Theo thông báo từ Cục Hàng không, trong đêm 3/9, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tiến hành thử nghiệm lần 2 đường bày thẳng từ Hà Nội đi TP.HCM trên mô hình giả lập.
Cũng như lần trước, mục đích của thử nghiệm là làm rõ xem đường bay thẳng Nội Bài - Tân Sơn Nhất qua không phận Lào và Campuchia tiết kiệm bao nhiêu thời gian, nhiên liệu so với tuyến hiện tại, vốn hoàn toàn trong không phận Việt Nam.
Ở lần bay này, tổ bay thiết lập các thông số thuận lợi hơn cho hành trình. Ví dụ, mực bay đoạn qua Lào được thiết lập tối ưu, thay vì ở mức thấp như phía Lào yêu cầu. Trước đó, lần thử nghiệm đầu đã làm theo đúng "đề bài" mà Cục Hàng không đưa ra, đoạn đi qua Lào chỉ giữ mực bay ở FL240 đến FL280 (7,3 đến 8,5km). Nguyên nhân là phía Lào không cho phép máy bay của Việt Nam cắt qua các đường bay khác sẵn có đang ở mực tối ưu.
Kết quả cho thấy, đường bay thẳng Bắc Nam qua không phận Lào, Campuchia có tổng chiều dài 1.190 km, thời gian bay 1h43 phút, nhiên liệu tiêu thụ là 4.140kg. Trong khi đó, đường bay thực tế Bắc Nam hiện nay có tổng chiều dài 1.276 km, tổng thời gian bay 1h48 phút, nhiên liệu tiêu thụ 4.330 kg.
Như vậy, so với thực tế, đường bay thẳng qua Lào, Campuchia, kể cả đã bay ở chế độ thuận lợi, tiết kiệm được 5 phút, 86km và 190 kg dầu.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia hàng không, việc tiết kiệm chỉ 5 phút bay và 190kg nhiên liệu không đáng kể, nếu so về chi phí quá cảnh qua không phận Lào, Campuchia. Hiện chi phí quản lý bay của hai nước này với dòng máy bay A321 là trên 13 triệu đồng (nếu bay trong không phận Việt Nam như đường bay hiện tại, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thu 3,5 đến 4 triệu đồng/chuyến).
Trước đó, theo phương pháp tính của mình, ông Trần Đình Bá cho rằng bay thẳng từ Bắc tới Nam sẽ tiết kiệm được 400km, còn theo ông Mai Trọng Tuấn, đường bay thẳng sẽ tiết kiệm được khoảng 140km và 8 - 10 phút về thời gian.
Cục Hàng không cho biết sẽ tiếp tục tổng hợp các lượt bay thử nghiệm của cả Vietjet và VNA trước khi có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải.
Đánh giá về kết quả chuyến bay thử nghiệm chỉ nhanh hơn được 5 phút so với đường bay hiện hữu, TS. Trần Đình Bá cho biết, kết quả này "không thể tin được!".
"Trước khi chuyến bay thử nghiệm diễn ra, tôi cũng đã được bên Cục hàng không mời lên bay thử nghiệm. Xong sau đó tôi đã chờ mãi không thấy có điện báo lại. Không rõ đến bao giờ Cục hàng không mới tổ chức bay thử nghiệm. Vì vậy, tôi không tin vào kết quả này", ông Bá nói.
Bên cạnh đó, ông Bá cũng cho rằng, đây là một cuộc thử nghiệm quy mô thu hút sự quan tâm của dư luận , vì vậy kiến nghị Cục hàng không Việt Nam tổ chức họp báo, công bố trước báo giới và trả lời những quan tâm của đọc giả một cách công khai.
"Số liệu không thể là 5 phút được! Các bước thử nghiệm không có quy trình, không có cơ sở khoa học để thẩm định sơ đồ tính, công thức tính", ông Bá nhấn mạnh.
Ngọc Vy(tổng hợp)
Cũng như lần trước, mục đích của thử nghiệm là làm rõ xem đường bay thẳng Nội Bài - Tân Sơn Nhất qua không phận Lào và Campuchia tiết kiệm bao nhiêu thời gian, nhiên liệu so với tuyến hiện tại, vốn hoàn toàn trong không phận Việt Nam.
Đường bay "vàng" chưa thực sự tiết kiệm như kỳ vọng. Ảnh: Thanh niên |
Kết quả cho thấy, đường bay thẳng Bắc Nam qua không phận Lào, Campuchia có tổng chiều dài 1.190 km, thời gian bay 1h43 phút, nhiên liệu tiêu thụ là 4.140kg. Trong khi đó, đường bay thực tế Bắc Nam hiện nay có tổng chiều dài 1.276 km, tổng thời gian bay 1h48 phút, nhiên liệu tiêu thụ 4.330 kg.
Như vậy, so với thực tế, đường bay thẳng qua Lào, Campuchia, kể cả đã bay ở chế độ thuận lợi, tiết kiệm được 5 phút, 86km và 190 kg dầu.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia hàng không, việc tiết kiệm chỉ 5 phút bay và 190kg nhiên liệu không đáng kể, nếu so về chi phí quá cảnh qua không phận Lào, Campuchia. Hiện chi phí quản lý bay của hai nước này với dòng máy bay A321 là trên 13 triệu đồng (nếu bay trong không phận Việt Nam như đường bay hiện tại, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thu 3,5 đến 4 triệu đồng/chuyến).
Trước đó, theo phương pháp tính của mình, ông Trần Đình Bá cho rằng bay thẳng từ Bắc tới Nam sẽ tiết kiệm được 400km, còn theo ông Mai Trọng Tuấn, đường bay thẳng sẽ tiết kiệm được khoảng 140km và 8 - 10 phút về thời gian.
Cục Hàng không cho biết sẽ tiếp tục tổng hợp các lượt bay thử nghiệm của cả Vietjet và VNA trước khi có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải.
Đánh giá về kết quả chuyến bay thử nghiệm chỉ nhanh hơn được 5 phút so với đường bay hiện hữu, TS. Trần Đình Bá cho biết, kết quả này "không thể tin được!".
"Trước khi chuyến bay thử nghiệm diễn ra, tôi cũng đã được bên Cục hàng không mời lên bay thử nghiệm. Xong sau đó tôi đã chờ mãi không thấy có điện báo lại. Không rõ đến bao giờ Cục hàng không mới tổ chức bay thử nghiệm. Vì vậy, tôi không tin vào kết quả này", ông Bá nói.
Bên cạnh đó, ông Bá cũng cho rằng, đây là một cuộc thử nghiệm quy mô thu hút sự quan tâm của dư luận , vì vậy kiến nghị Cục hàng không Việt Nam tổ chức họp báo, công bố trước báo giới và trả lời những quan tâm của đọc giả một cách công khai.
"Số liệu không thể là 5 phút được! Các bước thử nghiệm không có quy trình, không có cơ sở khoa học để thẩm định sơ đồ tính, công thức tính", ông Bá nhấn mạnh.
Ngọc Vy(tổng hợp)
Bình luận