(VTC News) – Xung quanh nghi vấn đường Trường Chinh bị nắn cong để né nhà quan chức, một số cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội đã lên tiếng về sự việc này.
Chiều 8/4, sau hàng loạt chất vấn của báo chí về việc đường Trường Chinh bị nắn thẳng thành cong tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội cho biết con đường này không thẳng mà có sự “dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”.
Đoạn cong này cũng được chỉ rõ nằm trong trong khoảng 800m khi đi qua khu đất của Quân chủng Phòng không không quân (đoạn từ Hồ Hố Mẻ đến Cống chéo sông Lừ).
Ngay sau buổi họp báo, hầu hết các tờ báo trong nước đều thông tin về phát biểu của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về “đường cong mềm mại” của đường Trường Chinh.
Bên cạnh đó, một số cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội có đất tại tuyến đường này cũng đã lên tiếng thể hiện quan điểm.
Đại tá khóc hằng đêm vì con đường "cong mềm mại"
Ngày 9/4, PV Người đưa tin đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Tâm Trinh (tổ trưởng tổ 40, phường Khương Thượng - người có nhà nằm trong diện bị thu hồi để giải phóng mặt bằng) về “đường cong mềm mại” của đường Trường Chinh hiện nay.
Vẻ mặt trầm lặng, đôi mắt sáng nhưng chất chứa u sầu, vừa rót nước mời PV, ông Trinh vừa kể: “Tôi là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia bộ đội từ trước năm 1945, trải qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cả chiến tranh biên giới”.
Ông cho biết, năm 1987 ông được nhà nước cấp cho ngôi nhà số 10 ngõ 150 Trường Chinh để ở. Sau đó, ông đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính để mua căn nhà theo quy định của nhà nước và làm đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thời điểm ông nhận nhà, Tư lệnh Phòng không – Trung tướng Trần Nhẫn có nói “nhà nước giao đất cho bác, bác được ở đây ổn định, lâu dài, an cư lạc nghiệp. Nếu có mở đường thì sẽ mở về phía nam, đất của quân chủng, không lấy đất của cán bộ, bộ đội bên này”.
Ông Trinh ngậm ngùi: “Hơn 27 năm gắn bó với ngôi nhà, ngoài nơi sinh sống thì nó đã “hóa tâm hồn”, là nơi lưu giữ bao nhiêu kỷ niệm. Gần 90 tuổi, cứ nghĩ sẽ được tận hưởng những ngày còn lại trong ngôi nhà thân yêu, vậy mà giờ đây sẽ chẳng biết sẽ phải đi về đâu”.
Nói về “đường cong mềm mại” mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội gọi cho đường Trường Chinh, người lính già búc xúc: “Mềm mại? Đường đang thẳng mà bẻ quặt vào 15m là mềm mại? Dân bức xúc vì cái mềm mại đó lắm. Con đường đang thẳng lại bẻ cong, Sở còn nói vì dân, và để tiết kiệm chi phí là không đúng.
Tôi rất bức xúc và thấy thật không công bằng, cứ nghĩ đến việc họ bẻ cong con đường một cách trắng trợn tôi lại khóc, khóc vì uất quá. Mấy chục năm trong quân ngũ, chiến đấu ở các chiến trường, kinh qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, đứng trước kẻ thù chưa bao giờ tôi run sợ, vậy mà nay lại phải rơi nước mắt vì sự bất công”.
Mong gặp thanh tra để nói hết nghi án nắn đường
Trả lời TPO, Thiếu tướng Mai Văn Cương- người đã ký văn bản 193 (ngày 13/4/2000) nêu ý kiến về hướng tuyến và chỉ giới đường đỏ đường Trường Chinh mở rộng cho biết, ông mong muốn gặp cơ quan Thanh tra để nói hết, để trả lại hiện trường cho tuyến đường Trường Chinh.
“Tôi thấy việc giải thích của Hà Nội rất mâu thuẫn. Bởi trong khi dư luận cho rằng, đường Trường Chinh mở rộng bị uốn cong như cái ghi đông của xe đạp mà tại cuộc họp báo họ lại giải thích đường Trường Chinh không có uốn cong như thế mà chỉ cong mềm mại. Nếu thế tại sao chúng ta không xuống thực tế hiện trường để xem nó có cong thực sự hay không?”, Thiếu tướng Cương nói.
Theo Thiếu tướng Mai Văn Cương, việc quy hoạch đường Trường Chinh là một tuyến đường thẳng đã được thể hiện tại Quyết định số 108 Thủ tướng ký ban hành. Đây là con đường lịch sử trong hàng thế kỷ nó nối giữa hai cửa ô ngã Tư Vọng và ngã Tư Sở theo một đường thẳng tắp chứ có phải bây giờ nó mới có đâu.
“Thời điểm Kiến trúc sư trưởng thành phố xuống làm việc với Quân chủng Phòng không – Không quân có mở bản đồ ra thì tuyến đường này vẫn thẳng tắp. Giờ chẳng vì cái gì cả mà tại sao lại uốn con đường.
Tôi cũng mong được gặp cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra Hà Nội để nói hết. Và nếu Hà Nội không giải quyết được thì đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng để trả lại hiện trường cho tuyến đường Trường Chinh”, Thiếu tướng Mai Văn Cương đề nghị.
Anh hùng Phạm Tuân: Bản quy hoạch đã có từ hơn 10 năm nay
Trả lời báo chí về danh sách quan chức ở đoạn đường Trường Chinh được cho là bị bẻ cong để né xâm phạm những nhà này, trong đó có nhà của anh hùng Phạm Tuân, ông Phạm Tuân cho biết: “Cái gì cũng phải có nguồn gốc của nó. Quy hoạch, mở rộng đường Trường Chinh được UBND thành phố Hà Nội ký lâu rồi chứ không phải bây giờ đất đai nó căng thẳng mới nói nắn đường né nhà người nọ người kia. Nói thế là không đúng”.
“Sau chiến tranh, cán bộ, bộ đội được nhà nước quan tâm, giao cho đất hoặc cho nhà để giải quyết khó khăn sau chiến tranh. Bấy giờ trong thời gian cuối những năm 80 đầu những năm 90, cán bộ không phải ai cũng thích đất vì không có điều kiện xây nhà mà muốn cấp nhà để ở luôn.
Tôi ở bộ đội lâu nên lúc đó được quân chủng không quân phân cho đất ở đường Trường Chinh và bắt đầu ở đó từ năm 1990. Lúc đó, khu vực đó rất hoang vu, chưa có nhà ở, tôi là người ở đầu tiên xây nhà ở.
Cũng nằm trong những năm đầu 90 đó, có quy hoạch đường Trường Chinh. Quy hoạch là phạm vi của Bộ Quốc phòng và UBND thành phố Hà Nội và tôi khi đó đang là cán bộ quân chủng, không tham gia gì vấn đề này”, anh hùng Phạm Tuân cho biết.
“Lúc đó không phải kinh tế thị trường như bây giờ, cán bộ lúc đó đều ở sâu trong chứ không xô ra mặt đường để cạnh tranh. Nghĩa là kế hoạch quy hoạch đường Trường Chinh có từ cuối những năm 90 với nhiều phương án khác nhau tôi không biết cụ thể.
Bấy giờ không ai nghĩ nắn thẳng hay nắn cong. Đất bên kia là đất bên quân chủng không ai ở, đất bên này cục chính trị ở, chúng tôi ở một đầu, gọi chung là đất quốc phòng. Bên kia có hành lang rất rộng thì chắc đơn vị lên quy hoạch thấy là mở bên đó rộng hơn để khỏi phải giải tỏa sẽ hợp lý hơn. Cấp quân chủng cũng chỉ tham gia ý kiến vào quy hoạch trong phạm vi đất quốc phòng mà quân chủng được giao quản lý (từ Hố Mẻ đến cống Chéo).
Bây giờ, khi thi công thấy đường hơi cong nói là do nắn thì không phải. Nếu chúng tôi là cán bộ của UBND thành phố Hà Nội, là người ký quyết định đó thì mới bảo là nghi ngờ có sự điều chỉnh. Đây giữa quân chủng không quân, Bộ Quốc phòng với Hà Nội làm việc rõ ràng có văn bản, chúng tôi không tham gia, tác động.
Bản quy hoạch treo công khai ở phường nhiều năm nay chứ có phải giấu diếm gì đâu nhưng chẳng ai có ý kiến gì, bây giờ làm xong mới quay sang ý kiến là không hợp lý”, anh hùng Phạm Tuân nói.
“Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời”
Trả lời TPO, Thiếu tướng, Anh hùng quân đội Phạm Ngọc Lan (người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Việt Nam) cho biết, đường Trường Chinh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ là đường nội bộ nằm trong khu vực Quân chủng Phòng không – Không quân và Sân bay Bạch Mai.
Để tạo chỗ ổn định, quân chủng cấp đất cho các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp bên cạnh tuyến đường, đối diện cơ quan quân chủng. Sau hòa bình lập lại, quân đội mở rộng dần việc cấp đất cho dân sự, coi đây như một sự chia sẻ lợi ích.
Khi UBND TP Hà Nội có chủ trương mở rộng đường Trường Chinh, nhằm giữ ổn định đời sống cho tướng lĩnh, những người có đóng góp quan trọng nhất vào việc bảo vệ vùng trời của đất nước, quân chủng đề nghị UBND TP Hà Nội lấy vào phần đất của quân chủng, hạn chế lấy đất của nhà tướng lĩnh, sỹ quan.
Sau đó, vào năm 2007, Bộ Quốc phòng lại khẳng định điều này và thống nhất với UBND TP Hà Nội. “Khi biết Bộ Quốc phòng, quân chủng và Thành ủy, UBND TP Hà Nội quyết định như vậy, bản thân những người tham gia quân đội những ngày đầu rất cảm ơn vì được quan tâm”, Thiếu tướng Lan nói.
Về nghi vấn nắn đường vì tránh nhà quan chức, Thiếu tướng Lan bình luận: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức.
Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ”, Thiếu tướng Lan nói.
>>Xem thêm video đường Trường Chinh bẻ 'cong mềm mại':Chiều 8/4, sau hàng loạt chất vấn của báo chí về việc đường Trường Chinh bị nắn thẳng thành cong tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP Hà Nội cho biết con đường này không thẳng mà có sự “dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”.
Đoạn cong này cũng được chỉ rõ nằm trong trong khoảng 800m khi đi qua khu đất của Quân chủng Phòng không không quân (đoạn từ Hồ Hố Mẻ đến Cống chéo sông Lừ).
Ông Dương Đức Tuấn – Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội trả lời báo chí về đường cong của đường Trường Chinh |
Bên cạnh đó, một số cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội có đất tại tuyến đường này cũng đã lên tiếng thể hiện quan điểm.
Đại tá khóc hằng đêm vì con đường "cong mềm mại"
Ngày 9/4, PV Người đưa tin đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Tâm Trinh (tổ trưởng tổ 40, phường Khương Thượng - người có nhà nằm trong diện bị thu hồi để giải phóng mặt bằng) về “đường cong mềm mại” của đường Trường Chinh hiện nay.
'Cứ nghĩ đến thôi là tôi lại khóc, khóc vì quá bất công' - Đại tá Nguyễn Tâm Trinh, nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Rada – Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh Đức Thuận |
Ông cho biết, năm 1987 ông được nhà nước cấp cho ngôi nhà số 10 ngõ 150 Trường Chinh để ở. Sau đó, ông đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính để mua căn nhà theo quy định của nhà nước và làm đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thời điểm ông nhận nhà, Tư lệnh Phòng không – Trung tướng Trần Nhẫn có nói “nhà nước giao đất cho bác, bác được ở đây ổn định, lâu dài, an cư lạc nghiệp. Nếu có mở đường thì sẽ mở về phía nam, đất của quân chủng, không lấy đất của cán bộ, bộ đội bên này”.
Ông Trinh ngậm ngùi: “Hơn 27 năm gắn bó với ngôi nhà, ngoài nơi sinh sống thì nó đã “hóa tâm hồn”, là nơi lưu giữ bao nhiêu kỷ niệm. Gần 90 tuổi, cứ nghĩ sẽ được tận hưởng những ngày còn lại trong ngôi nhà thân yêu, vậy mà giờ đây sẽ chẳng biết sẽ phải đi về đâu”.
Nói về “đường cong mềm mại” mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội gọi cho đường Trường Chinh, người lính già búc xúc: “Mềm mại? Đường đang thẳng mà bẻ quặt vào 15m là mềm mại? Dân bức xúc vì cái mềm mại đó lắm. Con đường đang thẳng lại bẻ cong, Sở còn nói vì dân, và để tiết kiệm chi phí là không đúng.
Tôi rất bức xúc và thấy thật không công bằng, cứ nghĩ đến việc họ bẻ cong con đường một cách trắng trợn tôi lại khóc, khóc vì uất quá. Mấy chục năm trong quân ngũ, chiến đấu ở các chiến trường, kinh qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, đứng trước kẻ thù chưa bao giờ tôi run sợ, vậy mà nay lại phải rơi nước mắt vì sự bất công”.
Mong gặp thanh tra để nói hết nghi án nắn đường
Trả lời TPO, Thiếu tướng Mai Văn Cương- người đã ký văn bản 193 (ngày 13/4/2000) nêu ý kiến về hướng tuyến và chỉ giới đường đỏ đường Trường Chinh mở rộng cho biết, ông mong muốn gặp cơ quan Thanh tra để nói hết, để trả lại hiện trường cho tuyến đường Trường Chinh.
“Tôi thấy việc giải thích của Hà Nội rất mâu thuẫn. Bởi trong khi dư luận cho rằng, đường Trường Chinh mở rộng bị uốn cong như cái ghi đông của xe đạp mà tại cuộc họp báo họ lại giải thích đường Trường Chinh không có uốn cong như thế mà chỉ cong mềm mại. Nếu thế tại sao chúng ta không xuống thực tế hiện trường để xem nó có cong thực sự hay không?”, Thiếu tướng Cương nói.
Thiếu tướng Mai Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Tú |
“Thời điểm Kiến trúc sư trưởng thành phố xuống làm việc với Quân chủng Phòng không – Không quân có mở bản đồ ra thì tuyến đường này vẫn thẳng tắp. Giờ chẳng vì cái gì cả mà tại sao lại uốn con đường.
Tôi cũng mong được gặp cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra Hà Nội để nói hết. Và nếu Hà Nội không giải quyết được thì đề nghị Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng để trả lại hiện trường cho tuyến đường Trường Chinh”, Thiếu tướng Mai Văn Cương đề nghị.
Anh hùng Phạm Tuân: Bản quy hoạch đã có từ hơn 10 năm nay
Trả lời báo chí về danh sách quan chức ở đoạn đường Trường Chinh được cho là bị bẻ cong để né xâm phạm những nhà này, trong đó có nhà của anh hùng Phạm Tuân, ông Phạm Tuân cho biết: “Cái gì cũng phải có nguồn gốc của nó. Quy hoạch, mở rộng đường Trường Chinh được UBND thành phố Hà Nội ký lâu rồi chứ không phải bây giờ đất đai nó căng thẳng mới nói nắn đường né nhà người nọ người kia. Nói thế là không đúng”.
Anh hùng Phạm Tuân. |
Tôi ở bộ đội lâu nên lúc đó được quân chủng không quân phân cho đất ở đường Trường Chinh và bắt đầu ở đó từ năm 1990. Lúc đó, khu vực đó rất hoang vu, chưa có nhà ở, tôi là người ở đầu tiên xây nhà ở.
Cũng nằm trong những năm đầu 90 đó, có quy hoạch đường Trường Chinh. Quy hoạch là phạm vi của Bộ Quốc phòng và UBND thành phố Hà Nội và tôi khi đó đang là cán bộ quân chủng, không tham gia gì vấn đề này”, anh hùng Phạm Tuân cho biết.
“Lúc đó không phải kinh tế thị trường như bây giờ, cán bộ lúc đó đều ở sâu trong chứ không xô ra mặt đường để cạnh tranh. Nghĩa là kế hoạch quy hoạch đường Trường Chinh có từ cuối những năm 90 với nhiều phương án khác nhau tôi không biết cụ thể.
Bấy giờ không ai nghĩ nắn thẳng hay nắn cong. Đất bên kia là đất bên quân chủng không ai ở, đất bên này cục chính trị ở, chúng tôi ở một đầu, gọi chung là đất quốc phòng. Bên kia có hành lang rất rộng thì chắc đơn vị lên quy hoạch thấy là mở bên đó rộng hơn để khỏi phải giải tỏa sẽ hợp lý hơn. Cấp quân chủng cũng chỉ tham gia ý kiến vào quy hoạch trong phạm vi đất quốc phòng mà quân chủng được giao quản lý (từ Hố Mẻ đến cống Chéo).
Bây giờ, khi thi công thấy đường hơi cong nói là do nắn thì không phải. Nếu chúng tôi là cán bộ của UBND thành phố Hà Nội, là người ký quyết định đó thì mới bảo là nghi ngờ có sự điều chỉnh. Đây giữa quân chủng không quân, Bộ Quốc phòng với Hà Nội làm việc rõ ràng có văn bản, chúng tôi không tham gia, tác động.
Bản quy hoạch treo công khai ở phường nhiều năm nay chứ có phải giấu diếm gì đâu nhưng chẳng ai có ý kiến gì, bây giờ làm xong mới quay sang ý kiến là không hợp lý”, anh hùng Phạm Tuân nói.
“Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời”
Trả lời TPO, Thiếu tướng, Anh hùng quân đội Phạm Ngọc Lan (người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Việt Nam) cho biết, đường Trường Chinh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ là đường nội bộ nằm trong khu vực Quân chủng Phòng không – Không quân và Sân bay Bạch Mai.
Để tạo chỗ ổn định, quân chủng cấp đất cho các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp bên cạnh tuyến đường, đối diện cơ quan quân chủng. Sau hòa bình lập lại, quân đội mở rộng dần việc cấp đất cho dân sự, coi đây như một sự chia sẻ lợi ích.
Thiếu tướng, anh hùng Phạm Ngọc Lan. Ảnh: Ngọc Cương |
Sau đó, vào năm 2007, Bộ Quốc phòng lại khẳng định điều này và thống nhất với UBND TP Hà Nội. “Khi biết Bộ Quốc phòng, quân chủng và Thành ủy, UBND TP Hà Nội quyết định như vậy, bản thân những người tham gia quân đội những ngày đầu rất cảm ơn vì được quan tâm”, Thiếu tướng Lan nói.
Về nghi vấn nắn đường vì tránh nhà quan chức, Thiếu tướng Lan bình luận: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức.
Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ”, Thiếu tướng Lan nói.
» 'Đường Trường Chinh bẻ cong để mềm mại'
» Vì sao đường Trường Chinh không như Thủ tướng phê duyệt?
» 'Đường Trường Chinh thẳng tiết kiệm cả nghìn tỷ đồng'
Bá Vinh(tổng hợp)
Bình luận