• Zalo

‘Đột nhập’ Viện Huyết học, khám phá cận cảnh phân xưởng điều chế và kho máu - 25 độ C

Sức khỏeThứ Năm, 19/07/2018 07:29:00 +07:00Google News

Khoa Điều chế các thành phần máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chẳng khác gì một công xưởng thu nhỏ, đầu vào là các túi máu, đầu ra là các chế phẩm máu được xử lý, sẵn sàng phục vụ người bệnh.

IMG20180207150058 3

Khoa Điều chế các thành phần máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được ví von như một công xưởng máu thu nhỏ, có quy trình làm việc nghiêm ngặt, khép kín. Máu sau khi hiến phải chuyển về đơn vị này để điều chế rồi mới có thể sử dụng. 

anh0.1

Tại đây, máu từ người hiến máu nhân đạo sẽ bắt đầu được phân loại, dán nhãn giúp quản lý máu tốt hơn ngay từ đầu. Những túi máu sau khi có nhãn và được phân loại sẽ xếp hàng như thế này.

anh0

Các túi màu được cho vào máy ly tâm để xử lý ban đầu.

IMG20180207155642 11

Sau đó, máu mới được đưa vào trong khu vực điều chế.

_DSC0395 11

Kỹ thuật viên sẽ dùng kẹp để ép máu, rồi tách các thành phần máu thành nhiều chế phẩm khác nhau

_DSC0388 9

Túi máu ban đầu thu về sẽ tách thành 8 chế phẩm đầu ra như:  Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương tươi, huyết tương thường, máu toàn phần tách nhỏ, và 1 số chế phẩm đặc biệt khác.

IMG20180207151247 13

 Những túi huyết tương đã được tách thành công.

_DSC0375 14

Tại khu vực điều chế máu, tất cả các chế phẩm máu đều được quản lý bằng nhãn, mỗi chế phẩm có một mã riêng.

_DSC0433 15

Việc ghi nhãn, quản lý bằng mã vạch sẽ giúp cho việc phân loại, sử dụng chế phẩm máu được thuận tiện hơn. Đặc biệt, trong trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu máu không đủ tiêu chuẩn để sử dụng, mã nhãn sẽ giúp cho các kỹ thuật viên của khu vực điều chế nhanh chóng tìm ra và hủy đi những chế phẩm xuất phát từ mẫu máu đó nhanh hơn. Trung bình, cứ 100 đơn vị máu thì sẽ hủy đi 1,7 đơn vị máu do kết quả xét nghiệm của đơn vị này dương tính với các bệnh như: Viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV, v.v...

_DSC0421 16

 Đưa vào máy điều chế huyết tương.

_DSC0439 17

ThS. DS. Võ Thị Diễm Hà - Trưởng khoa Điều chế các thành phần máu chia sẻ, mỗi chế phẩm máu sẽ được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2-6 độ C, huyết tương thấp hơn -25 độ C, tiểu cầu từ 20 - 26 độ C. Ngay khi các thành phần máu được điều chế xong, chúng sẽ được đưa vào bảo quản ngay trong nhiệt độ tiêu chuẩn.

_DSC0451 19

Với đặc thù bảo quản nhiệt độ của huyết tương (mức -25 độ C), cứ một người vào kho đông lạnh lấy tiểu cầu, một người phải đứng túc trực ở ngoài đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

_DSC0372 20

 Trung bình, các dược sĩ tại Khoa Điều chế các thành phần máu phải xử lý tới 1200 - 1300 đơn vị máu/ngày. Máu phải được xử lý trong vòng 24 giờ kể từ khi hiến máu, do đó, vào những đợt cao điểm hiến máu, dược sĩ phải đi làm cả thứ 7 và chủ nhật. Nếu để quá 24 giờ, một số thành phần của máu sẽ bị giảm chất lượng (chẳng hạn như tiểu cầu), không thể sử dụng được nữa.

Video: Cận cảnh kho lạnh bảo quản huyết tương và hồng cầu (Nguồn: Chi Lê)

Chi Lê - Nguyên Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn