(VTC News) - Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ chia sẻ về những tiến triển trong quan hệ song phương sau chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam sắp tới.
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa hẹn sẽ đem lại nhiều triển vọng trong quan hệ song phương.
Làm rõ hơn vấn đề này, VTC News phỏng vấn ông Lê Văn Bàng- Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ. Ông cho rằng: "Quan hệ Việt Mỹ đang ngày càng tiến tới, dù có ai muốn ngăn cũng không không ngăn nổi và mối quan hệ này sẽ tốt đẹp hơn nhiều sau chuyến thăm sắp tới của ông Obama".
- Là Đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Mỹ, làm việc với chính quyền Washington nhiều năm, theo ông, chuyến thăm của Tổng thống Obama sắp tới có tầm quan trọng thế nào đối với quan hệ 2 nước?
Chuyến thăm này của ông Obama rất quan trọn vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay đang cần đưa lên một tầm cao mới, điều này cần những hoạt động mang tính thúc đẩy, cụ thể như hoạt động Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam.
Sở dĩ như vậy vì tình hình châu Á - Thái Bình Dương cũng như Biển Đông đang có nhiều thách thức, biến động và ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, quyền lợi, của nhiều nước trong đó có cả Việt Nam và Mỹ.
Do đó, chuyến thăm này của ông Obama sẽ góp phần thúc đẩy, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Việt - Mỹ, điều mà Washington đang mong muốn hiện nay.
- Ông có thể nói cụ thể hơn?
Về phía Việt Nam, chuyến thăm này cũng đóng góp nhiều vào 2 mục tiêu lớn của chúng ta hiện nay. Thứ nhất, Việt Nam muốn phát triển kinh tế, trong đó có đầu tư nước ngoài và quan hệ thương mại với quốc tế.
Hiện nay, chúng ta đang chuẩn bị đi vào thực hiện nghị định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trong đó Mỹ là một quốc gia chủ đạo. Sau chuyến thăm này, hy vọng 2 nước sẽ quyết tâm thông qua được TPP và Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện hiệp định này vì chúng ta có phần chưa phát triển bằng đa số các nước trong TPP.
Thứ hai, Việt Nam đang cần duy trì hòa bình, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo, quốc gia. Đó là nhiệm vụ của riêng chúng ta, nhưng cũng cần có thêm tiếng nói chung và dư luận thế giới ủng hộ, trong đó có Mỹ.
Về vấn đề an ninh, giới chuyên gia đang nói nhiều về việc Mỹ có thể gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Điều đó, tôi cho là quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quá trình bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
- Ông dự đoán thế nào về bước tiến trong quá trình gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama?
Theo tôi, vẫn đang còn những khó khăn trong vấn đề này. Phía Mỹ vẫn còn những lý do, điều kiện không liên quan trực tiếp đến vũ khí như dân chủ hay nhân quyền.
Dân chủ, nhân quyền là các vấn đề được nói đến giữa Mỹ và Việt Nam từ vài chục năm nay. Tuy nhiên, dù quá trình ký kết các hiệp định thương mại, hay việc Việt Nam gia nhập WTO, phía Mỹ vẫn nêu ra các vấn đề này nhưng cuối cùng 2 bên cũng vượt qua được.
Vì vậy, việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí có thể chưa đạt được ngay nhưng các dấu hiệu ủng hộ từ các quan chức cấp cao của Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng nghị sỹ Mc Cain và nhiều sỹ quan quân đội Mỹ là một tín hiệu đáng mừng.
- Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiến triển thế nào sau chuyến thăm này, thưa ông?
Quan hệ 2 nước, từ khi tôi tham gia cách đây hàng chục năm cho đến những năm gần đây đã phát triển tốt lên. Có lần, ông Pete Peterson, Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam đã nói với tôi: "Quan hệ Việt - Mỹ có ngày sẽ trở thành đối tác chiến lược".
Tôi không khỏi giật mình khi nghe điều này và đã yêu cầu ông Peterson nhắc lại, và vị đại sứ này còn khẳng định thêm: "Quan hệ Việt - Mỹ không có gì là không thể".
Năm 2013, Việt - Mỹ đã trở thành đối tác toàn diện và năm 2015, chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ là một sự kiện mà trước đây tôi 'mơ cũng không thấy'.
Vì vậy, quan hệ Việt Mỹ đang ngày càng tiến tới, dù có ai muốn ngăn cũng không không ngăn nổi và mối quan hệ này sẽ tốt đẹp hơn nhiều sau chuyến thăm sắp tới của ông Obama.
- Là người làm ngoại giao nhiều năm, đặc biệt là với Mỹ, theo ông hiện nay quan hệ 2 nước còn những trở ngại nào?
Hiện nay, có thể nói quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn những trở ngại chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Hội chứng 'Chiến tranh Việt Nam' vẫn còn khá nặng nề với cả 2 nước, hội chứng này đòi hỏi chính quyền, nhân dân và dư luận cả Việt Nam, Mỹ cùng vào cuộc thì mới vượt qua được.
'Chiến tranh Việt Nam' là hội chứng hình thành từ hàng chục năm và có thể nói nó là một vấn đề văn hóa, để cởi bỏ không phải điều đơn giản. Ở Mỹ, một bộ phận lớn đã vượt qua được hội chứng này, nhưng nhiều người bảo thủ vẫn còn giữ sự hận thù khi nhắc tới Chiến tranh Việt Nam.
Về phía chúng ta, theo tôi vẫn còn một số người vẫn nghĩ đến kẻ thù, đến chiến tranh khi nhắc tới Mỹ. Những mất mát, hi sinh của người thân trong chiến tranh chống Mỹ không phải là điều một sớm một chiều có thể bỏ qua được.
Bản thân tôi là người từng tham gia Thanh niên xung phong, xông pha lửa đạn và chứng kiến những người đồng đội của mình hi sinh. Dù là người làm nhiệm vụ bình thường hóa quan hệ với Mỹ theo phân công của Nhà nước nhưng những ký ức là một phần không thể quên trong tâm trí tôi.
Vì vậy, hội chứng 'Chiến tranh Việt Nam' ở cả 2 nước cần có một quyết tâm lớn để vượt qua, từ đó mới có thể đi đến những phát triển mới.
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ còn có những khác biệt về hệ thống chính trị và sự phát triển khác nhau nên 2 nước không thể đưa ra những yêu cầu quá khác biệt cho đối tác.
- Vậy giữa 2 nước có điểm chung gì để cùng nhau hướng tới, thưa ông?
Mặc dù có những trở ngại như trên, nhưng Việt Nam và Mỹ vẫn có một điểm chung quyết định đó là quyền lợi, an ninh chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây là mẫu số chung mà 2 nước sẽ sử dụng để vượt qua những khó khăn nói trên.
- Vậy theo ông, chuyến thăm này sẽ tác động thế nào đến vấn đề Biển Đông hiện nay?
Biển Đông hiện nay là vấn đề toàn cầu, rộng lớn chứ không chỉ nằm trong khu vực nữa mà thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế như các nước EU, G7.
Do đó, không phải chỉ quan một chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam hay của Tổng bí thư đến Mỹ và có thể xoay chuyển được tình hình. Tuy nhiên, chuyến thăm này của ông Obama sẽ là một sự kiện thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói 'cảm thấy vui mừng khi quan hệ Việt - Mỹ phát triển', ông nhận định thế nào về tuyên bố này?
Hiện nay, trong quan hệ Mỹ - Trung, Việt - Trung và Việt - Mỹ, tất cả các bên đều muốn phát triển để đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Vì vậy, câu nói của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể nói là tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, theo tôi, khi đi vào cụ thể thì quyền lợi của từng nước là số một chứ không phải quan hệ của nước đó với nước khác.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (thực hiện)
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa hẹn sẽ đem lại nhiều triển vọng trong quan hệ song phương.
Làm rõ hơn vấn đề này, VTC News phỏng vấn ông Lê Văn Bàng- Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ. Ông cho rằng: "Quan hệ Việt Mỹ đang ngày càng tiến tới, dù có ai muốn ngăn cũng không không ngăn nổi và mối quan hệ này sẽ tốt đẹp hơn nhiều sau chuyến thăm sắp tới của ông Obama".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ năm 2015 |
Chuyến thăm này của ông Obama rất quan trọn vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay đang cần đưa lên một tầm cao mới, điều này cần những hoạt động mang tính thúc đẩy, cụ thể như hoạt động Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam.
Sở dĩ như vậy vì tình hình châu Á - Thái Bình Dương cũng như Biển Đông đang có nhiều thách thức, biến động và ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, quyền lợi, của nhiều nước trong đó có cả Việt Nam và Mỹ.
Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ, Lê Văn Bàng |
- Ông có thể nói cụ thể hơn?
Về phía Việt Nam, chuyến thăm này cũng đóng góp nhiều vào 2 mục tiêu lớn của chúng ta hiện nay. Thứ nhất, Việt Nam muốn phát triển kinh tế, trong đó có đầu tư nước ngoài và quan hệ thương mại với quốc tế.
|
Thứ hai, Việt Nam đang cần duy trì hòa bình, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo, quốc gia. Đó là nhiệm vụ của riêng chúng ta, nhưng cũng cần có thêm tiếng nói chung và dư luận thế giới ủng hộ, trong đó có Mỹ.
Về vấn đề an ninh, giới chuyên gia đang nói nhiều về việc Mỹ có thể gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Điều đó, tôi cho là quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quá trình bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
- Ông dự đoán thế nào về bước tiến trong quá trình gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama?
Theo tôi, vẫn đang còn những khó khăn trong vấn đề này. Phía Mỹ vẫn còn những lý do, điều kiện không liên quan trực tiếp đến vũ khí như dân chủ hay nhân quyền.
Dân chủ, nhân quyền là các vấn đề được nói đến giữa Mỹ và Việt Nam từ vài chục năm nay. Tuy nhiên, dù quá trình ký kết các hiệp định thương mại, hay việc Việt Nam gia nhập WTO, phía Mỹ vẫn nêu ra các vấn đề này nhưng cuối cùng 2 bên cũng vượt qua được.
Vì vậy, việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí có thể chưa đạt được ngay nhưng các dấu hiệu ủng hộ từ các quan chức cấp cao của Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng nghị sỹ Mc Cain và nhiều sỹ quan quân đội Mỹ là một tín hiệu đáng mừng.
Video những chuyến công du nước ngoài của ông Obama
- Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiến triển thế nào sau chuyến thăm này, thưa ông?
Quan hệ 2 nước, từ khi tôi tham gia cách đây hàng chục năm cho đến những năm gần đây đã phát triển tốt lên. Có lần, ông Pete Peterson, Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam đã nói với tôi: "Quan hệ Việt - Mỹ có ngày sẽ trở thành đối tác chiến lược".
Tôi không khỏi giật mình khi nghe điều này và đã yêu cầu ông Peterson nhắc lại, và vị đại sứ này còn khẳng định thêm: "Quan hệ Việt - Mỹ không có gì là không thể".
Năm 2013, Việt - Mỹ đã trở thành đối tác toàn diện và năm 2015, chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ là một sự kiện mà trước đây tôi 'mơ cũng không thấy'.
Tổng bí thư Việt Nam hội đàm cùng Tổng thống Mỹ trong Phòng Bầu dục, điều mà nhiều nhà ngoại giao trước đây có 'mơ cũng không thấy' |
- Là người làm ngoại giao nhiều năm, đặc biệt là với Mỹ, theo ông hiện nay quan hệ 2 nước còn những trở ngại nào?
Hiện nay, có thể nói quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn những trở ngại chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Hội chứng 'Chiến tranh Việt Nam' vẫn còn khá nặng nề với cả 2 nước, hội chứng này đòi hỏi chính quyền, nhân dân và dư luận cả Việt Nam, Mỹ cùng vào cuộc thì mới vượt qua được.
'Chiến tranh Việt Nam' là hội chứng hình thành từ hàng chục năm và có thể nói nó là một vấn đề văn hóa, để cởi bỏ không phải điều đơn giản. Ở Mỹ, một bộ phận lớn đã vượt qua được hội chứng này, nhưng nhiều người bảo thủ vẫn còn giữ sự hận thù khi nhắc tới Chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam từ 23-25/5 |
Bản thân tôi là người từng tham gia Thanh niên xung phong, xông pha lửa đạn và chứng kiến những người đồng đội của mình hi sinh. Dù là người làm nhiệm vụ bình thường hóa quan hệ với Mỹ theo phân công của Nhà nước nhưng những ký ức là một phần không thể quên trong tâm trí tôi.
Vì vậy, hội chứng 'Chiến tranh Việt Nam' ở cả 2 nước cần có một quyết tâm lớn để vượt qua, từ đó mới có thể đi đến những phát triển mới.
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ còn có những khác biệt về hệ thống chính trị và sự phát triển khác nhau nên 2 nước không thể đưa ra những yêu cầu quá khác biệt cho đối tác.
- Vậy giữa 2 nước có điểm chung gì để cùng nhau hướng tới, thưa ông?
Mặc dù có những trở ngại như trên, nhưng Việt Nam và Mỹ vẫn có một điểm chung quyết định đó là quyền lợi, an ninh chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây là mẫu số chung mà 2 nước sẽ sử dụng để vượt qua những khó khăn nói trên.
- Vậy theo ông, chuyến thăm này sẽ tác động thế nào đến vấn đề Biển Đông hiện nay?
Biển Đông hiện nay là vấn đề toàn cầu, rộng lớn chứ không chỉ nằm trong khu vực nữa mà thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế như các nước EU, G7.
Do đó, không phải chỉ quan một chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam hay của Tổng bí thư đến Mỹ và có thể xoay chuyển được tình hình. Tuy nhiên, chuyến thăm này của ông Obama sẽ là một sự kiện thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói 'cảm thấy vui mừng khi quan hệ Việt - Mỹ phát triển', ông nhận định thế nào về tuyên bố này?
Hiện nay, trong quan hệ Mỹ - Trung, Việt - Trung và Việt - Mỹ, tất cả các bên đều muốn phát triển để đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Vì vậy, câu nói của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể nói là tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, theo tôi, khi đi vào cụ thể thì quyền lợi của từng nước là số một chứ không phải quan hệ của nước đó với nước khác.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (thực hiện)
Bình luận