(VTC News) – Dương Chí Dũng khai rằng số tiền mua nhà cho “bồ nhí” là tiền của vợ, lời khai này mâu thuẫn với lời khai tại cơ quan điều tra.
Hai căn nhà do bị cáo Dũng góp khoảng 10 tỷ để mua nhưng để tên “bồ nhí” vì “có ý định tặng chị Th”.
Nguồn gốc của số tiền này được ông Dũng lý giải rằng, tiền đó là của vợ (vốn là số tiền của bạn bè và vợ bị cáo góp chung để kinh doanh bất động sản). Thời điểm mua nhà, vị nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải giấu vợ con.
Với lời khai này, HĐXX đã công bố lời khai của bị cáo trước đó rằng số tiền dùng để mua nhà này là do bị cáo buôn bán mà có. Lời khai này mâu thuẫn với lời khai của bị cáo tại tòa hôm nay.
Phân trần về sự mâu thuẫn trong lời khai của mình, bị cáo Dương Chí Dũng nói: "Bị cáo tâm sự thật là chả lẽ lại nói với các anh ấy (các điều tra viên - PV) rằng lấy tiền của vợ đi mua nhà. Sự thật thì không thể giấu được. Tôi nói những điều đó ra mong HĐXX xem xét”.
Các bị cáo đối nhau 'chan chát'
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, HĐXX đã thực hiện phần xét hỏi đối với các bị cáo để làm rõ các tội danh “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do Viện Kiểm sát truy tố, trong đó tập trung làm rõ việc mua ụ nổi 83M về nước để trục lợi của các bị cáo.
Trả lời các câu hỏi của HĐXX về trách nhiệm của mình trong việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Dương Chí Dũng một mực khẳng định mình “không can thiệp vào việc của anh em” do mối quan hệ với Tổng giám đốc Vinalines thời điểm đó là Mai Văn Phúc không tốt.
Bị cáo Dũng thừa nhận mình biết thông tin ụ nổi 83M được sản xuất từ năm 1965 và đã cũ kỹ nhưng lý giải rằng “mua cái cũ rồi về sửa chữa vẫn có thể sử dụng được”.
Về trách nhiệm của mình, bị cáo Dũng cho rằng, để xảy ra chuyện này là do mình không sâu sát và không kiểm tra, đồng thời thừa nhận mình đã không hiểu lý do gì mà đối tác lại bán ụ nổi đó khi đó chỉ còn là “đống sắt vụn”.
Khi được chủ tọa hỏi về lý do tại sao không lai dắt thiết bị từ bên Nga về Việt Nam, bị cáo Dương Chí Dũng cho biết, nguyên nhân không lai dắt trực tiếp là do thời tiết xấu và mặt biển bị đóng băng ở nhiều điểm. Thêm nữa, việc 2 ụ nổi của Vinashin được lai dắt về Việt Nam trước đó đã bị chìm khiến HĐQT của Vinalines quyết định chọn phương án an toàn hơn nhưng cũng tốn kém hơn.
Trước câu hỏi của chủ tọa về việc Vinalines chọn phương án chở về bằng một phương tiện khác chứ không phải lai dắt do ụ nổi không còn khả năng hoạt động, bị cáo Dương Chí Dũng trả lời là không biết.
Bị cáo Dũng nói: “Tôi hơi quan liêu” khi không vào xem trực tiếp ụ nổi. Và theo bị cáo này, trong quá trình sửa chữa, chi phí phát sinh thêm 7 triệu USD nữa.
Trong phần trả lời của mình, bị cáo Mai Văn Phúc khai có ký các tờ trình liên quan đến việc khảo sát, mua ụ nổi lên Chủ tịch HĐQT song hoàn toàn trên cơ sở các cơ quan tham mưu. “Khi trình lên tôi đã có hàng chục chữ ký, trong đó có của anh Triều, người trực tiếp chịu trách nhiệm về dự án”- bị cáo này nói.
Tuy nhiên, Mai Văn Phúc cũng nhận chưa nhìn thấy bộ hồ sơ đầy đủ của ụ nổi, chỉ căn cứ vào báo cáo của bị cáo Triều. Đến khi bị bắt mới xác định được trách nhiệm của mình.
Ngược lại, bị cáo Trần Hữu Chiều cho biết không có ai chỉ đạo việc phải mua ụ nổi 83M. Song vị chủ tọa công bố lời khai của bị cáo này tại cơ quan điều tra: “Trước khi đi 1 tuần, Phúc chỉ đạo làm sao phải mua được ụ nổi này và mua qua AP. Tôi nói lại, ở Nga tình hình đang phức tạp, mua qua AP cho an toàn”.
Bị cáo Mai Văn Khang thì phủ nhận vai trò của mình, chỉ nhận là “phiên dịch” cho đoàn khảo sát.
Tuy nhiên, bị cáo Trần Hải Sơn đã tố lại: “Anh Khang là phó ban quản lý dự án, tham gia đoàn với tính chất là khảo sát mảng kỹ thuật chứ không phải là phiên dịch viên”.
Trần Hải Sơn khai nhận, đã nhận được chỉ đạo của Dũng và Phúc là cố gắng mua được ụ nổi về Việt Nam. Song không chỉ đạo nhất định phải mua với giá nào và qua AP. Các bị cáo còn lại khai chỉ làm theo chỉ đạo cấp trên.
Riêng 3 bị cáo là lãnh đạo, cán bộ của Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng thì đều xin được khai lại tại tòa, cho rằng tất cả mọi hành vi của mình đều đúng quy định của pháp luật khi cho thông quan ụ nổi 83M.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi đối với các bị cáo.
Nguyễn Dũng
Dương Chí Dũng lấy tiền đâu mua nhà cho 'bồ nhí'?
Trong phần thẩm vấn đối với bị cáo Dương Chí Dũng chiều 12/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã yêu cầu bị cáo này trả lời về khối tài sản của mình là 3 căn nhà, một ở phố Nguyên Hồng, một phố Láng Hạ và một ở tòa nhà Pacific (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bị cáo Dương Chí Dũng cho biết, căn nhà ở phố Nguyên Hồng là do hai vợ chồng bị cáo mua từ lâu của một cặp vợ chồng khác nhưng chưa sang tên đổi chủ.
Còn hai căn nhà ở phố Láng Hạ và tòa nhà Pacific, bị cáo đều góp tiền cùng bạn gái mình tên là Th. để mua và cùng đứng tên chị Th. Theo bị cáo này, căn nhà ở phố Láng Hạ để chị Th. sinh sống, còn căn hộ tại tòa nhà Pacific ở quận Hoàn Kiếm là để cho thuê.
Lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa có nhiều mâu thuẫn. Ảnh TTXVN. |
Nguồn gốc của số tiền này được ông Dũng lý giải rằng, tiền đó là của vợ (vốn là số tiền của bạn bè và vợ bị cáo góp chung để kinh doanh bất động sản). Thời điểm mua nhà, vị nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải giấu vợ con.
Với lời khai này, HĐXX đã công bố lời khai của bị cáo trước đó rằng số tiền dùng để mua nhà này là do bị cáo buôn bán mà có. Lời khai này mâu thuẫn với lời khai của bị cáo tại tòa hôm nay.
Phân trần về sự mâu thuẫn trong lời khai của mình, bị cáo Dương Chí Dũng nói: "Bị cáo tâm sự thật là chả lẽ lại nói với các anh ấy (các điều tra viên - PV) rằng lấy tiền của vợ đi mua nhà. Sự thật thì không thể giấu được. Tôi nói những điều đó ra mong HĐXX xem xét”.
Các bị cáo đối nhau 'chan chát'
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, HĐXX đã thực hiện phần xét hỏi đối với các bị cáo để làm rõ các tội danh “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do Viện Kiểm sát truy tố, trong đó tập trung làm rõ việc mua ụ nổi 83M về nước để trục lợi của các bị cáo.
Trả lời các câu hỏi của HĐXX về trách nhiệm của mình trong việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Dương Chí Dũng một mực khẳng định mình “không can thiệp vào việc của anh em” do mối quan hệ với Tổng giám đốc Vinalines thời điểm đó là Mai Văn Phúc không tốt.
Các bị cáo trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN |
Về trách nhiệm của mình, bị cáo Dũng cho rằng, để xảy ra chuyện này là do mình không sâu sát và không kiểm tra, đồng thời thừa nhận mình đã không hiểu lý do gì mà đối tác lại bán ụ nổi đó khi đó chỉ còn là “đống sắt vụn”.
Khi được chủ tọa hỏi về lý do tại sao không lai dắt thiết bị từ bên Nga về Việt Nam, bị cáo Dương Chí Dũng cho biết, nguyên nhân không lai dắt trực tiếp là do thời tiết xấu và mặt biển bị đóng băng ở nhiều điểm. Thêm nữa, việc 2 ụ nổi của Vinashin được lai dắt về Việt Nam trước đó đã bị chìm khiến HĐQT của Vinalines quyết định chọn phương án an toàn hơn nhưng cũng tốn kém hơn.
Trước câu hỏi của chủ tọa về việc Vinalines chọn phương án chở về bằng một phương tiện khác chứ không phải lai dắt do ụ nổi không còn khả năng hoạt động, bị cáo Dương Chí Dũng trả lời là không biết.
Bị cáo Dũng nói: “Tôi hơi quan liêu” khi không vào xem trực tiếp ụ nổi. Và theo bị cáo này, trong quá trình sửa chữa, chi phí phát sinh thêm 7 triệu USD nữa.
Trong phần trả lời của mình, bị cáo Mai Văn Phúc khai có ký các tờ trình liên quan đến việc khảo sát, mua ụ nổi lên Chủ tịch HĐQT song hoàn toàn trên cơ sở các cơ quan tham mưu. “Khi trình lên tôi đã có hàng chục chữ ký, trong đó có của anh Triều, người trực tiếp chịu trách nhiệm về dự án”- bị cáo này nói.
Tuy nhiên, Mai Văn Phúc cũng nhận chưa nhìn thấy bộ hồ sơ đầy đủ của ụ nổi, chỉ căn cứ vào báo cáo của bị cáo Triều. Đến khi bị bắt mới xác định được trách nhiệm của mình.
Ngược lại, bị cáo Trần Hữu Chiều cho biết không có ai chỉ đạo việc phải mua ụ nổi 83M. Song vị chủ tọa công bố lời khai của bị cáo này tại cơ quan điều tra: “Trước khi đi 1 tuần, Phúc chỉ đạo làm sao phải mua được ụ nổi này và mua qua AP. Tôi nói lại, ở Nga tình hình đang phức tạp, mua qua AP cho an toàn”.
Bị cáo Mai Văn Khang thì phủ nhận vai trò của mình, chỉ nhận là “phiên dịch” cho đoàn khảo sát.
Tuy nhiên, bị cáo Trần Hải Sơn đã tố lại: “Anh Khang là phó ban quản lý dự án, tham gia đoàn với tính chất là khảo sát mảng kỹ thuật chứ không phải là phiên dịch viên”.
Trần Hải Sơn khai nhận, đã nhận được chỉ đạo của Dũng và Phúc là cố gắng mua được ụ nổi về Việt Nam. Song không chỉ đạo nhất định phải mua với giá nào và qua AP. Các bị cáo còn lại khai chỉ làm theo chỉ đạo cấp trên.
Riêng 3 bị cáo là lãnh đạo, cán bộ của Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng thì đều xin được khai lại tại tòa, cho rằng tất cả mọi hành vi của mình đều đúng quy định của pháp luật khi cho thông quan ụ nổi 83M.
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi đối với các bị cáo.
Nguyễn Dũng
Bình luận