Chiếc tăm là vật dụng không thể thiếu sau mỗi bữa ăn của người Việt, nhưng, không phải ai cũng biết, chính những chiếc tăm này là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe răng miệng.
Viêm lợi
Theo các chuyên gia, việc sử dụng tăm thường xuyên sẽ làm tăng khoảng cách giữa hai răng, khiến răng bị yếu, lỏng lẻo. Những khoảng hở này chính là môi trường tốt để vi khuẩn và thức ăn bám vào gây bệnh.
Mòn răng
Khi bạn dùng tăm xen vào giữa các kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa, sẽ vô tình tạo ra sự cọ sát, mài mòn, dẫn đến chảy máu lợi và mắc kẹt thức ăn bên trong nhiều hơn.
Dần dần, chính sự tác động mạnh của những chiếc tăm thô cứng sẽ làm các khe hở giữa hai chiếc răng rộng hơn, tình trạng mắc răng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tổn thương men răng
Nhiều người, do tâm lý nhanh chóng muốn loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng mà đâm, chọc nhiều lần gây tổn thương men răng và lợi một cách trầm trọng,
Hôi miệng
Việc xỉa răng không thể loại bỏ hoàn toàn được thức ăn mắc trong những kẽ răng. Lượng thức ăn này tồn tại lâu trong kẽ răng, phân hủy gây ra những mùi hôi khó chịu, khiến bạn bị hôi miệng.
Theo các chuyên gia, việc xỉa răng dễ gây mất cấu trúc răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm chân răng, sâu răng, viêm nướu…
Các bác sĩ khuyến cáo, không nên dùng tăm để xỉa răng nhằm loại bỏ thức ăn thừa mắc lại ở kẽ răng. Thay vào đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên, đúng phương pháp tối thiểu 2 lần/ngày để có một hàm răng khỏe mạnh.
Video: Bật mí, cách giảm nghiến răng ken két trong khi ngủ.
>>> Đọc thêm: Mẹo giải rượu bia tức thì, đơn giản trong dịp nghỉ lễ 2/9
Bình luận