(VTC News)- Bộ phim siêu ngắn Stop Motion “Horn of Hope” đã được 2 du học sinh kỳ công sáng tạo nên nhằm tuyên truyền bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Tin liên quan
Chàng hotboy Đỗ Quang Minh, biệt danh Minh “xinh” và bạn Trịnh Thùy Linh quen nhau từ khi học THPT do cùng có sở thích đam mê về nghệ thuật. Khi cùng ở Việt Nam trong vòng 1 tháng, cả hai bạn đã hẹn nhau thực hiện 1 dự án nghệ thuật nho nhỏ, vừa để cho thỏa mãn sở thích, vừa để học hòi rèn luyện khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm, chuẩn bị cho công việc sau này. Hiện cả hai đang theo học tại các chuyên ngành về đồ họa tại New Zealand.
Ý tưởng xuất phát từ việc đôi bạn này muốn làm 1 việc gì đó để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. Khi cùng tham gia bàn bạc với rất nhiều ý tưởng, có rất nhiều cốt truyện, cũng được đưa ra, như làm phim về rác thải, về môi trường biển, về tài nguyên môi trường.
Và cuối cùng khi nghĩ đến động vật hoang dã, và nắm được những thông tin về nguy cơ tuyệt chủng của tê giác ở Việt Nam thì nhóm bạn này đã quyết định làm 1 bộ phim siêu ngắn về loài tê giác.
Do từ đầu đã xác định làm phim về môi trường, nên tất cả nguyên liệu, dụng cụ trong quá trình thực hiện phim đều được Minh và Linh tái sử dụng hết sức có thể. Đấy cũng là lý do vì sao cả hai bạn chọn dùng giấy báo, bìa tạp chí để cắt dán, chứ không mua giấy bìa cứng mới. Minh và Linh phân công mỗi người tìm trong kho dụng cụ, đồ đạc, rồi đem góp lại mỗi người 1 vài thứ, để thực hiện dự án phim ý nghĩa này.
Chàng trai Minh “xinh” tâm sự: “Thú thực, làm phim stop-motion rất mệt, vì bọn em chỉ có 2 người, cả 2 cứ loay hoay vừa chỉnh hoạt động của các con rối nhân vật, vừa chụp từng khung hình một, rồi lại chỉnh sửa, lại chụp liên tục trong nhiều ngày để có đủ các bức ảnh ghép vào tạo thành các cảnh phim. Khó khăn nhất là do bọn em không có đồ nghề dụng cụ chuyên dụng, nên các phông nền, cây cối trong phim đều được dán vào nhau bằng băng dính, khi đang chụp mà quệt tay chân vào là lại loay hoay chỉnh sửa sao cho khớp với khung hình trước”.
Nhóm bạn này cho biết đã tìm hiểu và lấy cảm hứng từ các bộ phim hoạt hình 2D Việt Nam thường chiếu những năm 90s như “Hoa hậu mèo, Làm sao để thơm được như hoa, Chú gấu tốt bụng v..v.” và tìm cách tạo con rối có khớp đính các bộ phận lại với nhau, để khi tạo hoạt động dễ dàng và nhìn tự nhiên hơn.
“Trong quá trình thực hiện cũng có nhiều điều thú vị nho nhỏ, như khi ngẫu nhiên tìm được mảnh báo kinh tế có chữ Money, cả 2 đã nghĩ ngay đến việc dùng mảnh báo này làm sừng cho tê giác, để nhấn mạnh vào thực trạng vì tham tiền mà thợ săn trộn dã tâm giết hại tê giác hàng loạt”.
Minh cũng mong sẽ có thời gian hợp tác với các bạn trẻ khác có niềm yêu thích với loại hình nghệ thuật Stop Motion để tiếp tục giới thiệu stop motion đến với khán giả Việt Nam
“Điều tiếc nhất của bọn em sau khi thực hiện dự án này là đọc được tin con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị thợ sơn bắn chết. Nhưng em và Linh cũng hy vọng với thành quả của mình sẽ 1 phần nào đó đóng góp cho quá trình tuyên truyền, bảo về đông vật hoang dã ở Việt Nam cũng như các nước khác”. Minh “xinh” chia sẻ.
Tin liên quan
Chàng hotboy Đỗ Quang Minh, biệt danh Minh “xinh” và bạn Trịnh Thùy Linh quen nhau từ khi học THPT do cùng có sở thích đam mê về nghệ thuật. Khi cùng ở Việt Nam trong vòng 1 tháng, cả hai bạn đã hẹn nhau thực hiện 1 dự án nghệ thuật nho nhỏ, vừa để cho thỏa mãn sở thích, vừa để học hòi rèn luyện khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm, chuẩn bị cho công việc sau này. Hiện cả hai đang theo học tại các chuyên ngành về đồ họa tại New Zealand.
Loài tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng do các hành động săn bắn trái phép |
Ý tưởng xuất phát từ việc đôi bạn này muốn làm 1 việc gì đó để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. Khi cùng tham gia bàn bạc với rất nhiều ý tưởng, có rất nhiều cốt truyện, cũng được đưa ra, như làm phim về rác thải, về môi trường biển, về tài nguyên môi trường.
Và cuối cùng khi nghĩ đến động vật hoang dã, và nắm được những thông tin về nguy cơ tuyệt chủng của tê giác ở Việt Nam thì nhóm bạn này đã quyết định làm 1 bộ phim siêu ngắn về loài tê giác.
Săn tê giác vì thu được lợi nhuận lớn |
Do từ đầu đã xác định làm phim về môi trường, nên tất cả nguyên liệu, dụng cụ trong quá trình thực hiện phim đều được Minh và Linh tái sử dụng hết sức có thể. Đấy cũng là lý do vì sao cả hai bạn chọn dùng giấy báo, bìa tạp chí để cắt dán, chứ không mua giấy bìa cứng mới. Minh và Linh phân công mỗi người tìm trong kho dụng cụ, đồ đạc, rồi đem góp lại mỗi người 1 vài thứ, để thực hiện dự án phim ý nghĩa này.
Chàng trai Minh “xinh” tâm sự: “Thú thực, làm phim stop-motion rất mệt, vì bọn em chỉ có 2 người, cả 2 cứ loay hoay vừa chỉnh hoạt động của các con rối nhân vật, vừa chụp từng khung hình một, rồi lại chỉnh sửa, lại chụp liên tục trong nhiều ngày để có đủ các bức ảnh ghép vào tạo thành các cảnh phim. Khó khăn nhất là do bọn em không có đồ nghề dụng cụ chuyên dụng, nên các phông nền, cây cối trong phim đều được dán vào nhau bằng băng dính, khi đang chụp mà quệt tay chân vào là lại loay hoay chỉnh sửa sao cho khớp với khung hình trước”.
Mong muốn có một môi trường để loài tê giác có thể sinh sống và phát triển |
Nhóm bạn này cho biết đã tìm hiểu và lấy cảm hứng từ các bộ phim hoạt hình 2D Việt Nam thường chiếu những năm 90s như “Hoa hậu mèo, Làm sao để thơm được như hoa, Chú gấu tốt bụng v..v.” và tìm cách tạo con rối có khớp đính các bộ phận lại với nhau, để khi tạo hoạt động dễ dàng và nhìn tự nhiên hơn.
“Trong quá trình thực hiện cũng có nhiều điều thú vị nho nhỏ, như khi ngẫu nhiên tìm được mảnh báo kinh tế có chữ Money, cả 2 đã nghĩ ngay đến việc dùng mảnh báo này làm sừng cho tê giác, để nhấn mạnh vào thực trạng vì tham tiền mà thợ săn trộn dã tâm giết hại tê giác hàng loạt”.
Minh cũng mong sẽ có thời gian hợp tác với các bạn trẻ khác có niềm yêu thích với loại hình nghệ thuật Stop Motion để tiếp tục giới thiệu stop motion đến với khán giả Việt Nam
“Điều tiếc nhất của bọn em sau khi thực hiện dự án này là đọc được tin con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị thợ sơn bắn chết. Nhưng em và Linh cũng hy vọng với thành quả của mình sẽ 1 phần nào đó đóng góp cho quá trình tuyên truyền, bảo về đông vật hoang dã ở Việt Nam cũng như các nước khác”. Minh “xinh” chia sẻ.
Clip đầy ý nghĩa của Minh "xinh" và người bạn Trịnh Thùy Linh dày công thực hiện |
Phạm Thịnh
Bình luận