• Zalo

Đứng lớp giữa cơn bệnh nan y quái ác

Giáo dụcThứ Hai, 21/04/2014 11:29:00 +07:00Google News

Mang trong mình căn bệnh nan y quái ác nhưng những cô giáo hàng ngày vẫn đứng trên bục giảng với học trò thân yêu.

Mang trong mình căn bệnh nan y quái ác nhưng những cô giáo hàng ngày vẫn đứng trên bục giảng với học trò thân yêu.

Ít ai biết cách đây vài tháng căn bệnh ung thư vú và ung thư tuyến giáp đã khiến cô giáo Nguyễn Đức Hạnh (giáo viên văn Trường THPT chuyên Thăng Long, phường 3, thành phố Đà Lạt) phải kẻ lông mày, đội tóc giả để đến trường.

Kẻ lông mày, đội tóc giả lên bục giảng

Giữa cơn đau cô vẫn xuất hiện trên lớp. Cô Hạnh nói: “Đối với tôi, được đứng trên bục giảng là những giây phút thấy mình có ích, hạnh phúc vô cùng”. Đó là mùa hè năm 2012, đang đi du lịch ở Sài Gòn, cô Hạnh phát hiện mình bị bệnh ung thư. Các xét nghiệm cho ra bệnh án nghiệt ngã: không phải một mà là hai bộ phận trên cơ thể.
Cô nguyễn đức hạnh
Cô Nguyễn Đức Hạnh 

Đối với người bình thường là quá đau đớn, nhưng riêng với cô Hạnh nỗi đau ấy nhân lên gấp bội, thế mà chưa khi nào cô bày tỏ cảm xúc ra bên ngoài. Những lúc lên cơn đau dữ dội, cô vẫn cố nở nụ cười thân thiện khiến người đối diện không biết cô đang mang trong mình trọng bệnh. Hai lần mổ, sáu lần hóa trị và 15 lần xạ trị với bao nhiêu đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn.

“Sau lần điều trị đầu tiên, khi đi gội đầu từng nắm tóc rụng xuống, mà không chỉ tóc, lông mày cũng bị rụng...” - cô Hạnh rùng mình nhớ lại. Gia đình, đồng nghiệp khuyên can nghỉ dạy để ở nhà điều trị bệnh, cô không đồng ý. Cô nghĩ làm nghề giáo điều cao quý nhất là được đứng trên bục giảng.


Thuyết phục được gia đình và đồng nghiệp, cô Hạnh giấu học trò, đội tóc giả, kẻ lông mày cho đậm để đến lớp tươi tỉnh như bao thầy cô khác. Những đôi mắt học trò ngây thơ đâu biết rằng trong cơ thể cô giáo mình đang bị giày xéo vì những cơn đau...

 Từ ngày phát bệnh, chỉ có hè 2012 là cô dùng hết thời gian để điều trị. Các đợt tái khám sau này cô đều tranh thủ dịp cuối tuần đón xe vào Sài Gòn khám xong về ngay để kịp lên lớp.


Còn với các em học sinh lớp 10 chuyên lý trường THPT chuyên Thăng Long, nhiều em kể rằng những ngày đầu khi phát hiện cô mắc bệnh, không ai biết cô đội tóc giả đi dạy, về sau mọi người mới biết và rất thương cô.

Em Trần Tố Quyên, lớp trưởng, cho biết cô Hạnh luôn yêu thương, tận tụy với học sinh, chăm lo cho từng bạn. Những bạn nào có hoàn cảnh khó khăn không có tiền đóng học phí được cô trích tiền túi đóng. “Cô rất mạnh mẽ. Cô hay nói với lớp “được sống là tốt rồi” nên tụi em cũng luôn cố gắng học tốt để cô không phải buồn lòng” - Quyên kể.

Cô phạm ngọc yến
Cô Phạm Ngọc Yến 
Tại trường tiểu học Mê Linh, thành phố Đà Lạt, một trong những giáo viên có thâm niên cao là cô Phạm Ngọc Như Yến với 19 năm dạy môn tiếng Anh.

 “Ngày cầm bệnh án xác định mình bị ung thư buồng trứng tôi không tin đó là sự thật, khủng khiếp lắm...” - cô Yến ngân ngấn nước mắt nhớ về những ngày đầu mắc bệnh. Gác lại công việc gia đình, trường lớp, gửi con cho ông bà, cô cùng chồng về TP.HCM để điều trị.


 

Đến trường được gặp học trò như những đứa con của mình, nên bao nhiêu tâm huyết mình cứ dồn vào đó mà quên hết bệnh tật

Cô Phạm Ngọc Như Yến.
 
Ngày nằm viện, mỗi giáo viên góp cho chút ít, người nhiều vài trăm, ít thì vài chục. Có lúc cạn kiệt phải bán xe máy, vay mượn bà con chòm xóm để đủ tiền chạy chữa. Trải qua hai lần mổ, sáu lần hóa trị, tóc cứ rụng rồi mọc. Cứ thế, những khi rụng tóc cô lại đội tóc giả để đứng lớp.

“May thay cuộc đời mình là nhờ có ông xã cùng làm nghề giáo nên vô cùng thấu hiểu. Quanh mình bạn bè đồng nghiệp luôn tiếp sức. Đến trường được gặp học trò như những đứa con của mình, nên bao nhiêu tâm huyết mình cứ dồn vào đó mà quên hết bệnh tật” - đó là cách nghĩ giúp cô vượt qua những phút tối lòng nhất của cuộc đời.



>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn