Vấn đề này đang được Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz lên kế hoạch thảo luận với các đồng nghiệp phía Mỹ trong thời gian tới.
Chủ đề về các giới hạn trừng phạt kinh tế với Nga cũng sẽ được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm với Tổng thống Trump vào cuối tháng 4 này.
Đề nghị này không phải chỉ áp dụng với một số tập đoàn hay doanh nghiệp nhất định, mà là đối với toàn bộ nền thương mại của Đức.
Các tập đoàn lớn của Đức như Siemens, Daimler và Volkswagen bị thiệt hại nặng nề khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga trong lĩnh vực hợp tác với EU. Các doanh nhân Đức lo ngại họ sẽ tếp tục mất hàng trăm triệu Euro vì những trở ngại đến từ lệnh trừng phạt Nga của Mỹ.
Theo báo cáo của The Wall Street Journal, kim ngạch thương mại giữa Đức và Nga trong năm 2017 vẫn đạt được 54,5 tỷ Euro, bất chấp những hạn chế, cao hơn 11 tỷ so với năm 2016.
Vào ngày 6/4 vừa qua, Mỹ tiếp tục đưa ra danh sách và biện pháp trừng phạt mới áp đặt với hàng loạt các chính trị gia Nga, các quan chức và các nhà quản lý cao cấp của các tập đoàn nhà nước.
Sau khi lệnh trừng phạt mới chính thức được công bố, thị trường chứng khoán Nga lao dốc, tỷ giá đồng Rúp được ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng một năm rưỡi qua.
Trong khi đó, vào tháng 9/2017, báo cáo của đặc phái viên Idris Jazairi đánh giá về tác động của các lệnh trừng phạt Mỹ và EU áp đặt lên Nga từ năm 2014 cho thấy, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) chịu thiệt hại tới hơn 100 tỷ USD và tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga ở mức 55 tỷ USD.
Ngày 13/9/2017, Phòng Thương mại Nga-Đức thuộc chính phủ Nga công bố kết quả thăm dò ý kiến các công ty của Đức đang hoạt động tại Nga, cho thấy 97% đại diện doanh nghiệp Berlin đánh giá tiêu cực về các biện pháp trừng phạt của Washington áp đặt đối với Matxcơva.
Bình luận