(VTC News) - 125 ứng viên được tuyển chọn cho chương trình 'Đào tạo điều dưỡng viên đến từ Việt Nam' trong năm 2015 để sang Đức làm việc.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong ngành điều dưỡng ở Đức, lần đầu tiên trong khuôn khổ dự án hợp tác thí điểm Đức-Việt triển khai vào năm 2013, 100 lao động Việt Nam đã được lựa chọn để tham gia khóa đào tạo trở thành điều dưỡng viên chăm sóc người già ở Đức.
Trái ngược với Đức, Việt Nam có một cơ cấu dân số trẻ (60% dân số sinh sau năm 1975) và có tiềm năng dồi dào về nguồn lao động.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong ngành điều dưỡng ở Đức, lần đầu tiên trong khuôn khổ dự án hợp tác thí điểm Đức-Việt triển khai vào năm 2013, 100 lao động Việt Nam đã được lựa chọn để tham gia khóa đào tạo trở thành điều dưỡng viên chăm sóc người già ở Đức.
Quan chức Việt Nam và Đức trong buổi tuyển chọn các ứng viên đào tạo điều dưỡng |
Trái ngược với Đức, Việt Nam có một cơ cấu dân số trẻ (60% dân số sinh sau năm 1975) và có tiềm năng dồi dào về nguồn lao động.
Khóa đào tạo ở Đức sẽ cung cấp cho các lao động trẻ Việt Nam các triển vọng mới về ngôn ngữ, kinh tế và văn hóa ở Đức.
Về phía chính phủ Việt Nam, đào tạo nghề ở Đức cho lực lượng lao động Việt Nam sau này sẽ quay trở về quê hương cống hiến cũng được đánh giá cao và được hỗ trợ về nhiều mặt.
Dự án được Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức (BMWi) ủy nhiệm cho tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện.
Đối tác của GIZ là Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) và Trung tâm giới thiệu việc làm (ZAV). Dự án được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA) và đặc biệt là Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) hỗ trợ.
Với một số lượng hồ sơ đáng mừng tham dự vào dự án, MOLISA đã sơ tuyển và chọn ra 125 ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn với độ tuổi từ 21-25 tuổi cho khóa 2 của dự án.
Đa số các ứng viên được lựa chọn đều đáp ứng được yêu cầu tuyển chọn của chương trình là có kiến thức cơ bản về chuyên ngành điều dưỡng.
Để chuẩn bị cho khóa đào tạo ở Đức, bắt đầu từ tháng 8.2014 các học viên sẽ được học tiếng Đức cấp tốc trong một năm tại Viện Goethe Hà Nội với sự hỗ trợ kinh phí của chính phủ Đức.
Mục tiêu khi kết thúc khóa học tiếng là ứng viên đạt trình độ tiếng Đức B2. Bên cạnh đó để giúp nâng cao khả năng hòa nhập xã hội khi sang Đức, các ứng viên sẽ được tham gia các khóa học tiếng chuyên môn cũng như một chương trình hỗ trợ đa văn hóa.
Bắt đầu từ năm 2015, việc hợp tác sẽ được thực hiện lâu dài trong khuôn khổ hợp tác đào tạo kinh tế tư nhân Đức-Việt.
Tùng Đinh
Về phía chính phủ Việt Nam, đào tạo nghề ở Đức cho lực lượng lao động Việt Nam sau này sẽ quay trở về quê hương cống hiến cũng được đánh giá cao và được hỗ trợ về nhiều mặt.
Dự án được Bộ Kinh tế và Năng lượng liên bang Đức (BMWi) ủy nhiệm cho tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện.
Đối tác của GIZ là Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) và Trung tâm giới thiệu việc làm (ZAV). Dự án được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA) và đặc biệt là Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) hỗ trợ.
Các ứng viên được lựa chọn cho chương trình đào tạo |
Với một số lượng hồ sơ đáng mừng tham dự vào dự án, MOLISA đã sơ tuyển và chọn ra 125 ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn với độ tuổi từ 21-25 tuổi cho khóa 2 của dự án.
Đa số các ứng viên được lựa chọn đều đáp ứng được yêu cầu tuyển chọn của chương trình là có kiến thức cơ bản về chuyên ngành điều dưỡng.
Để chuẩn bị cho khóa đào tạo ở Đức, bắt đầu từ tháng 8.2014 các học viên sẽ được học tiếng Đức cấp tốc trong một năm tại Viện Goethe Hà Nội với sự hỗ trợ kinh phí của chính phủ Đức.
Mục tiêu khi kết thúc khóa học tiếng là ứng viên đạt trình độ tiếng Đức B2. Bên cạnh đó để giúp nâng cao khả năng hòa nhập xã hội khi sang Đức, các ứng viên sẽ được tham gia các khóa học tiếng chuyên môn cũng như một chương trình hỗ trợ đa văn hóa.
Bắt đầu từ năm 2015, việc hợp tác sẽ được thực hiện lâu dài trong khuôn khổ hợp tác đào tạo kinh tế tư nhân Đức-Việt.
Tùng Đinh
Bình luận