Theo dõi qua các trang dự báo quốc tế, ngay ngày đầu tiên áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đã có dự báo khác nhau về hướng đi của bão.
Trong khi đó, trang dự báo của Hong Kong và Đài Loan cho rằng bão đi chếch về phía nam theo hướng tây tây bắc và dự báo bão sẽ đổ bộ vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó tiếp tục dự báo hướng bão thay đổi đi qua giữa khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam.
Riêng trang dự báo của Trung Quốc cho rằng bão số 2 đi qua đảo Lôi Châu và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung.
Đến ngày 22/-6, đồng loạt các trang dự báo cùng nhận định bão số 2 tiếp tục di chuyển lệch về phía nam, xuyên qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào khu vực Vịnh Bắc bộ Việt Nam sau đó ngoặt lên hướng bắc và có khả năng đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ninh và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung rồi tan dần.
Cùng ngày Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định có hai xu hướng: một là bão hướng vào khu vực phía nam các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, hai là bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng đến Quảng Ninh và mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão có từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.
Đến ngày 23/6, khi bão đã đi qua đảo Hải Nam vào khu vực Vịnh bắc bộ (gần bờ), lúc này các trang dự báo cùng nhận định bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh phía đông Bắc bộ mà trọng tâm là Thái Bình - Hải Phòng.
Theo ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, các dự báo của Trung tâm đều có sai số nằm trong phạm vi cho phép. Cụ thể bản tin dự báo bão 24 giờ có mức sai số trung bình 120km (so với tâm bão), bản tin dự báo 48 giờ mức sai số lên 240km và 72 giờ sai số lên đến 360km.
Vì vậy bản tin dự báo càng gần mức độ chính xác càng cao, còn dự báo trong 48-72 thường mang tính chất tham khảo vì diễn biến của bão có thể còn thay đổi. Các dự báo của Trung tâm về bão số 2 đều có sai số thấp hơn mức sai số trung bình trên.
Giải thích về nhận định ban đầu bão đổ bộ vào khu vực đảo Lôi Châu nhưng sau đó chệch dần về phía Nam đi vào Vịnh Bắc bộ và ngược lên các tỉnh Thái Bình - Hải Phòng, ông Hải cho biết do sự tác động của lưỡi cao cận nhiệt đới đẩy hướng di chuyển của bão chếch về nam thay vì bắc như ban đầu. Lưỡi cao cận nhiệt đới này thay đổi từng ngày nên công tác dự báo cũng phải bám sát điều chỉnh theo.
Ông Lê Văn Thảo - nguyên Trưởng phòng dự báo hạn ngắn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương: Dự báo bão số 2 nằm trong sai số cho phép
Cơn bão số 2 vừa rồi, tôi thấy dự báo được khả năng ảnh hưởng và nằm trong sai số cho phép. Thông thường dự báo 24 tiếng sai số tâm bão trên dưới 100km, còn 48 tiếng sai số 200-300km.
Hiện nay, bão càng vào bờ càng có số liệu quan trắc nhiều hơn nên dễ phát hiện bão dịch chuyển lên hay xuống. Nhưng để thống kê trong khoảng 10 năm lại đây, bão di chuyển phức tạp hơn thì cũng chưa ai khẳng định. Một phần là những năm gần đây chúng ta có phương tiện hiện đại nên có những quan trắc tỉ mỉ hơn và thấy đường đi của bão phức tạp hơn.
Theo Tuổi trẻ
Cụ thể ngày 21/6, trang dự báo của Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận định bão di chuyển theo hướng bắc và khả năng sẽ đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Trang dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương cũng có nhận định gần giống với hai trang dự báo trên.
Một số đoạn thân đê kè biển khu vực huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn bị sóng khoét sâu gây sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Thân Hoàng |
Trong khi đó, trang dự báo của Hong Kong và Đài Loan cho rằng bão đi chếch về phía nam theo hướng tây tây bắc và dự báo bão sẽ đổ bộ vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó tiếp tục dự báo hướng bão thay đổi đi qua giữa khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam.
Riêng trang dự báo của Trung Quốc cho rằng bão số 2 đi qua đảo Lôi Châu và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung.
Đến ngày 22/-6, đồng loạt các trang dự báo cùng nhận định bão số 2 tiếp tục di chuyển lệch về phía nam, xuyên qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào khu vực Vịnh Bắc bộ Việt Nam sau đó ngoặt lên hướng bắc và có khả năng đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ninh và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung rồi tan dần.
Cùng ngày Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định có hai xu hướng: một là bão hướng vào khu vực phía nam các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, hai là bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng đến Quảng Ninh và mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão có từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.
Đến ngày 23/6, khi bão đã đi qua đảo Hải Nam vào khu vực Vịnh bắc bộ (gần bờ), lúc này các trang dự báo cùng nhận định bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh phía đông Bắc bộ mà trọng tâm là Thái Bình - Hải Phòng.
Theo ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, các dự báo của Trung tâm đều có sai số nằm trong phạm vi cho phép. Cụ thể bản tin dự báo bão 24 giờ có mức sai số trung bình 120km (so với tâm bão), bản tin dự báo 48 giờ mức sai số lên 240km và 72 giờ sai số lên đến 360km.
Vì vậy bản tin dự báo càng gần mức độ chính xác càng cao, còn dự báo trong 48-72 thường mang tính chất tham khảo vì diễn biến của bão có thể còn thay đổi. Các dự báo của Trung tâm về bão số 2 đều có sai số thấp hơn mức sai số trung bình trên.
Giải thích về nhận định ban đầu bão đổ bộ vào khu vực đảo Lôi Châu nhưng sau đó chệch dần về phía Nam đi vào Vịnh Bắc bộ và ngược lên các tỉnh Thái Bình - Hải Phòng, ông Hải cho biết do sự tác động của lưỡi cao cận nhiệt đới đẩy hướng di chuyển của bão chếch về nam thay vì bắc như ban đầu. Lưỡi cao cận nhiệt đới này thay đổi từng ngày nên công tác dự báo cũng phải bám sát điều chỉnh theo.
Ông Lê Văn Thảo - nguyên Trưởng phòng dự báo hạn ngắn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương: Dự báo bão số 2 nằm trong sai số cho phép
Cơn bão số 2 vừa rồi, tôi thấy dự báo được khả năng ảnh hưởng và nằm trong sai số cho phép. Thông thường dự báo 24 tiếng sai số tâm bão trên dưới 100km, còn 48 tiếng sai số 200-300km.
Hiện nay, bão càng vào bờ càng có số liệu quan trắc nhiều hơn nên dễ phát hiện bão dịch chuyển lên hay xuống. Nhưng để thống kê trong khoảng 10 năm lại đây, bão di chuyển phức tạp hơn thì cũng chưa ai khẳng định. Một phần là những năm gần đây chúng ta có phương tiện hiện đại nên có những quan trắc tỉ mỉ hơn và thấy đường đi của bão phức tạp hơn.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận