Chiều 11/10, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước Quốc hội.
Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chiều 11/10, trả lời bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, khi phải thay đổi quyết định về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là tình huống bất khả kháng. Nguyên nhân là có những diễn biến và thay đổi trong bối cảnh chung của thế giới cũng như những yêu cầu của đất nước liên quan đến phát triển bền vững.
Trước ý kiến lo ngại về những hệ lụy khi phải dừng Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng đã có những biện pháp trên rất nhiều lĩnh vực, đồng bộ hàng loạt các vấn chứ không riêng đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định thêm, việc để giải quyết những vấn đề liên quan đã được Bộ Chính trị, Trung ương chỉ đạo Chính phủ nghiên cứu rất toàn diện và có những biện pháp cụ thể.
"Trong bất kỳ trường hợp nào Chính phủ cũng có giải pháp khả thi để khắc phục những tồn tại từ quyết định này", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Video: Ông Võ Kim Cự: Cấp phép cho Formosa 70 năm, tôi không sai
Sáng 10/11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã thông tin xung quanh việc công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 có hồ sơ xin cấp phép đổ 1,5 triệu m3 chất thải ra biển trong quá trình nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu,… phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Ông Hà cũng nhận định các doanh nghiệp luôn lựa chọn nơi thuận tiện nhất, chi phí rẻ nhất để đổ chất thải nhưng với lĩnh vực môi trường thì phải chọn vị trí tác động ít nhất và không ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia lo ngại về việc đổ 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển này có thể gây ra một Formosa thứ hai.
Bình luận về điều này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: "Quan điểm của Bộ rất rõ ràng như tôi nói, tất cả đã có những quy định rất rõ ràng, trách nhiệm và thẩm quyền.
Tất cả những hoạt động về nhấn chìm hoặc đổ chất thải ra biển phải thực hiện nghiêm ngặt, đánh giá rõ ràng xem tác động môi trường nào, luật pháp có cho phép hay không?
Còn như tôi nói, tất cả các chất thải khi chưa đánh giá, chưa phân tích mà đổ trực tiếp ra môi trường là không được".
Bình luận