Cho vay tới 90% giá trị tàu vỏ thép, lãi suất chỉ 3%, chính sách vừa được đề xuất này làm nức lòng ngư dân nhưng họ còn cần kiến thức, công nghệ đi biển, trung tâm thu mua hải sản...
Bà Lê Thị Huệ (Thanh Khê, Đà Nẵng - chủ hai tàu cá ĐNa 90521, ĐNa 90422):
Cần bao tiêu đầu ra
Một chuyến đi biển hiện nay chi phí tốn kém nhất vẫn là nhiên liệu. Một tàu cá của tôi đi một chuyến biển tốn gần 5.000 lít dầu (tương đương 140 triệu đồng), mỗi năm đi mấy chục chuyến như vậy.
Trong khi Nhà nước một năm chỉ hỗ trợ xăng dầu bốn chuyến đi biển (100 triệu đồng/chuyến). Tàu của tôi mới cập cảng ngày hôm qua, chuyến rồi ra đánh bắt thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, chỉ riêng tiền dầu cũng mất hơn 100 triệu đồng.
Vậy là chuyến đi bị lỗ, không đủ phí tổn. Nếu Nhà nước hỗ trợ thêm về xăng dầu, ngư dân sẽ đỡ nặng gánh hơn rất nhiều, có thêm chi phí để nâng cấp máy móc, ngư cụ và bạn đi tàu.
Không chỉ vậy, đầu ra sản phẩm hải sản cho ngư dân hiện nay cũng như “đánh bạc” nên hên xui.
Năm trước, cũng thời điểm này, mỗi ký cá ngừ tôi bán được 36.000 đồng, còn năm nay giá chỉ 16.000-17.000 đồng. Chuyến đi biển tốn gần 200 triệu đồng mà bán cá mới được hơn chục triệu.
Thương lái họ nói không mua vì bán không được. Vậy là ngư dân chúng tôi cố bám biển, cố đánh bắt nhưng cá về đến bờ thì “nhờ” thương lái. Nếu có đơn vị đứng ra bao tiêu đầu ra thì đỡ cho chúng tôi rất nhiều.
Ngư dân Nguyễn Tấn Thiên (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Giấc mơ tàu vỏ thép
Đóng tàu cá vỏ thép là ước mong từ rất lâu của ngư dân, nhất là thời gian gần đây chúng tôi phải liên tục đối đầu với tàu Trung Quốc mỗi lần đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Những chuyến ra khơi dài ngày, có một chiếc tàu vỏ thép chắc chắn và trang bị hiện đại thì quả thật quá tuyệt vời. Như tôi cả đời đi biển nhưng để đóng được một con tàu gỗ đã là khó rồi chứ đừng nói gì đến một con tàu vỏ thép.
Giá của mỗi con tàu lên đến vài tỉ đồng là ngoài tầm với chúng tôi. Nếu được Nhà nước cho vay vốn đến 90% và lãi suất chỉ 3% để đóng tàu cá vỏ thép như chính sách dự kiến, tôi sẽ mạnh dạn vay để đầu tư.
Lâu nay, ngư dân mỗi khi đóng tàu thường rất chật vật, khó khăn về việc tìm kiếm nguồn vốn vay bởi rất nhiều cản ngại về thế chấp, lãi suất. Vì thế, phương thức chủ yếu là mượn chủ nậu, nhưng thường bị ép giá mỗi khi bán cá vì không có số tiền lớn để trả cho chủ nậu.
Ngư dân Nguyễn Thanh Quang (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi):
Cần tàu gỗ bọc thép
Tàu tôi hiện chỉ mới đóng vào năm ngoái và đây là con tàu thứ tư được đóng trong cuộc đời đi biển của mình.
Ba con tàu trước sử dụng chừng bảy năm là gỗ bắt đầu yếu, không ra khơi dài ngày được, đành phải bỏ tiền đóng mới rất tốn kém.
Dù có tàu nhưng tôi vẫn chờ đợi chính sách hỗ trợ những ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu.
Con tàu 475CV của tôi nếu được bọc thép thì quá tốt, khi đó thời gian sử dụng sẽ tăng lên gấp đôi, mỗi lần muốn làm mới tàu chỉ cần thay máy chứ không mất thêm tiền để đóng vỏ tàu, như thế giảm cho ngư dân chi phí vô cùng lớn.
Chúng tôi vẫn ra khơi bằng tàu gỗ được và cũng không thể bỏ tàu gỗ này vì giá trị bỏ ra đóng rất lớn. Việc hỗ trợ để chúng tôi làm mới tàu gỗ bằng việc bọc thép sẽ đảm bảo độ chắc chắn lâu dài hơn, bão gió sẽ đỡ lo hơn.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm (chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM):
Hỗ trợ kiến thức cho ngư dân
Hướng dẫn cho ngư dân cần nhất là các nguyên tắc hàng hải: đi ban ngày, đi ban đêm thế nào; tàu đậu, tàu thả trôi phải treo đèn gì; cách tránh bão, tránh gió mùa; rồi xác định vị trí tàu trên máy tính bảng cầm tay chẳng hạn...
Cùng với kinh nghiệm của họ thì những bài học này sẽ nâng kiến thức của họ lên. Rồi phải nói rõ cho ngư dân các vấn đề về luật biển quốc tế, luật biển Việt Nam, về chủ quyền, các vùng biển...
Hiểu rõ điều này thì họ sẽ biết việc Trung Quốc tuyên bố nơi đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một tuyên bố xằng bậy, sẽ không còn băn khoăn, lo lắng...
Chúng tôi muốn cùng với các trường ĐH GTVT TP.HCM, ĐH Hàng hải, Học viện Hải quân... tổ chức những nhóm giáo viên cơ động, đến các huyện ven biển tập hợp ngư dân lại trên những con thuyền - ngôi trường cơ động, bổ sung kiến thức cho ngư dân theo kiểu cầm tay chỉ việc sẽ rất hiệu quả.
Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng:
Lập trung tâm hải sản ở TP.HCM
Trước năm 1975, người Nhật đã nghiên cứu rất kỹ về ngư trường giúp Việt Nam. Những tài liệu đó thật ra chúng tôi đã tìm được ở... chợ đồng nát và vẫn đang lưu trữ. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nếu chưa có tài liệu này có thể phối hợp để phổ biến cho ngư dân từ Trung Trung bộ trở vào.
Thứ hai, tôi đề xuất lập một trung tâm hải sản ở TP.HCM vì đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Chứ như hiện nay hải sản đánh bắt được đều đưa về Phan Thiết, Nha Trang, Cà Mau rồi cấp đông, chuyển lên TP.HCM, vừa tăng chi phí, vừa giảm chất lượng thủy sản.
Cách đây một năm chúng tôi đã có đề xuất với TP.HCM thành lập trung tâm thủy sản ở Hiệp Phước (Nhà Bè) nhưng đến nay vẫn chưa được TP.HCM hưởng ứng.
TRẦN MAI - ĐOÀN CƯỜNG ghi
» Tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm đã về Đà Nẵng
» Chưa bao giờ Trung Quốc lại hung hãn như thời điểm này
» Thuyền trưởng tàu cá bị đâm: "Không ai hành xử vô nhân đạo như Trung Quốc"
Theo TTO
Bà Lê Thị Huệ (Thanh Khê, Đà Nẵng - chủ hai tàu cá ĐNa 90521, ĐNa 90422):
Cần bao tiêu đầu ra
Ảnh: Đoàn Cường |
Trong khi Nhà nước một năm chỉ hỗ trợ xăng dầu bốn chuyến đi biển (100 triệu đồng/chuyến). Tàu của tôi mới cập cảng ngày hôm qua, chuyến rồi ra đánh bắt thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, chỉ riêng tiền dầu cũng mất hơn 100 triệu đồng.
Vậy là chuyến đi bị lỗ, không đủ phí tổn. Nếu Nhà nước hỗ trợ thêm về xăng dầu, ngư dân sẽ đỡ nặng gánh hơn rất nhiều, có thêm chi phí để nâng cấp máy móc, ngư cụ và bạn đi tàu.
Không chỉ vậy, đầu ra sản phẩm hải sản cho ngư dân hiện nay cũng như “đánh bạc” nên hên xui.
Năm trước, cũng thời điểm này, mỗi ký cá ngừ tôi bán được 36.000 đồng, còn năm nay giá chỉ 16.000-17.000 đồng. Chuyến đi biển tốn gần 200 triệu đồng mà bán cá mới được hơn chục triệu.
Thương lái họ nói không mua vì bán không được. Vậy là ngư dân chúng tôi cố bám biển, cố đánh bắt nhưng cá về đến bờ thì “nhờ” thương lái. Nếu có đơn vị đứng ra bao tiêu đầu ra thì đỡ cho chúng tôi rất nhiều.
Ngư dân Nguyễn Tấn Thiên (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi):
Giấc mơ tàu vỏ thép
Ảnh: Trần Mai |
Những chuyến ra khơi dài ngày, có một chiếc tàu vỏ thép chắc chắn và trang bị hiện đại thì quả thật quá tuyệt vời. Như tôi cả đời đi biển nhưng để đóng được một con tàu gỗ đã là khó rồi chứ đừng nói gì đến một con tàu vỏ thép.
Giá của mỗi con tàu lên đến vài tỉ đồng là ngoài tầm với chúng tôi. Nếu được Nhà nước cho vay vốn đến 90% và lãi suất chỉ 3% để đóng tàu cá vỏ thép như chính sách dự kiến, tôi sẽ mạnh dạn vay để đầu tư.
Lâu nay, ngư dân mỗi khi đóng tàu thường rất chật vật, khó khăn về việc tìm kiếm nguồn vốn vay bởi rất nhiều cản ngại về thế chấp, lãi suất. Vì thế, phương thức chủ yếu là mượn chủ nậu, nhưng thường bị ép giá mỗi khi bán cá vì không có số tiền lớn để trả cho chủ nậu.
Ngư dân Nguyễn Thanh Quang (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi):
Cần tàu gỗ bọc thép
Ảnh: Trần Mai |
Ba con tàu trước sử dụng chừng bảy năm là gỗ bắt đầu yếu, không ra khơi dài ngày được, đành phải bỏ tiền đóng mới rất tốn kém.
Dù có tàu nhưng tôi vẫn chờ đợi chính sách hỗ trợ những ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu.
Con tàu 475CV của tôi nếu được bọc thép thì quá tốt, khi đó thời gian sử dụng sẽ tăng lên gấp đôi, mỗi lần muốn làm mới tàu chỉ cần thay máy chứ không mất thêm tiền để đóng vỏ tàu, như thế giảm cho ngư dân chi phí vô cùng lớn.
Chúng tôi vẫn ra khơi bằng tàu gỗ được và cũng không thể bỏ tàu gỗ này vì giá trị bỏ ra đóng rất lớn. Việc hỗ trợ để chúng tôi làm mới tàu gỗ bằng việc bọc thép sẽ đảm bảo độ chắc chắn lâu dài hơn, bão gió sẽ đỡ lo hơn.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm (chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM):
Hỗ trợ kiến thức cho ngư dân
Ảnh: Quang Định |
Cùng với kinh nghiệm của họ thì những bài học này sẽ nâng kiến thức của họ lên. Rồi phải nói rõ cho ngư dân các vấn đề về luật biển quốc tế, luật biển Việt Nam, về chủ quyền, các vùng biển...
Hiểu rõ điều này thì họ sẽ biết việc Trung Quốc tuyên bố nơi đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một tuyên bố xằng bậy, sẽ không còn băn khoăn, lo lắng...
Chúng tôi muốn cùng với các trường ĐH GTVT TP.HCM, ĐH Hàng hải, Học viện Hải quân... tổ chức những nhóm giáo viên cơ động, đến các huyện ven biển tập hợp ngư dân lại trên những con thuyền - ngôi trường cơ động, bổ sung kiến thức cho ngư dân theo kiểu cầm tay chỉ việc sẽ rất hiệu quả.
Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng:
Lập trung tâm hải sản ở TP.HCM
Ảnh: Quang Định |
Thứ hai, tôi đề xuất lập một trung tâm hải sản ở TP.HCM vì đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Chứ như hiện nay hải sản đánh bắt được đều đưa về Phan Thiết, Nha Trang, Cà Mau rồi cấp đông, chuyển lên TP.HCM, vừa tăng chi phí, vừa giảm chất lượng thủy sản.
Cách đây một năm chúng tôi đã có đề xuất với TP.HCM thành lập trung tâm thủy sản ở Hiệp Phước (Nhà Bè) nhưng đến nay vẫn chưa được TP.HCM hưởng ứng.
TRẦN MAI - ĐOÀN CƯỜNG ghi
» Tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm đã về Đà Nẵng
» Chưa bao giờ Trung Quốc lại hung hãn như thời điểm này
» Thuyền trưởng tàu cá bị đâm: "Không ai hành xử vô nhân đạo như Trung Quốc"
Theo TTO
Bình luận