(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể đang xảy ra trong đời sống để nói về việc một bộ phận người dân không tuân thủ pháp luật nhưng được coi là một việc rất bình thường.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường - Quảng Bình đã thẳng thắn cho rằng Chính phủ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung còn nhiều món nợ với nhân dân chưa được giải quyết.
Đó là tình trạng kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, bội chi, nợ công cao, năng suất lao động thấp, đời sống người dân còn khó khăn. Thủ tục hành chính, bộ máy biên chế cồng kềnh, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.
Vấn đề chủ quyền biển đảo, tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, khai thác tài nguyên, v.v... còn nhiều bất cập.
Ông Cường lấy ví dụ khi thảm họa xảy ra ở Nhật nhiều người cho rằng nước Nhật sẽ không bị rối loạn và sẽ nhanh chóng phục hồi, không chỉ vì tiềm lực kinh tế của Nhật mà còn vì ý thức kỷ luật, chấp hành pháp luật của người Nhật.
Trong khi đó, ở Việt Nam việc vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, chen lấn, không xếp hàng, xả rác, bật loa đài ầm ĩ, gây mất trật tự nơi công cộng, bán hàng giả, làm ăn chộp giật…diễn ra thường xuyên.
Trong đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường tỏ ra bức xúc cho rằng điều vô cùng nguy hiểm là nhiều khi việc không tuân thủ pháp luật được coi là một việc rất bình thường.
“Thậm chí người chấp hành pháp luật dừng xe khi có đèn đỏ và không có cảnh sát thì bị gọi là thằng hâm. Việc không tuân thủ pháp luật từ những việc đơn giản đã tác động đến ý thức chấp hành pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nói.
Khi nói đến tình trạng này một số người thường nói "dân mình kém ý thức”, tuy nhiên vị đại biểu này lại cho rằng đó không phải là bản chất của người Việt.
“Hãy nhìn xem cũng là người Việt nhưng khi ra nước ngoài thì chấp hành pháp luật về giao thông, về trật tự, về vệ sinh rất nghiêm túc. Nhưng khi quay về Việt Nam họ lại vi phạm. Ngược lại, nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam một thời gian thì họ cũng có những vi phạm giống người Việt Nam”, đại biểu Cường dẫn chứng.
Rõ ràng ở đây không chỉ có lỗi của người vi phạm mà còn có nguyên nhân rất quan trọng đó là bất cập, yếu kém trong vấn đề quản lý nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng nếu chỉ có tuyên truyền, treo pano, dán áp phích thì không đủ. Cần có giải pháp đồng bộ từ ban hành phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật cho đến thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Về pháp luật, cần đảm bảo tính khả thi phù hợp với thực tiễn.
“Ví dụ, khi ban hành pháp luật quy định cấm đi bộ dưới lòng đường thì phải có chỗ cho người đi bộ trên vỉa hè, cấm xả rác thì phải có thùng rác công cộng... hình thức xử phạt phải nghiêm minh có tính răn đe cao”, đại biểu Cường dẫn chứng.
Vị đại biểu tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu vi phạm mà không xử lý thì pháp luật sẽ nhờn, phải cương quyết xử lý mặc dù có thể có những phản ứng tức thì của một bộ phận người quá khích chống đối.
“Không để xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng nhưng phạt cho tồn tại, hàng giả nhưng không bị tiêu hủy, xả rác bừa bãi nơi công cộng không bị xử lý, đừng để kẻ côn đồ không đội ngũ bảo hiểm đi ngược chiều ngang nhiên vượt đèn đỏ không bị xử phạt còn người hiền lành chỉ cần lấn làn đường là bị xử phạt nặng, vi phạm giao thông nhưng không truy đuổi vì lý do an toàn nhưng cũng không trùy tìm để xử phạt thì sẽ càng khuyến khích những hành vi chống đối người thi hành công vụ”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Việc xử lý phải đảm bảo công khai, công bằng giữa người dân cũng như cán bộ công chức. Việc chấp hành pháp luật phải được tuân thủ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà trong cả chấp hành kỳ luật lao động, kỷ cương, kỷ luật công vụ.
Trước hết, phải xử lý nghiêm cán bộ công chức có ý thức tuân thủ phát luật kém, hãy trao đủ thẩm quyền cho người thi hành công vụ và bảo vệ họ khi họ làm đúng.
“Đừng để kiểm lâm, công an có súng cũng như không, không giám bắn lâm tặc, tội phạm đang dùng hung khí đe dọa họ”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường - Quảng Bình đã thẳng thắn cho rằng Chính phủ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung còn nhiều món nợ với nhân dân chưa được giải quyết.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) |
Đó là tình trạng kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, bội chi, nợ công cao, năng suất lao động thấp, đời sống người dân còn khó khăn. Thủ tục hành chính, bộ máy biên chế cồng kềnh, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.
Vấn đề chủ quyền biển đảo, tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, khai thác tài nguyên, v.v... còn nhiều bất cập.
Ông Cường lấy ví dụ khi thảm họa xảy ra ở Nhật nhiều người cho rằng nước Nhật sẽ không bị rối loạn và sẽ nhanh chóng phục hồi, không chỉ vì tiềm lực kinh tế của Nhật mà còn vì ý thức kỷ luật, chấp hành pháp luật của người Nhật.
Trong khi đó, ở Việt Nam việc vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, chen lấn, không xếp hàng, xả rác, bật loa đài ầm ĩ, gây mất trật tự nơi công cộng, bán hàng giả, làm ăn chộp giật…diễn ra thường xuyên.
Trong đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường tỏ ra bức xúc cho rằng điều vô cùng nguy hiểm là nhiều khi việc không tuân thủ pháp luật được coi là một việc rất bình thường.
“Thậm chí người chấp hành pháp luật dừng xe khi có đèn đỏ và không có cảnh sát thì bị gọi là thằng hâm. Việc không tuân thủ pháp luật từ những việc đơn giản đã tác động đến ý thức chấp hành pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nói.
Khi nói đến tình trạng này một số người thường nói "dân mình kém ý thức”, tuy nhiên vị đại biểu này lại cho rằng đó không phải là bản chất của người Việt.
“Hãy nhìn xem cũng là người Việt nhưng khi ra nước ngoài thì chấp hành pháp luật về giao thông, về trật tự, về vệ sinh rất nghiêm túc. Nhưng khi quay về Việt Nam họ lại vi phạm. Ngược lại, nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam một thời gian thì họ cũng có những vi phạm giống người Việt Nam”, đại biểu Cường dẫn chứng.
Rõ ràng ở đây không chỉ có lỗi của người vi phạm mà còn có nguyên nhân rất quan trọng đó là bất cập, yếu kém trong vấn đề quản lý nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng nếu chỉ có tuyên truyền, treo pano, dán áp phích thì không đủ. Cần có giải pháp đồng bộ từ ban hành phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật cho đến thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Về pháp luật, cần đảm bảo tính khả thi phù hợp với thực tiễn.
“Ví dụ, khi ban hành pháp luật quy định cấm đi bộ dưới lòng đường thì phải có chỗ cho người đi bộ trên vỉa hè, cấm xả rác thì phải có thùng rác công cộng... hình thức xử phạt phải nghiêm minh có tính răn đe cao”, đại biểu Cường dẫn chứng.
Vị đại biểu tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu vi phạm mà không xử lý thì pháp luật sẽ nhờn, phải cương quyết xử lý mặc dù có thể có những phản ứng tức thì của một bộ phận người quá khích chống đối.
Nhiều người tham gia giao thông tự thấy xấu hổ với loài chó khi xem video này
quocte/2016/03/06/vn-ha-giao-thng-ca-loi-ch-1457266317.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Nguồn: Facebook
“Không để xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng nhưng phạt cho tồn tại, hàng giả nhưng không bị tiêu hủy, xả rác bừa bãi nơi công cộng không bị xử lý, đừng để kẻ côn đồ không đội ngũ bảo hiểm đi ngược chiều ngang nhiên vượt đèn đỏ không bị xử phạt còn người hiền lành chỉ cần lấn làn đường là bị xử phạt nặng, vi phạm giao thông nhưng không truy đuổi vì lý do an toàn nhưng cũng không trùy tìm để xử phạt thì sẽ càng khuyến khích những hành vi chống đối người thi hành công vụ”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Việc xử lý phải đảm bảo công khai, công bằng giữa người dân cũng như cán bộ công chức. Việc chấp hành pháp luật phải được tuân thủ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà trong cả chấp hành kỳ luật lao động, kỷ cương, kỷ luật công vụ.
Trước hết, phải xử lý nghiêm cán bộ công chức có ý thức tuân thủ phát luật kém, hãy trao đủ thẩm quyền cho người thi hành công vụ và bảo vệ họ khi họ làm đúng.
“Đừng để kiểm lâm, công an có súng cũng như không, không giám bắn lâm tặc, tội phạm đang dùng hung khí đe dọa họ”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận