(VTC News) - Dự án chậm tiến độ dẫn đến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho dự án bị đẩy lùi sau thời hạn 1/6/2016, nhiều khách hàng như ngồi trên đống lửa khi tới đây không biết mức lãi suất mình sẽ bị áp dụng là bao nhiêu.
Chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng được Chính phủ đề xuất và Ngân hàng Nhà nước triển khai từ tháng 6/2013, sử dụng nguồn vốn tái cấp vốn của Chính phủ. Một số đối tượng được vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội, cũng như nhà ở thương mại với lãi suất ban đầu là 6%, sau đó giảm còn 5% từ nguồn này.
Như vậy, mục đích của gói tín dụng này là giúp hàng nghìn người thu nhập thấp có được một nơi an cư. Thế nhưng, việc gói này dừng giải ngân từ ngày 1/6/2016 khiến nhiều người mua nhà, nhất là ở những dự án đang chậm tiến độ như “ngồi trên đống lửa”, thậm chí có người đã nghĩ đến việc từ bỏ giấc mơ có nhà vì không đủ khả năng trả nợ theo lãi suất thương mại.
Việc các dự án chậm tiến độ so với cam kết, sẽ đẩy đợt thanh toán cuối đến sau ngày 1/6, khiến nhiều người mua nhà vay gói 30.000 tỷ phải chịu lãi suất cao.
Anh Huấn - khách hàng mua nhà ở thương mại giá rẻ tại 1 dự án ở Hà Nội cho biết, theo hợp đồng mua bán căn hộ ký với chủ đầu tư, dự án sẽ hoàn thành vào quý 1/2016, nhưng đến nay dự án vẫn bị chậm tiến độ và chưa biết đến khi nào xong. Trong khi đó, hiện gia đình anh đang vay tới 70% giá trị căn hộ từ gói 30.000 tỷ đồng. Tới đây, sau ngày 1/6, lãi suất vay ưu đãi từ gói này sẽ không còn và khách hàng phải chịu mức lãi suất thương mại.
"Tôi rất hoang mang vì không biết tới đây mức lãi suất mới sẽ được áp dụng như thế nào. Ngoài ra, việc chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ so với cam kết như thế này thì có phải chịu trách nhiệm gì không. Hiện tại tôi rất lo lắng vì dự án chưa biết đến bao giờ xong, trong khi mức lãi suất tới đây sẽ được thả nổi", anh Huấn tâm sự.
Tương tự như anh Huấn, chị Trang - một khách hàng mua tại dự án CT Number One Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội cũng như đang ngồi trên đống lửa vì không biết đến bao giờ dự án sẽ được bàn giao, trong khi mức lãi suất sau 1/6 sẽ theo mức lãi suất thương mại.
Theo chị Trang, trong hợp đồng ghi rõ, thời hạn bàn giao nhà là 30/10/2015, chậm nhất là đến 30/12/2015 phải bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng đến nay dự án vẫn rất ngổn ngang và khách hàng chưa thể nhận nhà.
"Chúng tôi đều là những người thu nhập thấp, vì vậy dự án chậm tiến độ khiến chúng tôi thêm phần khổ cực khi hàng tháng vẫn phải trả tiền thuê nhà, đặc biệt, sau ngày 1/6, chúng tôi sẽ không được hưởng mức lãi suất 5%/năm nữa mà phải chịu mức lãi suất thương mại, như vậy chi phí hàng tháng sẽ tăng lên rất nhiều", chị Trang lo lắng nói.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, việc khách hàng cam kết, ký hợp đồng vay vốn tín dụng cũng như tiến độ giải ngân đều phụ thuộc vào tiến độ dự án. Trong trường hợp này, lỗi không phải thuộc về người dân, nên sau ngày 1/6/2016 họ phải chịu lãi suất thương mại thì không công bằng.
Theo ông Ninh, “việc chậm giải ngân chủ yếu là do tiến độ dự án, do các chủ đầu tư cũng như các quy định pháp luật, thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện chứ không phải lỗi của người dân. Vì vậy, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân mà Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn giải ngân để đảm bảo công bằng giữa các đối tượng được giải ngân trước và sau 1/6”.
Ngọc Vy
Chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng được Chính phủ đề xuất và Ngân hàng Nhà nước triển khai từ tháng 6/2013, sử dụng nguồn vốn tái cấp vốn của Chính phủ. Một số đối tượng được vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội, cũng như nhà ở thương mại với lãi suất ban đầu là 6%, sau đó giảm còn 5% từ nguồn này.
Gói 30.000 tỷ: Khách chịu lãi suất cao vì dự án chậm tiến độ |
Việc các dự án chậm tiến độ so với cam kết, sẽ đẩy đợt thanh toán cuối đến sau ngày 1/6, khiến nhiều người mua nhà vay gói 30.000 tỷ phải chịu lãi suất cao.
Anh Huấn - khách hàng mua nhà ở thương mại giá rẻ tại 1 dự án ở Hà Nội cho biết, theo hợp đồng mua bán căn hộ ký với chủ đầu tư, dự án sẽ hoàn thành vào quý 1/2016, nhưng đến nay dự án vẫn bị chậm tiến độ và chưa biết đến khi nào xong. Trong khi đó, hiện gia đình anh đang vay tới 70% giá trị căn hộ từ gói 30.000 tỷ đồng. Tới đây, sau ngày 1/6, lãi suất vay ưu đãi từ gói này sẽ không còn và khách hàng phải chịu mức lãi suất thương mại.
"Tôi rất hoang mang vì không biết tới đây mức lãi suất mới sẽ được áp dụng như thế nào. Ngoài ra, việc chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ so với cam kết như thế này thì có phải chịu trách nhiệm gì không. Hiện tại tôi rất lo lắng vì dự án chưa biết đến bao giờ xong, trong khi mức lãi suất tới đây sẽ được thả nổi", anh Huấn tâm sự.
Tương tự như anh Huấn, chị Trang - một khách hàng mua tại dự án CT Number One Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội cũng như đang ngồi trên đống lửa vì không biết đến bao giờ dự án sẽ được bàn giao, trong khi mức lãi suất sau 1/6 sẽ theo mức lãi suất thương mại.
Theo chị Trang, trong hợp đồng ghi rõ, thời hạn bàn giao nhà là 30/10/2015, chậm nhất là đến 30/12/2015 phải bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng đến nay dự án vẫn rất ngổn ngang và khách hàng chưa thể nhận nhà.
"Chúng tôi đều là những người thu nhập thấp, vì vậy dự án chậm tiến độ khiến chúng tôi thêm phần khổ cực khi hàng tháng vẫn phải trả tiền thuê nhà, đặc biệt, sau ngày 1/6, chúng tôi sẽ không được hưởng mức lãi suất 5%/năm nữa mà phải chịu mức lãi suất thương mại, như vậy chi phí hàng tháng sẽ tăng lên rất nhiều", chị Trang lo lắng nói.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, việc khách hàng cam kết, ký hợp đồng vay vốn tín dụng cũng như tiến độ giải ngân đều phụ thuộc vào tiến độ dự án. Trong trường hợp này, lỗi không phải thuộc về người dân, nên sau ngày 1/6/2016 họ phải chịu lãi suất thương mại thì không công bằng.
Theo ông Ninh, “việc chậm giải ngân chủ yếu là do tiến độ dự án, do các chủ đầu tư cũng như các quy định pháp luật, thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện chứ không phải lỗi của người dân. Vì vậy, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân mà Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn giải ngân để đảm bảo công bằng giữa các đối tượng được giải ngân trước và sau 1/6”.
Ngọc Vy
Bình luận