Đức loay hoay với chính biến Ukraine

Thế giớiThứ Bảy, 03/05/2014 12:38:00 +07:00

(VTC News) - Thủ tướng Angela Merkel tỏ ý muốn giải quyết vấn đề Ukraine bằng ngoại giao trong khi các doanh nghiệp lớn của Đức đề nghị không trừng phạt Nga.

(VTC News) - Thủ tướng Angela Merkel tỏ ý muốn giải quyết vấn đề Ukraine bằng ngoại giao trong khi các doanh nghiệp lớn của Đức đề nghị không trừng phạt Nga.

Theo báo Tâm điểm của Đức, Thủ tướng Angela Merkel không bác bỏ việc có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga do cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Ukraine, song bà khẳng định phải ưu tiên cho các nỗ lực ngoại giao.
Thủ tướng Đức Angela Merkel 
Bà khẳng định Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong việc tìm kiếm các bước đi tiếp theo.

Trong khi đó, một số công ty lớn của Đức kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel phản đối việc Washington thực hiện những biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại Nga do mâu thuẫn quan điểm về Crưm và Ukraine.

Interfax cho biết, trong số các công ty phản đối các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga có BASF SE, Siemens AG, Volkswagen AG, Adidas AG và Deutsche Bank AG . Họ đã đưa ra tuyên bố nói trên bằng hai cách, cả công khai, cả riêng tư.
Trực thăng quân đội Ukraine rơi ở miền Đông
Ngoài ra,  tờ The Wall Street Journal cũng dẫn nguồn tin cậy của mình nói: "Trong khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng trầm trọng, các quan chức của Đức nhận được một loạt các cú điện thoại từ các nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty lớn với lời đề nghị chính quyền không thực hiện những bước đi có thể dẫn tới tổn hại cho lợi ích thương mại của những công ty này tại Liên bang Nga".

Trong diễn biến liên quan, ngày 2/5, phát biểu sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) - Ngoại trưởng Thụy Sĩ Didier Burkhalter, Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier nhấn mạnh: “Những nỗ lực để giải phóng một nhóm các quan sát viên quốc tế đang bị quân ly khai ở Ukraine bắt giữ đang ở một giai đoạn quan trọng".
Quân đội Ukraine tham gia chiến dịch quân sự ở Slavyansk 
Ông Steinmeier cho rằng giai đoạn rất nhạy cảm của các cuộc đàm phán đang diễn ra. Ông Steinmeier gọi cuộc khủng hoảng Ukraine là một "thách thức rất lớn cho tất cả các bên liên quan", đồng thời cho rằng các cuộc đụng độ trong ngày 2/5 cho thấy bạo lực tại quốc gia này không thể sớm giải quyết.

Với vai trò trung lập, Thụy Sĩ đang giữ vị trí lãnh đạo của OSCE và cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng đã gây căng thẳng nhất trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ thời điểm Chiến tranh Lạnh tới nay.
Video chiến cơ Ukraine bay lượn ở miền Đông
8 nhà quan sát OSCE, trong đó có 4 người Đức, bị bắt cuối tuần trước tại điểm nóng Slavyansk - thị trấn chủ yếu nói tiếng Nga ở phía Đông Ukraine.

Thủ tướng Merkel cũng cho rằng quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử theo kế hoạch ở Ukraine cần phải được Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) hỗ trợ để có thể đạt được những ''tiến triển thực sự".

Tùng Đinh
(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn