Theo các chuyên gia, trước đây hương nhang được sản xuất từ các nguyên liệu nguồn gốc thiên nhiên với hương thơm dịu nhẹ, bay bổng và có phần dễ chịu.
Tuy nhiên ngày nay, vì lợi nhuận, không ít các cơ sở sản xuất hương nhang không ngần ngại tẩm hóa chất độc hại vào mỗi cây nhang nhằm giúp hương có mùi thơm mạnh, tạo sự chú ý.
Con người khi hít phải khói hương có tẩm hóa chất độc hại trong thời gian dài sẽ gây cay mắt, mệt mỏi, căng thẳng đột ngột.
Theo PGS.TS Trần Hữu Hoan – Viện Hóa học Công nghiệp, mùi thơm nhân tạo (từ hóa chất độc hại) được tạo thành bởi những vòng benzen, khi phát tán có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư), đặc biệt nguy hiểm.
Mặt khác, khi đốt cháy, những chất độc này có tác động tới bề mặt của đường hô hấp gây tổn thương hệ hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mãn tính.
Bên cạnh đó, cũng giống như đốt hương, đốt quá nhiều vàng mã cũng sản sinh ra nhiều khí CO và CO2. Đây là nguyên nhân gây ra ngạt thở, co thắt khí quản đối với những người bị hen suyễn.
Không chỉ có vậy, chất độc benzen C6H6 có khi đốt vàng mã có thể gây ra những triệu chứng đặc biệt nguy hiểm như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, co giật, ảnh hưởng tới hô hấp, kích động, thậm chí là thiệt mạng nếu hít quá nhiều.
Theo các chuyên gia, những người bị nhiễm độc trong trường hợp này, tinh thần sẽ bị đảo lộn, dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, máu, về mắt và da hay bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương, thậm chí là ung thư.
Do vậy, để vừa thực hiện tốt tín ngưỡng tôn giáo trong việc thờ cúng thần linh tổ tiên, vừa đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân, người dân những ngày này nên chú ý sử dụng hương, vàng mã với số lượng vừa đủ, khi đốt, tránh xa các khi dân cư, nhà cao tầng để tránh nguy cơ hỏa hoạn và ảnh hưởng sức khỏe.
Bình luận