Tổng cục Thuế và UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Cục thuế địa phương gia hạn và tạm dừng cưỡng chế thuế với Công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu của Tập đoàn Besra.
Quyết định này được cơ quan quản lý đưa ra sau khi Cục Thuế Quảng Nam có báo cáo lên Bộ Tài chính, Tổng cục và UBND tỉnh về tình hình nợ thuế tại 2 doanh nghiệp.
Từ cuối tháng 7, hai nhà máy vàng Phước Sơn và Bồng Miêu của Tập đoàn Besra tại Quảng Nam phải đóng cửa. Ảnh: Hạ Thành |
Trước đó khoảng 10 ngày, Tập đoàn Besra tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam tại mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn sau khi bị Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng và vô hiệu hóa đơn do nợ thuế.
Tại báo cáo vừa gửi, Cục Thuế Quảng Nam cho biết Công ty TNHH vàng Phước Sơn bắt đầu kê khai thuế từ năm 2004. Từ đó đến năm 2010, công ty chấp hành tốt mọi việc kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên, đến tháng 6/2010 công ty bắt đầu chậm nộp tiền thuế phát sinh dẫn đến nợ thuế.
Do kê khai định kỳ chưa được thực hiện kịp thời nên Cục Thuế cho biết đã có 11 lần xử phạt doanh nghiệp. Trong tổng số thuế phải nộp từ 2004 đến tháng 7/2014 là hơn 1.033 tỷ đồng, từ đi khoản hoàn thuế giá trị gia tăng 105 tỷ, 2 đơn vị này mới nộp được hơn 650 tỷ đồng. Trong khi đó, theo văn bản trả lời báo chí, đại diện doanh nghiệp khẳng định trước năm 2013, 2 đơn vị này chưa hề nợ thuế.
Còn theo báo cáo của Cục Thuế Quảng Nam, đến 30/6 vừa qua, tổng nợ thuế của 2 nhà máy là 231,6 tỷ đồng. Trong đó, nợ thuế trên 90 ngày thuộc diện phải cưỡng chế để thu hồi là 191 tỷ đồng.
Từ năm 2013 trở về trước, Cục Thuế cho biết đã thường xuyên đôn đốc thu nợ, mời làm việc và nhiều lần công ty đã có cam kết thực hiện trả nợ thuế nhưng công ty không thực hiện theo đúng cam kết. Bên cạnh tình trạng nợ thuế, theo cơ quan này, Besra còn nhiều lần vi phạm các quy định về kê khai.
Cụ thể, ngày 28/11/2013, công ty ký hợp đồng với Công ty Bồng Miêu về việc cho vay vàng, bạc. Công ty TNHH vàng Phước Sơn không thực hiện lập hóa đơn GTGT khi thực hiện việc cho vay này. Ngày 10/4 vừa qua, Cục thuế đã thông báo yêu cầu công ty giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế, tuy nhiên, đến nay Besra vẫn không thực hiện.
Cũng theo Cục thuế, qua phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng, cơ quan này nhận được thông tin Công ty TNHH vàng Phước Sơn vẫn xuất khẩu hàng sau ngày 7/5 vừa qua. Trong khi đó, đây là thời điểm bắt đầu có hiệu lực cưỡng chế bằng biện pháp vô hiệu hóa đơn. Doanh số xuất khẩu đơn hàng này đạt 61,2 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp không kê khai khoản.
Trong năm 2013, Cục thuế Quảng Nam đã một lần tạm dừng thực hiện cưỡng chế với Besra theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam. Đến đầu năm 2014, Tổng cục Thuế đề nghị Cục thực hiện kiểm tra, giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, sau khi cơ quan này nhiều lần gửi các thông báo về khoản nợ, mời lãnh đạo doanh nghiệp lên làm việc, yêu cầu giải trình thì đều không nhận được phản hồi.
Từ đầu năm 2014 đến 30/6, công ty chỉ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước số tiền là gần 12 tỷ đồng, đạt 12,7% số phải nộp. Qua thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng, các nhà băng đã trích chuyển vào Ngân sách 182 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng vẫn không hiệu quả. Nguyên nhân là công ty vẫn bán hàng hóa và không kê khai doanh số bán hàng.
Trong buổi làm việc gần đây nhất với doanh nghiệp vào cuối tuần trước, lãnh đạo Cục thuế đề nghị công ty nộp các khoản nợ vào ngân sách. Tuy niên, phía Besra đề nghị ngành thuế phải tháo gỡ ngay lập tức các biện pháp cưỡng chế thì công ty mới thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế phát sinh từ tháng 9/2014, còn đối với các khoản nợ thuế cũ, công ty không cam kết trả.
Theo Cục thuế Quảng Nam, sản lượng khai thác vàng sa khoáng, vàng cốm, bạc, vonfram... của Besra từ năm 2008 đến hết 2012 đạt 4.430 tấn.Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tổng nợ thuế là 768 tỷ đồng, trong đó riêng Besra là 231,6 tỷ, chiếm 30%.
Sau khi có báo cáo của Cục thuế và xem xét đề nghị của Tập đoàn Besra, Tổng cục Thuế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đều đã có văn bản về việc gia hạn nộp thuế và tạm ngừng cưỡng chế với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh công ty phải có cam kết bằng văn bản nộp dần nợ thuế, đồng thời việc xem xét giãn nợ thuế và tạm dừng cưỡng chế chỉ được kéo dài trong thời gian tối đa là 24 tháng. Đối với thuế mới phát sinh thì doanh nghiệp phải nộp đầy đủ vào ngân sách.
Theo BizLIVETại báo cáo vừa gửi, Cục Thuế Quảng Nam cho biết Công ty TNHH vàng Phước Sơn bắt đầu kê khai thuế từ năm 2004. Từ đó đến năm 2010, công ty chấp hành tốt mọi việc kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên, đến tháng 6/2010 công ty bắt đầu chậm nộp tiền thuế phát sinh dẫn đến nợ thuế.
Do kê khai định kỳ chưa được thực hiện kịp thời nên Cục Thuế cho biết đã có 11 lần xử phạt doanh nghiệp. Trong tổng số thuế phải nộp từ 2004 đến tháng 7/2014 là hơn 1.033 tỷ đồng, từ đi khoản hoàn thuế giá trị gia tăng 105 tỷ, 2 đơn vị này mới nộp được hơn 650 tỷ đồng. Trong khi đó, theo văn bản trả lời báo chí, đại diện doanh nghiệp khẳng định trước năm 2013, 2 đơn vị này chưa hề nợ thuế.
Còn theo báo cáo của Cục Thuế Quảng Nam, đến 30/6 vừa qua, tổng nợ thuế của 2 nhà máy là 231,6 tỷ đồng. Trong đó, nợ thuế trên 90 ngày thuộc diện phải cưỡng chế để thu hồi là 191 tỷ đồng.
Từ năm 2013 trở về trước, Cục Thuế cho biết đã thường xuyên đôn đốc thu nợ, mời làm việc và nhiều lần công ty đã có cam kết thực hiện trả nợ thuế nhưng công ty không thực hiện theo đúng cam kết. Bên cạnh tình trạng nợ thuế, theo cơ quan này, Besra còn nhiều lần vi phạm các quy định về kê khai.
Cụ thể, ngày 28/11/2013, công ty ký hợp đồng với Công ty Bồng Miêu về việc cho vay vàng, bạc. Công ty TNHH vàng Phước Sơn không thực hiện lập hóa đơn GTGT khi thực hiện việc cho vay này. Ngày 10/4 vừa qua, Cục thuế đã thông báo yêu cầu công ty giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế, tuy nhiên, đến nay Besra vẫn không thực hiện.
Cũng theo Cục thuế, qua phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Đà Nẵng, cơ quan này nhận được thông tin Công ty TNHH vàng Phước Sơn vẫn xuất khẩu hàng sau ngày 7/5 vừa qua. Trong khi đó, đây là thời điểm bắt đầu có hiệu lực cưỡng chế bằng biện pháp vô hiệu hóa đơn. Doanh số xuất khẩu đơn hàng này đạt 61,2 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp không kê khai khoản.
Trong năm 2013, Cục thuế Quảng Nam đã một lần tạm dừng thực hiện cưỡng chế với Besra theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam. Đến đầu năm 2014, Tổng cục Thuế đề nghị Cục thực hiện kiểm tra, giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, sau khi cơ quan này nhiều lần gửi các thông báo về khoản nợ, mời lãnh đạo doanh nghiệp lên làm việc, yêu cầu giải trình thì đều không nhận được phản hồi.
Từ đầu năm 2014 đến 30/6, công ty chỉ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước số tiền là gần 12 tỷ đồng, đạt 12,7% số phải nộp. Qua thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng, các nhà băng đã trích chuyển vào Ngân sách 182 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng vẫn không hiệu quả. Nguyên nhân là công ty vẫn bán hàng hóa và không kê khai doanh số bán hàng.
Trong buổi làm việc gần đây nhất với doanh nghiệp vào cuối tuần trước, lãnh đạo Cục thuế đề nghị công ty nộp các khoản nợ vào ngân sách. Tuy niên, phía Besra đề nghị ngành thuế phải tháo gỡ ngay lập tức các biện pháp cưỡng chế thì công ty mới thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế phát sinh từ tháng 9/2014, còn đối với các khoản nợ thuế cũ, công ty không cam kết trả.
Theo Cục thuế Quảng Nam, sản lượng khai thác vàng sa khoáng, vàng cốm, bạc, vonfram... của Besra từ năm 2008 đến hết 2012 đạt 4.430 tấn.Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tổng nợ thuế là 768 tỷ đồng, trong đó riêng Besra là 231,6 tỷ, chiếm 30%.
Sau khi có báo cáo của Cục thuế và xem xét đề nghị của Tập đoàn Besra, Tổng cục Thuế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đều đã có văn bản về việc gia hạn nộp thuế và tạm ngừng cưỡng chế với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh công ty phải có cam kết bằng văn bản nộp dần nợ thuế, đồng thời việc xem xét giãn nợ thuế và tạm dừng cưỡng chế chỉ được kéo dài trong thời gian tối đa là 24 tháng. Đối với thuế mới phát sinh thì doanh nghiệp phải nộp đầy đủ vào ngân sách.
Bình luận