(VTC News) – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật khí tượng thủy văn phải xác định rõ trách nhiệm nếu dự báo bão sai.
Chiều 12/5, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Luật khí tượng thủy văn.
Góp ý cho dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn.
“Dự báo sáng mai bão mới vào nhưng tối nay đã vào. Dự báo bão mạnh thì nói là yếu”, ông Sơn dẫn chứng.
Vị Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng khi dự báo sai sẽ gây thiệt hại lớn về vật chất. Ngoài ra, điều nguy hiểm hơn là suy giảm lòng tin của người dân đối với các cơ quan phòng chống bão. Vì vậy, khi những cơn bão lớn xảy ra, việc sơ tán người dân ra khỏi khu vực bão gặp nhiều khó khăn.
“Đề nghị trong luật này phải nói rõ. Dự báo sai thì ai chịu trách nhiệm?”, ông Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn đặt câu hỏi.
Hiện nay, việc dự báo khí tượng thủy văn có thể tham khảo số liệu nguồn từ các nước tiên tiến nhưng vẫn có dự báo sai. Vì vậy, cơ quan xây dựng luật cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài khi để xảy ra tình trạng dự báo sai.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi dự báo sai, tôi chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Thậm chí, tôi chưa thấy ai xin lỗi”.
Vì vậy, ông Lý cho rằng, khi kêu gọi xã hội hóa thì cần phải quy định rõ những nội dung trách nhiệm.
Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh cũng lấy ra ví dụ năm 2006, khi cơn bão ChanChu đổ bộ vào Việt Nam, hàng chục ngư dân ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đã phải bỏ mạng giữa biển khơi. Nguyên nhân một phần là do công tác dự báo về cơn bão này quá thiếu chính xác.
Ngày đó, thay vì cho tàu chạy đến những nơi mà bão sẽ không quét qua thì vì tin vào cơ quan dự báo, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân lại chạy vào khu vực bão và bị nhấn chìm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn khi có luật khí tượng thủy văn thì chất lượng dự báo, quan trắc có tốt hơn không.
“Hay cứ tằng tằng như hiện này mà người ta gọi là gia cát dự”, Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề.
Về những nội dung xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng dự thảo Luật đã có các điều khoản quy định liên quan đến xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể và rõ hơn nữa những nội dung này để bảo đảm tính khả thi của Luật, phát huy được mọi nguồn lực trong nước cũng như quốc tế góp phần hiện đại hóa, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, kịp thời cho hoạt động khí tượng thủy văn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh và quốc phòng.
Phạm Thịnh
Chiều 12/5, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Luật khí tượng thủy văn.
Góp ý cho dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội (Ảnh: TTXVN) |
“Dự báo sáng mai bão mới vào nhưng tối nay đã vào. Dự báo bão mạnh thì nói là yếu”, ông Sơn dẫn chứng.
Vị Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng khi dự báo sai sẽ gây thiệt hại lớn về vật chất. Ngoài ra, điều nguy hiểm hơn là suy giảm lòng tin của người dân đối với các cơ quan phòng chống bão. Vì vậy, khi những cơn bão lớn xảy ra, việc sơ tán người dân ra khỏi khu vực bão gặp nhiều khó khăn.
“Đề nghị trong luật này phải nói rõ. Dự báo sai thì ai chịu trách nhiệm?”, ông Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn đặt câu hỏi.
|
Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi dự báo sai, tôi chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Thậm chí, tôi chưa thấy ai xin lỗi”.
Vì vậy, ông Lý cho rằng, khi kêu gọi xã hội hóa thì cần phải quy định rõ những nội dung trách nhiệm.
Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh cũng lấy ra ví dụ năm 2006, khi cơn bão ChanChu đổ bộ vào Việt Nam, hàng chục ngư dân ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đã phải bỏ mạng giữa biển khơi. Nguyên nhân một phần là do công tác dự báo về cơn bão này quá thiếu chính xác.
Ngày đó, thay vì cho tàu chạy đến những nơi mà bão sẽ không quét qua thì vì tin vào cơ quan dự báo, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân lại chạy vào khu vực bão và bị nhấn chìm.
Đường đi của bão Chanchu |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn khi có luật khí tượng thủy văn thì chất lượng dự báo, quan trắc có tốt hơn không.
“Hay cứ tằng tằng như hiện này mà người ta gọi là gia cát dự”, Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề.
Video: Chặt 6.700 cây xanh phải xin ý kiến Quốc hội
VTV
Về những nội dung xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng dự thảo Luật đã có các điều khoản quy định liên quan đến xã hội hóa trong hoạt động khí tượng thủy văn.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể và rõ hơn nữa những nội dung này để bảo đảm tính khả thi của Luật, phát huy được mọi nguồn lực trong nước cũng như quốc tế góp phần hiện đại hóa, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, kịp thời cho hoạt động khí tượng thủy văn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh và quốc phòng.
Phạm Thịnh
Bình luận