(VTC News) - Truyền hình kỹ thuật số đã đến hầu hết các gia đình Việt, nhưng ai là nơi đầu tiên thực hiện việc này?
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2020 Việt Nam sẽ hoàn thành Số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Để hoàn thành mục tiêu này, VTC với vị thế là Đài truyền hình đầu tiên đưa truyền hình số vào Việt Nam có vai trò rất quan trọng, trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tính luỹ kinh nghiệm và phổ biến những ưu điểm của truyền hình số với chất lượng vượt trội đến người dân.
Trăn trở và hành động
Khi nhắc đến số hoá truyền hình, một cái tên gạo cội trong làng truyền hình của Việt Nam đã trở nên quen thuộc, đó là Tiến sĩ Thái Minh Tần – người có công lớn hàng đầu trong việc đưa truyền hình số vào Việt Nam
Ngay từ khi cái cảnh mỗi nhà một chiếc ăng ten trên nóc đã trở nên quen thuộc và thậm chí ngay cả khi truyền hình cáp đang được ưa chuộng, ông đã nói: “Khoa học công nghệ phát triển không cho phép con người tiếp tục đặt niềm tin vào một hình thức truyền hình cho chất lượng hình ảnh âm thanh trung bình lãng phí tài nguyên tần số, phụ thuộc vào thời tiết như analog.
Đó là chưa tính đến việc lưu trữ, bảo quản băng hình của hệ thống truyền hình analog không khác gì một thư viện sách báo truyền thống, tốn diện tích, tìm hiếm lâu, thiếu an toàn. Còn truyền hình cáp, với chất lượng tốt hơn, kênh phát sóng cũng nhiều không kém truyền hình kĩ thuật số, nhưng cũng không nên đánh giá cao. Đơn giản, bởi nó quá tốn kém và thiếu linh động trong việc mở rộng diện phủ cáp”.
Đầu năm 2001, dưới sự chỉ đạo của tập thể lãnh đạo VTC đứng đầu là TS Thái Minh Tần, công nghệ phát hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB–T được triển khai thành công tại Việt Nam. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông nước nhà.
Chưa dừng lại ở đấy. Người đứng đầu con thuyền VTC tiếp tục cuộc tìm kiếm, ông lặn lội hết cuộc triển lãm này tới cuộc triển lãm khác. Bất kỳ ở đâu, cho dù đó là các nước láng giềng Trung Quốc, Singapore, hay tận bên kia quả địa cầu: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hễ có triển lãm công nghệ mới là ông tìm đến.
Việc tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những dịch vụ truyền thông ngày một hiện đại hơn. Tuy không còn bị những lực cản như trước nữa, nhưng nó đòi hỏi người đứng đầu VTC phải “vắt óc” suy nghĩ nhiều hơn, đặc biệt là phải dự báo được tương lai ngành truyền hình sẽ phát triển như thế nào.
Chính vì có dự cảm rất tốt về tương lai nên khi mà đa số người dân nước ta còn đang “làm quen” với truyền hình số và việc phóng vệ tinh Vinasat1 còn đang trong “thì tương lai” thì ông đã nói: “người dân cần một hình thức truyền hình mới hiện đại hơn, đem lại các chương trình với nội dung hấp dẫn, chất lượng hình ảnh rõ nét, âm thanh trung thực, sống động, đó chính là truyền hình độ phân giải cao HDTV (High Definition Television).
Tháng 7/2011, VTC thực hiện nhiệm vụ chuyển giao thế hệ lãnh đạo, ông Nguyễn Xuân Cường chính thức tiếp quản chức vụ Tổng Giám Đốc VTC từ Tiến sĩ Thái Minh Tần với quyết tâm sẽ nâng tầm thương hiệu của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC và tiến tới là Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện VTC.
Tổng công ty sẽ phát triển toàn diện với các mũi nhọn là Đài truyền hình KTS VTC; Khối Dịch vụ Truyền hình; Khối Viễn thông và Khối Nội dung số để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng giao phó.
Trong sự kiện chào năm 2012 với Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương: các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Ngân hàng thương mại Nhà nước - chủ lực của nền kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định các giá trị cốt lõi của VTC là Con người, Công nghệ và Nội dung, thông điệp mà VTC muốn truyền tải là: “Tiên phong, sáng tạo, táo bạo, thành công” đối với gia đoạn phát triển tiếp theo của mình.
VTC có nhiệm vụ góp phần đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về Công nghệ Thông tin theo đề án của Chính Phủ. Ông Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, VTC sẽ làm tốt trong nước, lấy nội lực để tiến xa ra nước ngoài, VTC đã tiếp sóng ra thế giới (kênh VTC 10 phủ sóng ở 20 quốc gia, trong đó đã thu được nguồn ngoại tệ đầu tiên từ 3 nước), trên cơ sở bám sát nội dung, trên cơ sở kế thừa, từng bước nâng cấp tiến tới phát triển trên tầng cao mới, vững chắc.
Hiện tại, VTC đang cung cấp dịch vụ trên vệ tinh Việt Nam Vinasat 1 gồm 60 kênh SD và 12 kênh HD, phục vụ người dùng dịch vụ truyền hình tốt nhất hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, độ phủ sóng cả nước của VTC trong năm 2011 là 65%, nhưng sau khi hoàn thành các dự án mở rộng phạm vi phát sóng, hiện tại độ phủ sóng của VTC đã đạt trên 80%.
Có thể đạt mục tiêu sớm
Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn Thông (Bộ TT&TT ngày nay) - Tiến sĩ Mai Liêm Trực khẳng định, Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu số hoá truyền hình sớm hơn và dự kiến dấu mốc đó là năm 2017, bởi công nghệ DVB-T đã được triển khai từ Việt Nam rất sớm.
Theo Tiến sĩ, truyền hình tuy vào Việt Nam chậm, nhưng truyền hình số lại gia nhập Việt Nam sớm nhất so với Đông Nam Á, doanh nghiệp tiên phong là VTC với việc đưa truyền hình số vào Việt Nam từ năm 2000.
Từng kinh qua nhiều chức vụ liên quan đến viễn thông, mạng... Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho biết, so với mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 nước ta hoàn thành số hoá truyền hình, nhưng hầu hết năm 2015 thì các nước đã hoàn thành việc này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các vấn đề kinh tế - xã hội, khả năng tài chính của người dân chưa cao. Tuy nhiên, xét về công nghệ truyền dẫn và phát sóng thì chúng ta không hề thua kém các nước bạn, và so với dấu mốc 2020 thì chúng ta có thể hoàn thành trước 3 năm.
Theo xu thế hiện đại, truyền hình ngày càng đa dạng và nhu cầu thưởng thứccủa người dân ngày càng cao, truyền hình HDTV (độ nét cao), hoặc 3DTV (truyền hình không gian 3 chiều), chỉ có thể thực hiện trên công nghệ truyền hình số.
Việc số hoá truyền hình, tạo điều kiện cho truyền hình số mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình internet phát triển,người dân có quyền lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình, tất nhiên để được người dân lựa chọn thì chất lượng dịch vụ truyền hình phải cao. Hiện nay, công nghệ, kể cả công nghệ máy thu phát triển rất nhanh, đầu thu ngày càng rẻ tạo điều kiện cho người dân có sức mua để chuyển sang truyền hình số.
Nhờ việc số hoá truyền hình, thị trường truyền đẫn cũng sẽ sôi động hơn, kết quả là người dân được hưởng lợi đơn, lợi kép, từ chất lượng dịch vụ cao cho đến giá thành rẻ, phù hợp.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng cho biết, theo đề án từ 1/1/2014 tất cả các thiết bị máy phát, máy thu hình sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải theo tiêu chuẩn công nghệ số buộc theo tiêu chuẩn DVB-T2/MPEG-4. Tức là chỉ với một chiếc ti vi, người sử dụng có thể xem được cả truyền hình số và truyền hình tương tự.
Thuận lợi tiếp theolà trên thị trường hiện nay máy thu hình chủ yếu là các máy thu hình công nghệ màn hình LCD, LED, PLASMA về cơ bản đã sẵn sàng hoặc rất dễ dàng nâng cấp để tương thích với tiêu chuẩn công nghệ truyền hình số. Mặt khác thị phần cũng tập trung vào một số hãng lớn như SONY, LG, SAMSUNG… nên chúng ta cũng có thể kiểm soát quá trình sản xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn công nghệ số một cách thuận lợi.
Mặt khác nhà nước cũng có những chính sách về vốn, về thuế, về đầu tư để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ví dụ trong đề án cũng xác định các thiết bị truyền hình số là các sản phẩm công nghệ cao sẽ được miễn, giảm thuế ở mức cao nhất theo Luật Công nghệ cao. Với quy định đó trong thời gian tới thì giá thành các tivi công nghệ số (có tích hợp cả bảng mạch số bên trong) có thể còn rẻ hơn các tivi công nghệ tương tự cùng loại hiện giờ. Cho nên có thể nói, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước khi thực hiện số hóa truyền hình.
Tháng 6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son làm Trưởng ban, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hoàn thành các mục tiêu của đề án đạt ra đúng hoặc sớm hơn lộ trình đã đề ra.
Phan Minh
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2020 Việt Nam sẽ hoàn thành Số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Để hoàn thành mục tiêu này, VTC với vị thế là Đài truyền hình đầu tiên đưa truyền hình số vào Việt Nam có vai trò rất quan trọng, trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tính luỹ kinh nghiệm và phổ biến những ưu điểm của truyền hình số với chất lượng vượt trội đến người dân.
Lộ trình này đã được Chính phủ nêu rõ trong Quyết định 2451/QĐ-TTg về “ Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” được ký ngày 27/12/2011. Đây thực sự là một cuộc cách mạng truyền hình, nhưng trước đó, từ năm 2000 VTC đã là đơn vị đi đầu trong việc số hoá truyền dẫn - truyền hình, đây nhiệm vụ thứ 3 "Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin" trong Đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT của Chính phủ; đồng thời VTC cũng đem lại nhiều đóng góp trong Đề án Số hoá truyền dẫn, truyền hình mặt đất của Chính phủ cho đến năm 2020.
Trăn trở và hành động
Khi nhắc đến số hoá truyền hình, một cái tên gạo cội trong làng truyền hình của Việt Nam đã trở nên quen thuộc, đó là Tiến sĩ Thái Minh Tần – người có công lớn hàng đầu trong việc đưa truyền hình số vào Việt Nam
Ngay từ khi cái cảnh mỗi nhà một chiếc ăng ten trên nóc đã trở nên quen thuộc và thậm chí ngay cả khi truyền hình cáp đang được ưa chuộng, ông đã nói: “Khoa học công nghệ phát triển không cho phép con người tiếp tục đặt niềm tin vào một hình thức truyền hình cho chất lượng hình ảnh âm thanh trung bình lãng phí tài nguyên tần số, phụ thuộc vào thời tiết như analog.
Đó là chưa tính đến việc lưu trữ, bảo quản băng hình của hệ thống truyền hình analog không khác gì một thư viện sách báo truyền thống, tốn diện tích, tìm hiếm lâu, thiếu an toàn. Còn truyền hình cáp, với chất lượng tốt hơn, kênh phát sóng cũng nhiều không kém truyền hình kĩ thuật số, nhưng cũng không nên đánh giá cao. Đơn giản, bởi nó quá tốn kém và thiếu linh động trong việc mở rộng diện phủ cáp”.
Đầu năm 2001, dưới sự chỉ đạo của tập thể lãnh đạo VTC đứng đầu là TS Thái Minh Tần, công nghệ phát hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB–T được triển khai thành công tại Việt Nam. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của giới truyền thông nước nhà.
Chưa dừng lại ở đấy. Người đứng đầu con thuyền VTC tiếp tục cuộc tìm kiếm, ông lặn lội hết cuộc triển lãm này tới cuộc triển lãm khác. Bất kỳ ở đâu, cho dù đó là các nước láng giềng Trung Quốc, Singapore, hay tận bên kia quả địa cầu: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hễ có triển lãm công nghệ mới là ông tìm đến.
Chảo thu tín hiệu của VTC |
Việc tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những dịch vụ truyền thông ngày một hiện đại hơn. Tuy không còn bị những lực cản như trước nữa, nhưng nó đòi hỏi người đứng đầu VTC phải “vắt óc” suy nghĩ nhiều hơn, đặc biệt là phải dự báo được tương lai ngành truyền hình sẽ phát triển như thế nào.
Chính vì có dự cảm rất tốt về tương lai nên khi mà đa số người dân nước ta còn đang “làm quen” với truyền hình số và việc phóng vệ tinh Vinasat1 còn đang trong “thì tương lai” thì ông đã nói: “người dân cần một hình thức truyền hình mới hiện đại hơn, đem lại các chương trình với nội dung hấp dẫn, chất lượng hình ảnh rõ nét, âm thanh trung thực, sống động, đó chính là truyền hình độ phân giải cao HDTV (High Definition Television).
Tháng 7/2011, VTC thực hiện nhiệm vụ chuyển giao thế hệ lãnh đạo, ông Nguyễn Xuân Cường chính thức tiếp quản chức vụ Tổng Giám Đốc VTC từ Tiến sĩ Thái Minh Tần với quyết tâm sẽ nâng tầm thương hiệu của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC và tiến tới là Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện VTC.
Tổng công ty sẽ phát triển toàn diện với các mũi nhọn là Đài truyền hình KTS VTC; Khối Dịch vụ Truyền hình; Khối Viễn thông và Khối Nội dung số để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng giao phó.
Trong sự kiện chào năm 2012 với Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương: các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Ngân hàng thương mại Nhà nước - chủ lực của nền kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định các giá trị cốt lõi của VTC là Con người, Công nghệ và Nội dung, thông điệp mà VTC muốn truyền tải là: “Tiên phong, sáng tạo, táo bạo, thành công” đối với gia đoạn phát triển tiếp theo của mình.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trao đổi với Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ VTC về truyền hình số ngay sau khi xem thử dịch vụ truyền hình 3D của VTC tại sự kiện triển lãm Vietnam comm |
VTC có nhiệm vụ góp phần đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về Công nghệ Thông tin theo đề án của Chính Phủ. Ông Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, VTC sẽ làm tốt trong nước, lấy nội lực để tiến xa ra nước ngoài, VTC đã tiếp sóng ra thế giới (kênh VTC 10 phủ sóng ở 20 quốc gia, trong đó đã thu được nguồn ngoại tệ đầu tiên từ 3 nước), trên cơ sở bám sát nội dung, trên cơ sở kế thừa, từng bước nâng cấp tiến tới phát triển trên tầng cao mới, vững chắc.
Hiện tại, VTC đang cung cấp dịch vụ trên vệ tinh Việt Nam Vinasat 1 gồm 60 kênh SD và 12 kênh HD, phục vụ người dùng dịch vụ truyền hình tốt nhất hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, độ phủ sóng cả nước của VTC trong năm 2011 là 65%, nhưng sau khi hoàn thành các dự án mở rộng phạm vi phát sóng, hiện tại độ phủ sóng của VTC đã đạt trên 80%.
Có thể đạt mục tiêu sớm
Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn Thông (Bộ TT&TT ngày nay) - Tiến sĩ Mai Liêm Trực khẳng định, Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu số hoá truyền hình sớm hơn và dự kiến dấu mốc đó là năm 2017, bởi công nghệ DVB-T đã được triển khai từ Việt Nam rất sớm.
Theo Tiến sĩ, truyền hình tuy vào Việt Nam chậm, nhưng truyền hình số lại gia nhập Việt Nam sớm nhất so với Đông Nam Á, doanh nghiệp tiên phong là VTC với việc đưa truyền hình số vào Việt Nam từ năm 2000.
Từng kinh qua nhiều chức vụ liên quan đến viễn thông, mạng... Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho biết, so với mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 nước ta hoàn thành số hoá truyền hình, nhưng hầu hết năm 2015 thì các nước đã hoàn thành việc này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các vấn đề kinh tế - xã hội, khả năng tài chính của người dân chưa cao. Tuy nhiên, xét về công nghệ truyền dẫn và phát sóng thì chúng ta không hề thua kém các nước bạn, và so với dấu mốc 2020 thì chúng ta có thể hoàn thành trước 3 năm.
Theo xu thế hiện đại, truyền hình ngày càng đa dạng và nhu cầu thưởng thứccủa người dân ngày càng cao, truyền hình HDTV (độ nét cao), hoặc 3DTV (truyền hình không gian 3 chiều), chỉ có thể thực hiện trên công nghệ truyền hình số.
Việc số hoá truyền hình, tạo điều kiện cho truyền hình số mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình internet phát triển,người dân có quyền lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình, tất nhiên để được người dân lựa chọn thì chất lượng dịch vụ truyền hình phải cao. Hiện nay, công nghệ, kể cả công nghệ máy thu phát triển rất nhanh, đầu thu ngày càng rẻ tạo điều kiện cho người dân có sức mua để chuyển sang truyền hình số.
Nhờ việc số hoá truyền hình, thị trường truyền đẫn cũng sẽ sôi động hơn, kết quả là người dân được hưởng lợi đơn, lợi kép, từ chất lượng dịch vụ cao cho đến giá thành rẻ, phù hợp.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng cho biết, theo đề án từ 1/1/2014 tất cả các thiết bị máy phát, máy thu hình sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải theo tiêu chuẩn công nghệ số buộc theo tiêu chuẩn DVB-T2/MPEG-4. Tức là chỉ với một chiếc ti vi, người sử dụng có thể xem được cả truyền hình số và truyền hình tương tự.
Thuận lợi tiếp theolà trên thị trường hiện nay máy thu hình chủ yếu là các máy thu hình công nghệ màn hình LCD, LED, PLASMA về cơ bản đã sẵn sàng hoặc rất dễ dàng nâng cấp để tương thích với tiêu chuẩn công nghệ truyền hình số. Mặt khác thị phần cũng tập trung vào một số hãng lớn như SONY, LG, SAMSUNG… nên chúng ta cũng có thể kiểm soát quá trình sản xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn công nghệ số một cách thuận lợi.
Mặt khác nhà nước cũng có những chính sách về vốn, về thuế, về đầu tư để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ví dụ trong đề án cũng xác định các thiết bị truyền hình số là các sản phẩm công nghệ cao sẽ được miễn, giảm thuế ở mức cao nhất theo Luật Công nghệ cao. Với quy định đó trong thời gian tới thì giá thành các tivi công nghệ số (có tích hợp cả bảng mạch số bên trong) có thể còn rẻ hơn các tivi công nghệ tương tự cùng loại hiện giờ. Cho nên có thể nói, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước khi thực hiện số hóa truyền hình.
Tháng 6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son làm Trưởng ban, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hoàn thành các mục tiêu của đề án đạt ra đúng hoặc sớm hơn lộ trình đã đề ra.
Phan Minh
Bình luận