(VTC News) – Ước tính mỗi năm có khoảng hơn 3 ngàn trẻ bị điếc bẩm sinh và những đứa trẻ này nếu không được can thiệp sẽ trở thành người ‘tàn tật’ về ngôn ngữ.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tỷ lệ nghe kém trước ngôn ngữ chiếm 5%, trong đó có khoảng 75% số trường hợp nghe kém cần phải cấy ốc tai điện tử.
Theo Tổng cục dân số tỷ lệ bệnh của Việt Nam năm 2013 là 1,2 triệu trẻ em có 5.000 trẻ bị nghe kém. Trong số đó, có khoảng 3 – 3,5 ngàn trẻ bị điếc bẩm sinh được sinh ra/năm.
PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng băn khoăn: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân nghe kém sẽ không giao tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, đặc biệt trẻ sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trầm trọng hơn, trẻ sẽ trở thành tàn tật vĩnh viễn, trở thành gánh nặng cho xã hội. Do đó, việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho bệnh nhân cơ hội lớn trong việc phục hồi khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội”.
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc đã tiến hành cấy ốc tai điện tử điều trị điếc bẩm sinh cho trẻ em do các Bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện.
PGS.TS Cao Minh Thành, trưởng khoa Tai Mũi Họng đã có trên 70 trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật với tỷ lệ thành công 100%, giúp các em có thể hòa nhập với cuộc sống và có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường.
Theo PGS.TS Thành, trở ngại lớn nhất là giá thành thiết bị quá cao (hàng trăm triệu đồng) mà không được thanh toán bảo hiểm, hiện nay toàn bộ chi phí do gia đình người bệnh tự chi trả, nhiều trường hợp mắc bệnh mà hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện để phẫu thuật nên chấp nhận con họ bị tàn tật suốt đời.
Tại Ấn Độ, bảo hiểm y tế đã hỗ trợ 100%, Hàn Quốc là 80%, Đài Loan 75%.
Để giúp phát hiện trẻ bị mắc bệnh điếc bẩm sinh, cần có sự nhạy cảm của các bà mẹ. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện nghe kém cần tiến hành các bài test từ khoảng 6- 9 tháng tuổi.
“Có bà mẹ không phát hiện ra trẻ bị điếc bẩm sinh khi thấy trẻ vẫn xem tivi nhưng thực chất đó là trẻ có đáp ứng với hình ảnh chứ không phải âm thanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điếc bẩm sinh như do gen có vấn đề. Chúng tôi đang nghiên cứu về một bộ kít giúp kiểm tra điếc bẩm sinh và có độ nhạy lên tới 90%. Theo đó, với trẻ bị nghi điếc, sẽ được lấy máu trẻ và cả bố mẹ. Từ đó sẽ có chẩn đoán sớm để chữa trị.
Từ đó, có những tư vấn với những người có gen gây bệnh điếc bẩm sinh để hạn chế sinh ra trẻ mắc căn bệnh này”, PGS Thành nói.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân gây điếc như bị tai nạn, chấn thương, nhiễm virus, …cụ thể như virus Rubella.
Trẻ bị điếc khi âm thanh lên tới 90 dB mà không có phản ứng, nếu dưới 90 dB, tức là trẻ bị nghe kém. Và khi bị điếc cần phải cấy ốc tai điện tử.
Thiết bị ốc tai điện tử gồm 1 bộ phận cấy vào trong tai và một bộ phận bên ngoài tai.
Thiết bị này được chỉ định cấy cho trẻ từ 12 tháng đến 6 tuổi. Nhưng theo nghiên cứu, tốt nhất ở thời điểm 12 tháng đến 32 tháng hoặc 36 tháng. Nếu cấy muộn, giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ qua đi nên hiệu quả không cao.
Để được cấy ốc tai điện tử, người được cấy cần được chẩn đoán chắc chắn bị điếc bẩm sinh và đeo máy trợ thính 3 tháng để xem mức độ đáp ứng cũng như thích nghi việc đeo thiết bị sau khi cấy ốc tai.
Sau khi cấy, trẻ cần được điều trị và phục hồi chức năng ngôn ngữ. Không chỉ trẻ, mà bố mẹ trẻ cũng cần tham gia để hướng dẫn con.
BS Thành cho biết: "Năm 2010, tôi từng cấy cho một số cháu, các cháu nay đã đi học lớp 1, lớp 2 và hòa nhập cuộc sống bình thường.
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội được nhà tài trợ tặng 3 bộ ốc tai cho trẻ bị điếc có hoàn cảnh khó khăn, bệnh viện cũng như nhà tài trợ muốn tạo cơ hội cho những cháu này hòa nhập cuộc sống.
Ngoài trẻ bị điếc bẩm sinh có thể được cấy ốc tai điện tử, những người lớn bị điếc sau ngôn ngữ.
Tức là những người trước đó, khả năng nghe hoàn toàn bình thường, có khả năng ngôn ngữ, nhưng do một tai nạn nào đó mà bị điếc như một bệnh nhân tại Thanh Hóa, đi chiến trường, bị sức ép bom nên điếc 1 tai, sau đó điếc nốt tai kia.
Bệnh nhân này đã được cấy ốc tai điện tử và giờ có thể nghe tốt.
Tuy nhiên, do chi phí cấy ốc tai cao khoảng 300 – 700 triệu đồng/bên tai nên không phải ai cũng có điều kiện làm. Vì vậy mong nhà nước có chính sách bảo hiểm y tế cho những người bệnh này để họ không trở thành người tàn tật và trở thành người có ích cho xã hội.
Bệnh viện phối hợp với nhà sản cung cấp ốc tai sẽ trao tặng 3 bộ cấy ghép ốc tai điện tử trị giá 1,2 tỷ đồng".
Nhân dịp này, Khoa Tai Mũi Họng sẽ tiến hành khám và tư vấn cho tất cả các đối tượng có bất thường về thính lực đặc biệt là những đối tượng trẻ em có điếc bẩm sinh. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ lựa chọn những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để tiến hành mổ miễn phí thiết bị ốc tai điện tử này.
Bệnh nhân có thể liên hệ tại phòng 410 Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hoặc liên hệ trực tiếp qua điện thoại: 0462934614 hoặc website: phauthuatcotsong.com để biết thêm thông tin.
Nam Anh
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tỷ lệ nghe kém trước ngôn ngữ chiếm 5%, trong đó có khoảng 75% số trường hợp nghe kém cần phải cấy ốc tai điện tử.
Nếu không được bảo hiểm hỗ trợ chi phí, không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội cấy ốc tai điện tử. Ảnh: VNE |
PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng băn khoăn: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân nghe kém sẽ không giao tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, đặc biệt trẻ sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trầm trọng hơn, trẻ sẽ trở thành tàn tật vĩnh viễn, trở thành gánh nặng cho xã hội. Do đó, việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho bệnh nhân cơ hội lớn trong việc phục hồi khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội”.
PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. |
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc đã tiến hành cấy ốc tai điện tử điều trị điếc bẩm sinh cho trẻ em do các Bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện.
PGS.TS Cao Minh Thành, trưởng khoa Tai Mũi Họng đã có trên 70 trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật với tỷ lệ thành công 100%, giúp các em có thể hòa nhập với cuộc sống và có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường.
Theo PGS.TS Thành, trở ngại lớn nhất là giá thành thiết bị quá cao (hàng trăm triệu đồng) mà không được thanh toán bảo hiểm, hiện nay toàn bộ chi phí do gia đình người bệnh tự chi trả, nhiều trường hợp mắc bệnh mà hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện để phẫu thuật nên chấp nhận con họ bị tàn tật suốt đời.
Tại Ấn Độ, bảo hiểm y tế đã hỗ trợ 100%, Hàn Quốc là 80%, Đài Loan 75%.
Để giúp phát hiện trẻ bị mắc bệnh điếc bẩm sinh, cần có sự nhạy cảm của các bà mẹ. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện nghe kém cần tiến hành các bài test từ khoảng 6- 9 tháng tuổi.
“Có bà mẹ không phát hiện ra trẻ bị điếc bẩm sinh khi thấy trẻ vẫn xem tivi nhưng thực chất đó là trẻ có đáp ứng với hình ảnh chứ không phải âm thanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điếc bẩm sinh như do gen có vấn đề. Chúng tôi đang nghiên cứu về một bộ kít giúp kiểm tra điếc bẩm sinh và có độ nhạy lên tới 90%. Theo đó, với trẻ bị nghi điếc, sẽ được lấy máu trẻ và cả bố mẹ. Từ đó sẽ có chẩn đoán sớm để chữa trị.
Từ đó, có những tư vấn với những người có gen gây bệnh điếc bẩm sinh để hạn chế sinh ra trẻ mắc căn bệnh này”, PGS Thành nói.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân gây điếc như bị tai nạn, chấn thương, nhiễm virus, …cụ thể như virus Rubella.
Trẻ bị điếc khi âm thanh lên tới 90 dB mà không có phản ứng, nếu dưới 90 dB, tức là trẻ bị nghe kém. Và khi bị điếc cần phải cấy ốc tai điện tử.
Thiết bị ốc tai điện tử gồm 1 bộ phận cấy vào trong tai và một bộ phận bên ngoài tai.
Ốc tai điện tử. |
Thiết bị này được chỉ định cấy cho trẻ từ 12 tháng đến 6 tuổi. Nhưng theo nghiên cứu, tốt nhất ở thời điểm 12 tháng đến 32 tháng hoặc 36 tháng. Nếu cấy muộn, giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ qua đi nên hiệu quả không cao.
Để được cấy ốc tai điện tử, người được cấy cần được chẩn đoán chắc chắn bị điếc bẩm sinh và đeo máy trợ thính 3 tháng để xem mức độ đáp ứng cũng như thích nghi việc đeo thiết bị sau khi cấy ốc tai.
Sau khi cấy, trẻ cần được điều trị và phục hồi chức năng ngôn ngữ. Không chỉ trẻ, mà bố mẹ trẻ cũng cần tham gia để hướng dẫn con.
BS Thành cho biết: "Năm 2010, tôi từng cấy cho một số cháu, các cháu nay đã đi học lớp 1, lớp 2 và hòa nhập cuộc sống bình thường.
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội được nhà tài trợ tặng 3 bộ ốc tai cho trẻ bị điếc có hoàn cảnh khó khăn, bệnh viện cũng như nhà tài trợ muốn tạo cơ hội cho những cháu này hòa nhập cuộc sống.
Ngoài trẻ bị điếc bẩm sinh có thể được cấy ốc tai điện tử, những người lớn bị điếc sau ngôn ngữ.
Tức là những người trước đó, khả năng nghe hoàn toàn bình thường, có khả năng ngôn ngữ, nhưng do một tai nạn nào đó mà bị điếc như một bệnh nhân tại Thanh Hóa, đi chiến trường, bị sức ép bom nên điếc 1 tai, sau đó điếc nốt tai kia.
Bệnh nhân này đã được cấy ốc tai điện tử và giờ có thể nghe tốt.
Tuy nhiên, do chi phí cấy ốc tai cao khoảng 300 – 700 triệu đồng/bên tai nên không phải ai cũng có điều kiện làm. Vì vậy mong nhà nước có chính sách bảo hiểm y tế cho những người bệnh này để họ không trở thành người tàn tật và trở thành người có ích cho xã hội.
Bệnh viện phối hợp với nhà sản cung cấp ốc tai sẽ trao tặng 3 bộ cấy ghép ốc tai điện tử trị giá 1,2 tỷ đồng".
Nhân dịp này, Khoa Tai Mũi Họng sẽ tiến hành khám và tư vấn cho tất cả các đối tượng có bất thường về thính lực đặc biệt là những đối tượng trẻ em có điếc bẩm sinh. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ lựa chọn những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để tiến hành mổ miễn phí thiết bị ốc tai điện tử này.
Bệnh nhân có thể liên hệ tại phòng 410 Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hoặc liên hệ trực tiếp qua điện thoại: 0462934614 hoặc website: phauthuatcotsong.com để biết thêm thông tin.
Nam Anh
Bình luận