• Zalo

Đường bay vàng: Vì sao Cục Hàng không phản đối đến cùng?

Kinh tếThứ Tư, 27/08/2014 06:46:00 +07:00Google News

(VTC News) – Vì sao “đường bay vàng” có từ 2009 mà mãi cho đến nay Bộ trưởng Thăng phải “xắn tay vào cuộc” để khai thông.

(VTC News) – Vì sao “đường bay vàng” có từ 2009 mà mãi cho đến nay Bộ trưởng Thăng phải “xắn tay vào cuộc” để khai thông.

TS. Trần Đình Bá – Người đấu tranh không mệt mỏi cho đề xuất này - có bài viết phân tích về nguyên nhân này.

Ai cũng vanh vách công thức Pitago “bình phương… bằng tổng bình phương 2 cạnh”. Vậy nhưng, Hàng không Việt đang đứng trước bài toán hiệu quả kinh tế đường bay vì ngộ nhận giữa “định tính” và “định lượng”.

Một sự thật cay đắng là các cán bộ ở cục Hàng không Việt đang nhầm lẫn “chết người” vì một kiểu tư duy khoa học nặng về “định tính” mà không chịu tính toán về “định lượng”.

Bảo thủ

Cựu phi công Mai Trọng Tuấn, một người tâm huyết với Hàng không đã đưa ra sáng kiến đường bay thẳng Hà Nội - TP HCM (Đường bay Vàng) vào 2009 giúp rút ngắn 200km đường bay, tiết kiệm khoảng 15 phút bay.


Ngay sau đó, nhóm chuyên gia cao cấp của Vietnam Airlines tính ra con số chặng bay rút ngắn được 111km và 9 phút bay nếu sử dụng đường bay thẳng của cựu phi công Mai Trọng Tuấn.

Trong khi đó, con số tính toán hiệu quả kinh tế nếu áp dụng chặng bay thẳng này của Cục Hàng không là 50km và chỉ tiết kiệm được 2,5 phút bay.

Tất cả các cách tính trên đều theo phương pháp số học, bằng cách cộng các đoạn gấp khúc trên đường bay hình quả chuối rồi trừ đi đường thẳng nối 2 điểm Hà Nội - TP HCM để ra được các con số 200km, 111km  và 50km, để nói rằng đó là hiệu quả tiết kiệm.

Chính vì vậy, cả 2 cuộc hội thảo về “đường bay Vàng” theo chỉ đạo của Thủ tướng vào tháng 8/2009 và ngày 9/12/2009 đã hoàn toàn thất bại vì không đơn vị nào chịu nghe đơn vị nào và kết quả là sau đó Cục Hàng không Việt Nam đã  làm công văn đề nghị Thủ tướng ra quyết định “Ngừng nghiên cứu đường bay Vàng” vào giữa tháng 12/2009.

Nguyên nhân đề án không được ủng hộ là do 3 cách tính trên đều sai, không đưa ra được chính xác con số hiệu quả về kinh tế vì đó chỉ mới là “định tính” bằng hình học vì hiệu quả kinh tế đường bay còn phải phụ thuộc vào Véc tơ lực theo “hệ quả từ tích vô hướng” của đường đi đổi hướng nhiều lần.

Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất của các chuyên gia cục Hàng không khi không chịu lắng nghe mà vẫn bảo thủ với kết luận “bay vòng vẫn hiệu quả hơn bay thẳng”.

Mặc dù đã tìm mọi cách nắn chỉnh đường bay song đường bay “quả chuối” vẫn thành hình “quả chuối +con rắn” và đã “bức tử” hàng không nội địa trong thế bị bần cùng hóa, thua lỗ nặng nề, chậm chuyến, hủy chuyến, trục trặc kỹ thuật… do không còn tiền để mua sắm máy bay và duy tu vảo dưỡng.

Sai lầm chết người

Đưa chiếc máy bay từ A đến B theo cạnh huyền nhưng lại đi từ A đến C rồi về B theo hình tam giác vuông; Biết là đường đi giữa hai cạnh bao giờ cũng lớn hơn cạnh huyền, đo được chính xác số liệu nhưng thực tế công cơ học và thời gian đi sẽ khác xa giữa “định tính” là lâu hơn nhưng chính xác lâu hơn là bao nhiêu “định lượng” thì phải tính theo toán học cao cấp cho đường đi đổi hướng nhiều lần.

Hàng không nước ta thua lỗ nặng nề do sai lầm chết người này!   
       
Đưa một máy bay từ điểm A đến điểm B trên một quãng đường S với lực F chính là thực hiện Công cơ học.

Trên đường bay thẳng được xác định bởi tích vô hướng của véctơ lực và véctơ đường đi là A= .  ( A là công,  là véc-tơ lực không biến đổi trên quãng đường di chuyển, là véc-tơ quãng đường thẳng mà vật đã di chuyển, "." là nhân vô hướng).

Còn công trên đường bay vòng ,đường cong /hoặc lực biến thiên trên đường đi phải được tính theo tích phân đường: (A là công, C là đường cong mà vật đã đi, là véc-tơ lực, là véc-tơ vị trí).

Theo bảng quy tắc trên chuyển từ tích phân qua 5 dạng đường đi tổng quá thì đường bay HN- TPHCM có dạng hình Quả Chuối . Vì vậy, hiệu quả đường bay đó là Hq= b x100/ b+ 2xh3. Ở đây b=1140km, h3=208 vì vậy, hiệu quả đường bay là Hq= 1140x100/1140+ 2x208 = 73,2%.

Công lãng phí trên đường bay này là đoạn qua Đà Nẵng kéo vuông góc tới đường thẳng Hà Nội – TP HCM là 208 km. Như vậy, công lãng phí sẽ là 2 lần đoạn này là 416 km. Đây là bí quyết của “Phương pháp Trần Đình Bá” mà Cục Hàng không đến nay vẫn chưa thừa nhận.

Phương pháp tính này chính xác bằng “định lượng” nên khác xa con số 200 km, 111 km và 50 km của phi công Mai Trọng Tuấn, Vietnam Airlines và Cục Hàng không Việt Nam.  

Đường bay Hà Nội - TP HCM có tần suất cao nhất 100 chuyến ngày/đêm mà hiệu quả chỉ đạt 73,2% còn lãng phí tới 26,8%, thời gian bay lãng phí là 26 phút. Nếu đường bay được khai thác bằng tàu bay Boeing 777 thì tính trong 1 năm lãng phí rất lớn.

Tính toán trên tất cả các đường bay nội địa ở Việt Nam hầu hết là hình quả chuối, có hiệu quả trung bình 75%, lãng phí tới 25% (tức ¼) nên hàng không kinh doanh gặp khó, giá vé cao là đúng rồi.
            
Đổi mới đường bay, lối thoát duy nhất để cứu hàng không

Số phận của tất cả các hãng hàng không nội địa hiện nay, kể cả ông lớn Vietnam Airlines đang bị “trói” trên những đường bay “tối ưu hóa làm lợi 3.000 tỷ” do cục Hàng không Việt Nam vẽ ra.

Mọi doanh nghiệp muốn làm ăn có lãi phải tính được chính xác bài toán hiệu quả kinh tế giữa đầu vào, đầu ra… chi phí nhiên liệu nhân công, hao mòn thiết bị máy móc bằng “định lượng” chính xác từng giây từng phút, từng đồng hẳn hoi mà không phải là hời hợt theo kiểu “định tính”.

Ai cũng biết trong tam giác, cạnh huyền lúc nào cũng ngắn hơn…bằng công thức Pitago song đó chỉ là số liệu mang “định tính” về hình học mà không phải chính xác bằng “định lượng” vì liên quan về lực đẩy trong cơ học mới tính ra thời gian, năng lượng hao phí...

Đội ngũ chuyên gia kinh tế của cục Hàng không Việt Nam, của vụ Vận tải, chuyên viên kinh tế Vietnam Airlines và các hãng khác như Vietjet, Jetstar tính hiệu quả kinh tế đường bay bằng công thức Pitago, cộng các đoạn thẳng không cùng phương, hướng để so sánh với đường thẳng bằng toán tiểu học về thời gian, khoảng cách… nên đường bay thẳng Hà Nội – TP HCM, nhóm chuyên viên kinh tế Vietnam Airlines tính tiết kiệm được 9 phút.

Các chuyên gia Cục Hàng không Việt Nam tính được  tiết kiệm 2,5 phút nên cùng nhau rút ra kết luận là “bay vòng kinh tế hơn bay thẳng” do phải trả lệ phí bầu trời.


Sự thật, tính toán bằng cơ học, bằng toán học cao cấp thì đường bay đó lãng phí tới 28%, tức tính ra được 26 phút bay với máy bay có tốc độ nhanh nhất là Boeing 777.

Như vậy, tính bình quân đường bay này đang gây lãng phí tới 25% chí phí sản xuất. Riêng đường bay Hà Nội - Cần Thơ lãng phí tới 28,1%, đường bay Hà Nội - Phú Quốc lãng phí tới 38%.

Con số lãng phí hàng năm tính được trên 25.000 giờ bay, gần bằng với tuổi thọ sử dụng của một chiếc máy bay Airbus A330, thời giá hiện nay là 175 triệu USD.

Như vậy, mỗi năm hàng không “đốt” gần một chiếc máy bay trị giá 150 triệu USD, kèm theo đó là “đốt”  lãng phí trên 60.000 tấn nhiên liệu, phải trả 25.000 giờ bay cho phi công ngoại, chi phí cho phi công, tiếp viên, nhân viên bay… thì cục Hàng không đã “đốt trên trời” 300 triệu USD mỗi năm của tất cả các hãng hàng không.

Số liệu này đủ lý giải vì sao đường bay quốc tế có lãi trong khi đường bay nội thua lỗ nặng nề là vậy.

Nạn chậm, hủy chuyến hàng ngày đang hết sức nhức nhối.

Riêng chậm chuyến mỗi năm khoảng 1.000 giờ bay so với lãng phí đường bay tới 25.000 giờ thì gấp tới 25 lần. Đó là con số biết nói cho thấy được sự trì trệ do lãng phí tại ngành vận tải cao cấp đặc biệt này.

Hàng không Việt đang thực sự bị bần cùng hóa bởi quan điểm “bay vòng kinh tế hơn bay thẳng” mà Cục Hàng không đang “trói” các hãng hàng không trong cảnh “Gà què ăn quẫn cối xay”, tới mức thiếu nghiêm trọng phương tiện bay, thiếu phi công, máy bay già cỗi không có tiền để đi đại tu, bảo dưỡng.

Bài toán kinh tế quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp Hàng không và đã đến lúc các doanh nghiệp phải “tự cứu mình” bằng việc  phải hạch toán lại toàn bộ bài toán hiệu quả kinh tế đường bay.

TS. Trần Đình Bá
Bình luận
vtcnews.vn