• Zalo

Đột nhập trung tâm lừa đảo qua mạng lớn nhất thế giới

Kinh tếChủ Nhật, 30/11/2014 05:17:00 +07:00Google News

Thị trấn này được biết đến là trung tâm hacker, tội phạm lừa đảo qua mạng lớn nhất thế giới hiện nay.

Ramnicu Valcea (còn gọi là Scamville), một thị trấn nhỏ nằm cách thủ đô Bucharest của Romania chưa đầy 3 tiếng đồng hồ chạy xe, được biết đến là trung tâm hacker, tội phạm lừa đảo qua mạng của thế giới.


Một đối tượng lừa đảo qua mạng bị bắt giữ. Một đối tượng lừa đảo qua mạng bị bắt giữ.


Ước tính, ở thị trấn hơn 100 ngàn dân này có đến hàng trăm tội phạm mạng, thu vài chục triệu USD mỗi năm từ những người mua sắm trực tuyến.

Chuyển tiền thật, nhận hàng giả

Một đối tượng lừa đảo qua mạng bị bắt giữ. 
Nằm nép mình ở chân dãy núi Alps Transylvanian, trước đây Ramnicu Valcea chỉ có những ngôi nhà xiêu vẹo, khu vườn nhỏ để trồng rau, nuôi gà.

Phần lớn, 120.000 người dân trong thị trấn từng sống hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà máy hóa chất ở địa phương, khai thác nông nghiệp và lâm nghiệp.

Sau đó, khoảng một thập kỷ trở lại đây, những người đàn ông trẻ tuổi ở địa phương bắt đầu quan tâm đến việc làm giàu qua mạng internet. Phần lớn thành công của Scamville là việc bán hàng qua mạng và tất nhiên, cung cấp hàng hóa giả mạo cho khách mua hàng trực tuyến.


Dom, 33 tuổi là một trong những hacker "nổi tiếng" ở Ramnicu Valcea. Dom đi xe ô tô siêu sang, tay đeo đồng hồ Rolex Oyster đắt tiền và có một cuộc sống xa xỉ. Khi còn học trung học, anh được đánh giá là rất thông minh.

Dom bị bắt vì lừa đảo 481 người ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới với số tiền 2 triệu USD vào năm 2010. Dom rao bán trên Craigslist một chiếc thuyền nhưng chiếc thuyền đó không hề tồn tại.

Dom chỉ là một trong hàng trăm người Romania hoạt động trong thị trấn nhỏ thu về hàng triệu bảng Anh từ "công nghệ" gian lận trên internet.


Thủ đoạn phổ biến của tội phạm lừa đảo qua mạng là họ lên các trang web bán hàng trực tuyến, rao bán các mặt hàng như ô tô, máy bay, tàu thuyền và đồ trang sức với giá rẻ.

Những người mua hàng sẽ gửi tiền cho họ và sẽ nhận được hàng giả hoặc không bao giờ nhận được thứ mà mình muốn mua.

FBI hiện đang treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai cung cấp thông tin về Nicolae Popescu, kẻ cầm đầu băng nhóm lừa đảo bị bắt giữ năm 2010 nhưng đã trốn thoát. Nicolae Popescu rao bán hàng loạt xe ô tô không tồn tại với giá từ 6.150 bảng Anh đến 24.700 bảng Anh trên eBay, Cars.com, AutoTrader.com và CycleTrader.com. Liviu Concioiu, hacker 26 tuổi, xuất thân từ ngôi làng Dragasani là một ví dụ khác.


Năm 2009, Liviu Concioiu giả mạo là một nhân viên của eBay và đề nghị các chuyên gia IT của trang web hỗ trợ vì quên mật khẩu. Sau vài phút thảo luận, Liviu nhận được mật khẩu và có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của công ty, đánh cắp dữ liệu của 22.000 nhân viên, 3 triệu khách hàng bao gồm cả mật khẩu, tài khoản ngân hàng.

Liviu Concioiu đã đánh cắp khoảng 300.000 bảng Anh trước khi bị bắt. "Tôi cần tiền để "chiếm" được trái tim của bạn gái", Liviu Concioiu nói trước tòa.


Các công tố viên cho rằng, những kẻ lừa đảo đã gửi một số lượng lớn tiền mặt mỗi tháng qua các ngân hàng ở Anh. Một cuộc điều tra của Tờ MailOnline đã phát hiện ra rằng, "tội phạm thường yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua các ngân hàng của Anh".

Hàng tháng, tội phạm di chuyển tự do qua lại giữa Liên minh châu Âu và Anh, mang lại cho Scamville khoản tiền từ 400.000 - 600.000 bảng Anh. "Tiền được đưa trở lại Romania bằng xe tải, xe hơi, máy bay. Họ đã chọn Anh làm nơi trung chuyển tiền mặt vì họ nhận ra, ở Anh họ sẽ không bị bắt giữ".


Cuộc chiến gian nan

Cách đây 4 năm, chính quyền Ramnicu Valcea đã nhận thấy những bất ổn trong thị trấn và phối hợp với lực lượng cảnh sát tấn công mạnh mẽ loại tội phạm này.

Tuy nhiên, kết quả mang lại chưa được như mong muốn. Ba công tố viên được chỉ định tham gia cùng đơn vị tội phạm mạng, được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát vũ trang và các chuyên gia.


Tính đến nay, đã có 49 kẻ lừa đảo bị bắt giữ. "Tội phạm lừa đảo qua mạng rất thông minh" - một công tố viên cho biết - "Giờ đây, họ không chuyển tiền qua những công ty chuyên chuyển tiền nhanh như Western Union hay Money Gram mà sẽ lấy tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng ở nước ngoài.

Tội phạm thường sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Anh và các nước lân cận để mở tài khoản giả. Họ luôn biết cách xóa tất cả các dấu vết và điều này khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình theo dõi".

Hiện Cộng hòa Czech, Bỉ, Hà Lan, Đức và FBI cũng đã hỗ trợ Romania trong đấu tranh với tội phạm lừa đảo qua mạng ở Ramnicu Valcea.


Romeo Popescu, Tổng biên tập của tờ báo ở địa phương - Vocea Valcii cho biết, ông đã viết về sự nổi lên của những kẻ lừa đảo trên mạng trong nhiều năm và thường xuyên nhận những lời đe dọa từ tội phạm.

"Đây thực sự là cuộc chiến khó khăn. Côn đồ ném xăng vào nhà tôi. Chúng đe dọa sẽ giết hại con gái tôi và cắt tai của tôi", ông Romeo Popescu nói.

» Tâm sự qua Skype, thiếu nữ bị lừa 500 triệu đồng
» Ở nơi cả làng kiếm tiền nhờ bán hàng online
» Dân quê mắc lỡm hàng hiệu qua mạng


Theo Cảnh sát toàn cầu
Bình luận
vtcnews.vn