• Zalo

'Đường bay vàng' bị quên vì 'cha chung không ai khóc'?

Kinh tếThứ Tư, 01/10/2014 11:36:00 +07:00Google News

(VTC News) - "Đường bay vàng" ngắn hơn đường bay hiện nay bình quân 105km, nếu mỗi ngày có 10 chuyến đi về HN-SG, thì mỗi năm đỡ được hơn 2,5 nghìn tấn xăng".

(VTC News) - "Đường bay vàng" ngắn hơn đường bay hiện nay bình quân 105km, nếu mỗi ngày có 10 chuyến đi về HN-SG, thì mỗi năm đỡ được hơn 2,5 nghìn tấn xăng".

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM HASCON - Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học vừa gửi báo điện tử VTC News.

Tại sao không thử nghiệm từ TP.HCM ra Hà Nội?


Theo ông Phúc, kết quả bay thử nghiệm vừa qua của Cục Hàng không từ Hà Nội - TP.HCM với kết quả rút ngắn được 85km và 190 Kg nhiên liệu là hoàn toàn phù hợp với các tính toán khoa học.

đường bay vàng, hàng không, Cục hàng không, Trần Đình Bá, Nguyễn Bách Phúc
 

Tuy nhiên, điều quan trọng là Cục Hàng không chỉ bay thử từ Hà Nội vào TP.HCM, mà không bay thử chặng từ TP.HCM ra Hà Nội.


Ông Phúc cho hay, đường bay từ TP.HCM ra Hà Nội hiện nay dài hơn đường bay Hà Nội vào TP.HCM là 40km. Lý do là hướng cất cánh của máy bay ở Tân Sơn Nhất là từ Đông sang Tây, sau khi cất cánh, máy bay phải quay vòng 180 độ về phía đông để đi qua trạm Xuân Lộc theo lộ trình đã định sẵn, chiều dài cất cánh và quay vòng này là khoảng 40 Km.

"Đường bay vàng" từ TP.HCM ra Hà Nội cũng bằng "đường bay vàng" từ Hà Nội vào TP.HCM bởi không phải quay vòng 180 độ khi cất cánh, do đó, nó ngắn hơn đường bay hiện tại không chỉ 85 Km mà là 85+40 = 125km.

Như vậy, trung bình của cả 2 chiều sẽ giảm được (85 + 125)/2 = 105 Km, chứ không phải chỉ 85 Km.

"Kết quả này là rất khả quan, giúp thấy rõ lợi ích của đường bay vàng", ông Phúc nhấn mạnh.

Tiết kiệm 5 phút là không đúng!

TS. Nguyễn Bách Phúc cũng khẳng định, kết quả bay thử của Cục hàng không được công bố là 5 phút, con số này hoàn toàn không đúng.

Ông Phúc giải thích, kết quả thử nghiệm của Cục Hàng không là đường bay vàng giảm được 85 Km và tiết kiệm được 5 phút, có nghĩa tốc độ máy bay phải là 85 Km/5 phút = 17 Km/phút = 1.020 Km/giờ, trong khi tốc độ tối đa của máy bay A320 chỉ là 0,82 Ma, tương đương 885 Km/giờ ở độ cao 10.000m.          
 

"Chúng tôi cho rằng, nếu máy bay bay với tốc độ tối đa thì thời gian giảm được là 85 Km/885 Km/giờ = 0,096 giờ = 5,76 phút với chiều Hà Nội – Sài Gòn, và thời gian giảm trung bình cho cả 2 chiều là 105 Km/885 Km/giờ = 0,118 giờ = 7,12 phút", ông Phúc tính toán.

Theo ông Phúc đó là chưa kể nếu máy bay bay với tốc độ tiết kiệm xăng nhất (0,79 Ma, tương đương 853 Km/giờ ở độ cao 10.000m), thì thời gian giảm được là 105 Km/853 Km/giờ = 0,123 giờ = 7,39 phút, lớn hơn gần 1,5 lần so với con số mà Cục Hàng không công bố.

"Lưu ý rằng quãng đường rút ngắn 85 Km chính là quãng đường bay thẳng trên cao, nơi tốc độ của máy bay có thể đạt đến tốc độ tối đa cho phép (còn tốc độ ở quãng  cất cánh và hạ cánh sẽ thấp hơn, nhưng hoàn toàn giống nhau ở đường bay thẳng và đường bay hiện nay)", ông Phúc nhấn mạnh.

Từ các phân tích trên, TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định: "Đường bay vàng" ngắn hơn đường bay hiện nay bình quân 105km, rút ngắn  hơn 7 phút thời gian bay, tiết kiệm được 343 Kg xăng, làm tăng lợi nhuận các hãng hàng không bình quân 102USD/chuyến bay với dòng Máy bay Airbus A320, và mang lại rất nhiều ích lợi khác cho đất nước, con người.

“Nếu mỗi ngày có 10 chuyến đi về Hà Nội - TP.HCM, thì mỗi năm đỡ được hơn 2,5 nghìn tấn xăng. Lạ thay, hàng ngày chúng ta cứ đốt vô ích biết bao nhiêu xăng trên trời, lãng phí đến xót ruột. Tại sao cứ phải cố tình khư khư giữ cái lãng phí hiện nay? Phải chăng 2,5 nghìn tấn xăng này là của chung, không phải của riêng ai, không ai xót, “cha chung không ai khóc”?, ông Phúc đặt câu hỏi.

Châu Anh
Bình luận
vtcnews.vn