Chương vén áo, quần cho tôi xem nhiều vết lõm ở bề mặt da, dấu vết của những khối u đã bị vỡ. Sau vụ cứu ông Chương từ cõi chết trở về, có đến gần chục người quanh xóm của ông bị tai biến được lương y Nguyễn Quý Thanh cứu mạng kịp thời...
Lương y Nguyễn Quý Thanh, giám đốc Trung tâm y học cổ truyền Việt Thanh, là người thừa kế bài thuốc An cung trị tai biến của Thái y Nguyễn Quý Thành, ông tổ đời thứ 7 của chị.
Bài thuốc được cụ Nguyễn Thuần, cụ tổ 10 đời trước, sử dụng để cứu Tổng trấn Bắc Kinh và hoàng hậu, nên được giữ lại trong triều. Chết, được phong Cố Thái y, ban chữ Quý.
Cụ Nguyễn Quý Thuần sinh ra Thái y Nguyễn Quý Khuê. Cụ Khuê đã dùng bài thuốc An cung cứu Thái tử.
Cụ Khuê sinh được hai thầy lang nổi tiếng, là Nguyễn Quý Thành và Nguyễn Quý Sáu. Cụ Thành là Thái y triều Lê và cụ Sáu là Trưởng nội y. Cụ Sáu lập ra chi ở Đông Anh, làm thuốc rất nổi tiếng. Cụ Thành lập ra chi ở Bắc Giang. Tuy nhiên, con cháu cụ Thành chỉ lác đác có người làm thuốc, không có ai nổi bật.
Lương y Nguyễn Quý Thanh sinh năm 1956, ở làng Mai Đình, nơi ông tổ Quý Thành 7 đời trước về sinh cư, đã khôi phục lại bài thuốc trị tai biến mạch máu não, tắc mạch máu, hoại tử tứ chi do tắc mạch, cứu sống và cứu thoát khỏi cảnh sống thực vật cho cả ngàn người trên khắp cả nước.
Một số trường hợp tiêu biểu:
+ Lý Văn Ba, sinh viên năm thứ 2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên, quê ở Phủ Thông (Bắc Kạn), đi xe máy lao vào cột điện, chấn thương sọ não. Nằm ở Bệnh viện Thái Nguyên một thời gian, thì bệnh viện chuyển xuống Việt Đức để mổ não. Tuy nhiên, gia đình còn chần chừ, vì không có tiền. Thấy nhà Ba nghèo quá, nên chị tặng chai thuốc An cung trúc hoàn. Ba uống thuốc đều, không phải mổ nữa, và thời gian ngắn sau thì nhập học bình thường.
+ Ông Lý Quý Sông, cán bộ Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên, xóm Gò Cao (Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên), bị huyết áp cao, đi xe đạp, ngã gãy xương khớp háng. Đi viện điều trị mãi, rồi bệnh viện trả về. Một chân của ông Sông đã hoại tử, sưng gấp đôi, nhiều chỗ đen sì, rỉ nước màu vàng.
Chị Thanh cho uống thuốc, ngày đầu tiên ông Sông đã thấy dễ chịu. 7 ngày sau thì nói chuyện được. 1 tháng sau ngồi dậy được và 3 tháng sau thì tập đi và trở lại cuộc sống bình thường.
+ Ông Nguyễn Văn Dần, Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng Thái Nguyên, là anh trai một vị lãnh đạo cấp cao của Sở Y tế Thái Nguyên bị tai biến rất nặng. Điều trị ở Việt Đức 1 tuần, thì gia đình gọi chị Thanh báo anh Dần quá yếu, tiểu tiện cả ra máu tươi, liệt nửa người.
Chị Thanh bảo khi nào bệnh viện chào thua, thì đưa anh Dần về. Không còn cách nào khác, gia đình đưa anh Dần về nhà. Lúc chị Thanh đến nhà, người đàn ông to béo khi xưa chỉ còn 30kg. Uống thuốc An cung trúc hoàn, ông Dần đi tiểu vẫn ra máu, nhưng máu ít dần, chỉ hơi có chút màu hồng.
Thời gian sau thì nước tiểu không lẫn máu. Vài ngày sau thì ngồi dậy, rồi tập đi. Giờ thì ông Dần khỏe hơn cả hồi chưa bị tai biến, vì uống thuốc rất đều đặn.
+ Ông Trịnh Thúc Nghi, 68 tuổi, số nhà 27, ngõ 101, Thanh Nhàn, Hà Nội, chuyên viên cao cấp thuộc Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam, bị tai biến tới 4 lần, huyết áp rất cao. Con trai ông là Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng, đã đưa bố sang Mỹ để mổ.
Các bác sĩ đã tiến hành mổ, nhưng khâu lại, vì các mạch máu bị đông. Chị Thanh cho uống An cung trúc hoàn. Uống thuốc đều đặn, 2 tháng sau ông Nghi đi lại dễ dàng, giọng nói được cải thiện rõ, chứ không méo mó như trước nữa.
Giờ ông đi lại, ăn ngủ bình thường, minh mẫn hơn xưa.
Sau 20 năm nghiên chữa bệnh, lương y Nguyễn Quý Thanh đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh tai biến, hoại tử các chi bằng bài thuốc An cung thiên hoàn.
Sở Y tế Thái Nguyên đã cấp phép cho lưu hành bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý. Hiện, lương y Nguyễn Quý Thanh đang hoàn thiện hồ sơ, để Bộ Y tế cấp phép lưu hành rộng rãi toàn quốc, đưa vào hiệu thuốc, bệnh viện, để cứu được nhiều người hơn.
Lương y Nguyễn Quý Thanh đã sản xuất hàng loạt dưới dạng thuốc gia truyền, nhằm giảm giá thành, để nhiều người tiếp cận được thuốc.
Theo lương y Nguyễn Quý Thanh, mỗi viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn của Đồng Nhân Đường (Trung Quốc) giá 3 triệu đồng, nhưng lọ cao thuốc có hàm lượng hoạt chất tương đương 7-10 viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn, chỉ có giá 2 triệu đồng. Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan cùng lương y Quý Thanh đưa công nghệ hiện đại vào chiết xuất, sản xuất số lượng lớn, nên giá thành giảm thêm rất nhiều, chỉ còn 1,5 triệu đồng/lọ, dùng từ 7 đến 10 ngày cho điều trị và dùng 20 ngày đến 1 tháng cho người có nguy cơ tai biến cao để phòng bệnh.
Độc giả liên hệ số điện thoại sau để được tư vấn: 0915.330535 - 0979.184263
Bình luận