(VTC News) - Khi nói đến chuyện di dời khỏi phố cổ, nhiều người dân sống ở đây vẫn tỏ ra không mấy “mặn mà”. Theo kế hoạch, tháng 8 tới đây, Ban quản lý phố cổ và quận Hoàn Kiếm sẽ trình UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt Đề án di dân phố cổ Hà Nội.
Mật độ dân số quá lớn là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự quá tải và xuống cấp trầm trọng về môi trường sống đô thị của khu phố cổ.
Mật độ dân số quá lớn là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự quá tải và xuống cấp trầm trọng về môi trường sống đô thị của khu phố cổ.
Theo thống kê từ năm 2009, mật độ dân cư trong khu phố cổ khoảng 82.300 người/km2, trong khi quy hoạch đến năm 2020 mật độ dân cư ở đây là khoảng 50.000 người/km2.
Ở khổ, đi khó
Trong quá trình lập đề án di dân phố cổ, UBND quận Hoàn Kiếm đã lấy ý kiến người dân, trong số 953 hộ dân được hỏi, chỉ có 255 hộ dân đồng ý di chuyển (chiếm khoảng 26%).
Chúng tôi tìm đến thăm các hộ sống trong nhà số 47 phố Hàng Đường. Con ngõ dẫn vào “xóm chung” này không lấy gì làm rộng rãi, một người đi thì rộng, nhưng khi hai người tránh nhau thì phải hơi nghiêng người mới lách qua được.
Ở khổ, đi khó
Trong quá trình lập đề án di dân phố cổ, UBND quận Hoàn Kiếm đã lấy ý kiến người dân, trong số 953 hộ dân được hỏi, chỉ có 255 hộ dân đồng ý di chuyển (chiếm khoảng 26%).
Dù sống chật chội, nhưng nhiều người dân phố cổ vẫn muốn bám trụ lại. |
Chúng tôi tìm đến thăm các hộ sống trong nhà số 47 phố Hàng Đường. Con ngõ dẫn vào “xóm chung” này không lấy gì làm rộng rãi, một người đi thì rộng, nhưng khi hai người tránh nhau thì phải hơi nghiêng người mới lách qua được.
Ngõ chỉ cao khoảng 2m, vì phía trên đã được các nhà xây ra bịt kín, biến con ngõ thành một cái hầm trên mặt đất, tối đen, chỉ thấy sáng ở hai đầu, dù lúc này mới khoảng 15h.
Trong con ngõ này là nơi sinh sống của 8 hộ dân, hộ ít thì 3 nhân khẩu, hộ nhiều lên đến 6 nhân khẩu. Việc sinh hoạt hằng ngày trng xóm chung này gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện.
Có hộ chỉ hơn 10m2 mà có tới 5 người cùng ở, phải kê giường tầng, cầu thang thì gần như là dựng đứng, khoảng sân nhỏ lối vào nhà vệ sinh cũng được tận dụng làm nơi nấu ăn. Thậm chí, khoảng không trên nóc nhà vệ sinh cũng được tận dụng để dựng nhà ở.
“Mọi sinh hoạt đều bất tiện, nhưng không ở thì biết ở đâu, đồ đạc đã được hạn chế đến mức tối thiểu để đỡ chiếm diện tích. Khổ nhất là đi vệ sinh, phải đợi đến lượt mới được đi, cái gì cũng chịu được, chứ đi vệ sinh thì khó chịu lắm”, bà Nguyễn Thị Sáu, một trong 8 hộ dân sống trong số 47 Hàng Đường nói.
Nói về kế hoạch di dời, bà Sáu tỏ ra không mấy mặn mà, vì bà cho rằng: “Chuyển cũng được, không chuyển cũng được, cái quan trọng là điều kiện sống nơi chuyển tới như thế nào, có đảm bảo đủ các điều kiện như đường, trường, trạm, chợ… không?”.
Theo đó, bà Sáu mong muốn trước khi di chuyển chính quyền nên tổ chức cho các hộ dân được đi thăm quan trước nơi đến. Nếu nơi đến đảm bảo điều kiện sống tốt hơn chỗ hiện tại thì sẽ đi, còn không vẫn ở lại.
Không “dễ” tính như bà Sáu, bà Lưu Kim Mai, sống trong “xóm chung” số 51 Hàng Trống kiên quyết: “Nếu được lựa chọn, tôi sẽ không đi đâu cả. Nhà tôi đã sống ở đây mấy đời rồi, nhà đã có sổ đỏ chính chủ. Hơn nữa, sống đã quen với những gì ở đây, nên không muốn thay đổi. Giờ di chuyển ra ngoại thành sẽ phải đối mặt với nhiều cái bất tiện, như có ốm đau, bệnh tật hoặc là có phải cấp cứu chẳng hạn đến được viện thì xa quá”.
Thêm nữa, theo bà Mai, nhà bà sống ở đây tuy hơi chật, nhưng cũng không buôn bán gì, bản thân bà đã về hưu, các con có việc làm ổn định. Ở lại chỉ vì nơi đây có nhiều cái thuận tiện, như về đường sá, dịch vụ… đi đâu, làm gì cũng tiện.
Cũng bảo lưu quan điểm “quyết không di dời”, nhưng theo chị Hoàng Thùy Trang chủ cửa hàng thời trang trong ngõ Gia Ngư, cửa hàng nhỏ này là nguồn thu nhập chính nuôi cả gia đình, giờ chuyển nơi ở mới biết làm gì để sống (?).
Ngoài ra, chị Trang nhấn mạnh: “Sống ở đây không chỉ thuận tiện nhiều thứ, mà với hộ khẩu phố cổ, muốn đi đâu, xin gì cũng dễ hơn, như việc xin học cho con ở các trường công lập chẳng hạn, với hộ khẩu phố cố dù sao cũng được ưu tiên hơn các khu vực khác”.
Tâm lý của nhiều người vẫn là muốn bám trụ phố cổ, vì nguồn lợi kinh tế tại đây không hề nhỏ. Khi chỉ vài mét vuông mặt đường là đã có thể nuôi sống cả gia đình, với đủ các loại dịch vụ, từ kinh doanh buôn bán, đến khách sạn nhà hàng, hoặc cho thuê làm văn phòng…
Trong khi đó, những người mong muốn di chuyển đa phần là còn trẻ, có việc làm ở những cơ quan, doanh nghiệp, có mức thu nhập ổn định. Trong khi điều kiện sống lại quá chật chội, gia đình đông người… Nên họ mong muốn có nơi ở mới, rộng rãi hơn để có điều kiện phát triển, cải thiện điều kiện sống.
“Mình chưa vợ con nên còn sống tạm ở đây với bố mẹ được, chứ vợ con rồi thì ở đây chật quá. Đời mình rồi còn phải đời con mình nữa, cứ sống mãi thế này sao được. Nhưng nơi ở mới phải không quá xa, dịch vụ tiện lợi. Nói chung là chỗ mới phải hơn chỗ này mới chuyển được”, anh Hoàng Thành Trung, nhà ở phố Hàng Rươi chia sẻ, và đấy cũng là nguyện vọng của không ít người dân đang sống trong phố cổ Hà Nội.
Tháng 8 sẽ phê duyệt đề án
Khu phố cổ Hà Nội hiện có diện tích khoảng 81 ha, nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm. Theo đề án, khi giãn dân phố cổ, sẽ phải di chuyển 26.200 người dân để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu phố cổ.
Đề án giãn dân khu phố cổ được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ di chuyển khoảng 1.800 hộ dân (với khoảng 7.200 nhân khẩu). Hiện có hơn 1.000 hộ đồng thuận đăng ký di chuyển trong giai đoạn 1.
Bà Lê Quỳnh Anh, Phó trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các sở ngành của thành phố để hoàn thiện đề án, và trình thành phố phê duyệt trong tháng 8 tới. Nên giờ cũng chưa thể nói được gì nhiều”.
Theo bà Quỳnh Anh, hiện nay Ban đã tiếp nhận bàn giao hơn 11 ha đất sạch tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội – PV), đợi thành phố phê duyệt là sẽ tiến hành xây dựng từng bước.
Trong con ngõ này là nơi sinh sống của 8 hộ dân, hộ ít thì 3 nhân khẩu, hộ nhiều lên đến 6 nhân khẩu. Việc sinh hoạt hằng ngày trng xóm chung này gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện.
Có hộ chỉ hơn 10m2 mà có tới 5 người cùng ở, phải kê giường tầng, cầu thang thì gần như là dựng đứng, khoảng sân nhỏ lối vào nhà vệ sinh cũng được tận dụng làm nơi nấu ăn. Thậm chí, khoảng không trên nóc nhà vệ sinh cũng được tận dụng để dựng nhà ở.
“Mọi sinh hoạt đều bất tiện, nhưng không ở thì biết ở đâu, đồ đạc đã được hạn chế đến mức tối thiểu để đỡ chiếm diện tích. Khổ nhất là đi vệ sinh, phải đợi đến lượt mới được đi, cái gì cũng chịu được, chứ đi vệ sinh thì khó chịu lắm”, bà Nguyễn Thị Sáu, một trong 8 hộ dân sống trong số 47 Hàng Đường nói.
Nói về kế hoạch di dời, bà Sáu tỏ ra không mấy mặn mà, vì bà cho rằng: “Chuyển cũng được, không chuyển cũng được, cái quan trọng là điều kiện sống nơi chuyển tới như thế nào, có đảm bảo đủ các điều kiện như đường, trường, trạm, chợ… không?”.
Theo đó, bà Sáu mong muốn trước khi di chuyển chính quyền nên tổ chức cho các hộ dân được đi thăm quan trước nơi đến. Nếu nơi đến đảm bảo điều kiện sống tốt hơn chỗ hiện tại thì sẽ đi, còn không vẫn ở lại.
Không “dễ” tính như bà Sáu, bà Lưu Kim Mai, sống trong “xóm chung” số 51 Hàng Trống kiên quyết: “Nếu được lựa chọn, tôi sẽ không đi đâu cả. Nhà tôi đã sống ở đây mấy đời rồi, nhà đã có sổ đỏ chính chủ. Hơn nữa, sống đã quen với những gì ở đây, nên không muốn thay đổi. Giờ di chuyển ra ngoại thành sẽ phải đối mặt với nhiều cái bất tiện, như có ốm đau, bệnh tật hoặc là có phải cấp cứu chẳng hạn đến được viện thì xa quá”.
Thêm nữa, theo bà Mai, nhà bà sống ở đây tuy hơi chật, nhưng cũng không buôn bán gì, bản thân bà đã về hưu, các con có việc làm ổn định. Ở lại chỉ vì nơi đây có nhiều cái thuận tiện, như về đường sá, dịch vụ… đi đâu, làm gì cũng tiện.
Những căn nhà cổ đang bị "chèn ép" bởi những căn nhà mới được xây dựng lại. Ảnh chụp trên phố Hàng Rươi. |
Cũng bảo lưu quan điểm “quyết không di dời”, nhưng theo chị Hoàng Thùy Trang chủ cửa hàng thời trang trong ngõ Gia Ngư, cửa hàng nhỏ này là nguồn thu nhập chính nuôi cả gia đình, giờ chuyển nơi ở mới biết làm gì để sống (?).
Ngoài ra, chị Trang nhấn mạnh: “Sống ở đây không chỉ thuận tiện nhiều thứ, mà với hộ khẩu phố cổ, muốn đi đâu, xin gì cũng dễ hơn, như việc xin học cho con ở các trường công lập chẳng hạn, với hộ khẩu phố cố dù sao cũng được ưu tiên hơn các khu vực khác”.
Tâm lý của nhiều người vẫn là muốn bám trụ phố cổ, vì nguồn lợi kinh tế tại đây không hề nhỏ. Khi chỉ vài mét vuông mặt đường là đã có thể nuôi sống cả gia đình, với đủ các loại dịch vụ, từ kinh doanh buôn bán, đến khách sạn nhà hàng, hoặc cho thuê làm văn phòng…
Trong khi đó, những người mong muốn di chuyển đa phần là còn trẻ, có việc làm ở những cơ quan, doanh nghiệp, có mức thu nhập ổn định. Trong khi điều kiện sống lại quá chật chội, gia đình đông người… Nên họ mong muốn có nơi ở mới, rộng rãi hơn để có điều kiện phát triển, cải thiện điều kiện sống.
“Mình chưa vợ con nên còn sống tạm ở đây với bố mẹ được, chứ vợ con rồi thì ở đây chật quá. Đời mình rồi còn phải đời con mình nữa, cứ sống mãi thế này sao được. Nhưng nơi ở mới phải không quá xa, dịch vụ tiện lợi. Nói chung là chỗ mới phải hơn chỗ này mới chuyển được”, anh Hoàng Thành Trung, nhà ở phố Hàng Rươi chia sẻ, và đấy cũng là nguyện vọng của không ít người dân đang sống trong phố cổ Hà Nội.
Tháng 8 sẽ phê duyệt đề án
Khu phố cổ Hà Nội hiện có diện tích khoảng 81 ha, nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm. Theo đề án, khi giãn dân phố cổ, sẽ phải di chuyển 26.200 người dân để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu phố cổ.
Đề án giãn dân khu phố cổ được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ di chuyển khoảng 1.800 hộ dân (với khoảng 7.200 nhân khẩu). Hiện có hơn 1.000 hộ đồng thuận đăng ký di chuyển trong giai đoạn 1.
Chỉ cần vài mét vuông mặt đường, người dân đã có thể kinh doanh đủ loại dịch vụ hoặc cho thuê, với nguồn lợi đủ nuôi sống cả gia đình. Ảnh chụp trên phố Hàng Gai. |
Bà Lê Quỳnh Anh, Phó trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các sở ngành của thành phố để hoàn thiện đề án, và trình thành phố phê duyệt trong tháng 8 tới. Nên giờ cũng chưa thể nói được gì nhiều”.
Theo bà Quỳnh Anh, hiện nay Ban đã tiếp nhận bàn giao hơn 11 ha đất sạch tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội – PV), đợi thành phố phê duyệt là sẽ tiến hành xây dựng từng bước.
Trong giai đoạn 1, sẽ di chuyển các hộ đang sống trong các di tích, trường học, công sở, số nhà đông hộ và các hộ dân tự nguyện di chuyển sang định cư.
Trước đó, quận Hoàn Kiếm kiến nghị Thành phố sớm xem xét phê duyệt Đề án giãn dân phố cổ để UBND Quận có cơ sở triển khai, đồng thời đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, như chính sách ưu đãi về nhà ở, về giá bán nhà, cơ chế kiểm soát và ngăn ngừa khả năng tăng dân số trở lại, cơ chế ưu đãi với các nhà đầu tư…
Dự kiến sau khi bổ sung, Đề án giãn dân phố cổ tại quận Hoàn Kiếm sẽ được hoàn chỉnh để trình Thường thực Thành ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo và UBND Thành phố phê duyệt trong tháng 8/2011.
Lê Việt
Trước đó, quận Hoàn Kiếm kiến nghị Thành phố sớm xem xét phê duyệt Đề án giãn dân phố cổ để UBND Quận có cơ sở triển khai, đồng thời đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, như chính sách ưu đãi về nhà ở, về giá bán nhà, cơ chế kiểm soát và ngăn ngừa khả năng tăng dân số trở lại, cơ chế ưu đãi với các nhà đầu tư…
Dự kiến sau khi bổ sung, Đề án giãn dân phố cổ tại quận Hoàn Kiếm sẽ được hoàn chỉnh để trình Thường thực Thành ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo và UBND Thành phố phê duyệt trong tháng 8/2011.
Tra cứu kết quả tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2011 nhanh nhất tại: http://diemthi.vtc.vn |
Lê Việt
Bình luận