Cư dân mạng đang đồng loạt "tố" cáo việc làm mông muội, ngu xuẩn "phản khoa học" sinh con thuận tự nhiên của nhiều bà mẹ trẻ và bà Phương-Hồng Nhất Lê, người được cho là đi đầu truyền bá trào lưu sinh con tự nhiên ở Việt Nam.
Cư dẫn mạng phẫn nộ phong trào sinh con thuận tự nhiên
Tối 14/3, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho biết, cơ quan chức năng Bộ Y tế đang xác minh thông tin đồn đại trên mạng xã hội về việc sản phụ sinh con “thuận tự nhiên” và sẽ công bố vào ngày 15/3.
Bạn đọc A.L cho rằng, "sinh con thuận tự nhiên", cổ súy cho việc không cắt dây rốn là phản khoa học: "Tôi không thể tin được lại có chuyện này xảy ra ở thế kỷ 21 này. Tại sao lại không nhờ tới bác sĩ, tại sao lại hành động như thời ăn lông ở lỗ? Tại sao phải làm khổ mình, khổ con mình, khổ người thân của mình như thế".
Đồng quan điểm với A.L, bà mẹ tên H.P cho rằng, việc tự sinh con tại nhà rất nguy hiểm và người cổ súy cho phòng trào đó phải có trách nhiệm với lời nói của mình: "Mong các cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm những người tạo ra phong trào này, truyền bá phong trào này?".
Đứng trước những lời chỉ trích, bà Phương-Hồng Nhất Lê đã xóa hết những chia sẻ của mình trong nhiều lĩnh vực thai sản, trong đó có rất nhiều ý kiến phản khoa học như: "Vì sao trẻ con lại mọc được đốt tay (?!) Vì sao nên để thuận tự nhiên, ủng hộ việc không cắt dây rốn khi sinh..."
Đến tối ngày 14/3, tải khoản facebook Phương-Hồng Nhất Lê (chuyên gia betibuti) bất ngờ biến mất khỏi cộng đồng Facebook. Một số cư dân mạng cho rằng thay vì chạy trốn, bà Phương-Hồng Nhất Lê nên đối mặt với sự thật và hậu quả của những truyền bá của mình.
Được biết, bà Phương-Hồng Nhất Lê là một người sáng lập ra hội các bà mẹ bỉm sữa "Bé tí bú ti" (Betibuti) với 250.000 thành viên đăng ký theo dõi.
Bà Phương-Hồng Nhất Lê là ai?
Trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, bà Phương-Hồng Nhất Lê được miêu tả như một người phụ nữ thành đạt và am hiểu về lĩnh vực phụ sản.
Theo đó, bà Phương-Hồng Nhất Lê được giới thiệu là chuyên gia Tư vấn nuôi con sữa mẹ của Viện Sữa mẹ Quốc tế (International Institute of Human Lactation Inc, Canada), được cấp chứng chỉ: "Thực hành và Vận động Nuôi con Sữa mẹ của Tổ chức hành động vì Nuôi con Sữa mẹ Thế giới (WABA); Lập trình Ăn uống cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Cornell University (USA) và UNICEF.
Chứng nhận hoàn thành khóa học "Food as Medicine" của Đại học Monash, (khóa học online có thời lượng 12 giờ), chứng chỉ tham gia hoạt động "Introduction to Food and Health" của Đại học Stanford (khóa học miễn phí thời lượng 2,5 giờ), khóa học "Programming for Infant and Young Child Feeding" (thời lượng 14 giờ)...
Ngoài ra, bà Phương-Hồng Nhất Lê là chủ nhân của cuốn sách “68 Ngộ nhận và giác ngộ nuôi con sữa mẹ”, Huy chương Đồng Sách hay Việt Nam 2016.
Mặc dù được thắt đai rất nhiều chứng chỉ, nhưng một số ý kiến, thông tin chia sẻ, truyền bá của bà Phương-Hồng Nhất Lê rất kỳ lạ. Một số độc giả cho rằng những điều bà Phương-Hồng Nhất Lê đăng tải, chia sẻ trên facebook là cực kỳ vô lý.
Một trong những ý kiến gây tranh cãi của bà Phương-Hồng Nhất Lê là việc sinh nở tự nhiên, không cắt cuống rốn ngay sau khi sinh mà tiếp tục để dây rốn nối liền với cơ thể trẻ giống như trào lưu đẻ tự nhiên của các "bà mẹ bỉm sữa" phương Tây. Rất nhiều chuyên gia trong nước gọi việc đẻ thuận tự nhiên của bà Phương-Hồng Nhất Lê là phản khoa học.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Không Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Khác với sinh mổ, bản chất của sinh thường chính là hình thức đẻ thuận với tự nhiên. Nhưng gần đây một số người sử dụng thuật ngữ này với thông điệp sai, thuận với tự nhiên không có nghĩa là đẻ trong điều kiện giống với sinh vật hoang dã".
DIỄN BIẾN LIÊN QUAN:
>> Sinh con thuận tự nhiên: Mẹ chết vì kiệt sức, con chết ngạt chấn động mạng xã hội?
>> Bác sĩ cảnh báo: Trẻ có thể chết bởi hình thức sinh con thuận tự nhiên
Trả lời trên VTV, Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: "Sinh nở là một việc vô cùng nguy hiểm, người mẹ phải gắng sức nhiều. Quá trình đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ nếu không có sự giúp đỡ của các nhân viên y tế".
"Để đứa bé được sinh ra từ bụng người mẹ, một động lực rất quan trọng là cơn co tử cung. Nhưng cơn co tử cung không phải lúc nào cũng êm ả dễ dàng, đôi khi những cơn co rất yếu. Trường hợp này ối vỡ rồi, cuộc sinh nở quá dài sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao. Còn ngược lại, khi tử cung co bóp quá mạnh sẽ dễ dẫn đến vỡ tử cung, nếu không kiểm soát được sẽ rất nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi", bác sĩ Ánh cho biết.
Video: Bất chấp nguy hiểm, sản phụ đua nhau sinh con tại nhà
>>> Đọc thêm: Bà bầu tự đỡ đẻ cho 'thuận tự nhiên', bác sĩ nói gì?
Bình luận