• Zalo

Đưa tiễn nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về miền mây trắng

Sao ViệtChủ Nhật, 09/07/2023 14:52:00 +07:00Google News

Lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra sáng 9/7, đến viếng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ngày cuối, nhiều bạn bè đọc thơ bên linh cữu tặng bà.

Sáng 9/7, gia đình tổ chức lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Con gái lớn Hoàng Dạ Thư cho biết gia đình đưa linh cữu của cố nhà thơ hỏa táng tại TP. Thủ Đức, sau đó mang về thờ tại nhà riêng ở TP.HCM.

Con gái thứ hai là Dạ Thư từ Mỹ trở về để tiễn đưa mẹ đoạn đường cuối. Chị Dạ Thư chia sẻ gia đình muốn đưa di hài của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về Huế, nhưng sức khỏe của cha - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - hiện rất yếu, cần người thân kề cận chăm sóc.

Lễ động quan, tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra sáng 9/7. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Lễ động quan, tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra sáng 9/7. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời lúc 5h ngày 6/7 tại nhà riêng ở TPHCM, sau thời gian dài đau yếu vì bệnh tật. Những năm cuối đời, bà bị bệnh Alzheimer hành hạ nên mất trí nhớ, ăn uống khó khăn.

Lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra ấm cúng tại nhà riêng ở TP.HCM với sự có mặt của con cháu, bạn bè thân thiết. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ diễn ra ấm cúng tại nhà riêng ở TP.HCM với sự có mặt của con cháu, bạn bè thân thiết. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Hay tin bà qua đời, nhiều bạn bè, đồng nghiệp không ngại đường xa tới tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nhà thơ Trần Chấn Uy cùng nhà văn Ngô Thảo, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Ngô Xuân Hội, nhà văn Bích Ngân đến từ biệt đồng nghiệp ngày 8/7.

Bạn bè, đồng nghiệp tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nhiều người nán lại đọc những bài thơ nổi tiếng của bà. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Bạn bè, đồng nghiệp tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nhiều người nán lại đọc những bài thơ nổi tiếng của bà. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam sau chuyến công tác cũng kịp về viếng nữ nhà thơ. Nhớ lại kỷ niệm thăm vợ chồng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Hoàng Phủ Ngọc Tường, đạo diễn Hoàng Nhật Nam cho biết thuở ấy nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ rất đẹp và duyên dáng.

"Chất giọng nhẹ nhàng ân cần hỏi thăm, dọn đồ ăn thức uống thiết đãi cháu con tới chơi nhà. Thật may mắn và tự hào vì được thơm lây tài văn khoa, tư chất lãng mạn của dòng họ Hoàng. Đến viếng bà Lâm Thị Mỹ Dạ đêm cuối, cũng còn nhiều người yêu thơ của bà tới viếng và đọc thơ bên linh cữu tặng bà", đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ.

 Nhà thơ Bùi Kim Anh kể mỗi lần nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ra Hà Nội đều là dịp các nữ sĩ gặp gỡ đông vui. "Lâm Thị Mỹ Dạ - nhà thơ nổi tiếng và xinh đẹp đáng yêu một thời. Tôi rất yêu chị", nhà thơ Kim Anh nói.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được yêu mến bởi sự dịu dàng, chân thành và tử tế. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được yêu mến bởi sự dịu dàng, chân thành và tử tế. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Thơ của bà thấm đẫm nỗi đau chiến tranh. Lâm Thị Mỹ Dạ bắt đầu nổi tiếng từ năm 1971, sau khi đoạt giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với bài Khoảng trời, hố bom.

Nhà thơ Trần Chấn Uy nhận định nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có nhiều đóng góp cho thơ ca Việt Nam, đặc biệt với những tác phẩm trong thời chống Mỹ. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Nhà thơ Trần Chấn Uy nhận định nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có nhiều đóng góp cho thơ ca Việt Nam, đặc biệt với những tác phẩm trong thời chống Mỹ. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Bà còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978, từng học Trường viết văn Nguyễn Du, tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và IV. Trong sự nghiệp thơ ca, Lâm Thị Mỹ Dạ từng giành nhiều giải thưởng danh giá.

(Nguồn: tienphong.vn)
Bình luận
vtcnews.vn