• Zalo

'Đột nhập' trại nuôi gián tiền tỷ ở Trung Quốc

Kinh tếThứ Bảy, 26/10/2013 04:09:00 +07:00Google News

Nghề nuôi gián bắt đầu ăn nên làm ra tại Trung Quốc, giúp người nông dân thu về lợi nhuận cao, trong khi chi phí kinh doanh và đầu tư lại rất thấp.

Thời gian gần đây, nghề nuôi gián bắt đầu ăn nên làm ra tại Trung Quốc, giúp người nông dân thu về lợi nhuận cao, trong khi chi phí kinh doanh và đầu tư lại rất thấp.

Cách chế biến "chuẩn" một con gián để ăn được, theo một chủ trại nuôi côn trùng ở miền bắc Trung Quốc, là rán nó không chỉ một mà hai lần trong một chảo dầu nóng bốc khói. Bên trong con gián giống như pho mát, có vị như đất và hơi hăng.

Tuy nhiên, loài gián hiện rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, không phải vì mùi vị, mà do các đặc tính chữa bệnh của chúng.

"Chúng thực sự là một phương thuốc diệu kỳ. Chúng có thể chữa được nhiều bệnh và phát huy tác dụng nhanh hơn nhiều so với các loại thuốc khác", Lưu Vũ Sinh, một giáo sư tại trường Đại học Nông nghiệp Sơn Đông kiêm Chủ tịch Hiệp hội Côn trùng tỉnh Sơn Đông, nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, nghề nuôi gián bắt đầu ăn nên làm ra tại Trung Quốc, giúp người nông dân thu về lợi nhuận cao, trong khi chi phí kinh doanh và đầu tư lại rất thấp. 

Ông Vương, một cư dân ở Sơn Đông, từng nuôi một loại côn trùng có danh pháp khoa học là Eupolyphaga Sinensis và cũng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, trong suốt 10 năm.

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, nhu cầu về gián đã tăng vọt, nên ông Wang đã chuyển toàn bộ trang trại của mình sang nuôi giống gián Mỹ (Periplaneta americana).


Ông Vương giải thích, trong tự nhiên tồn tại hàng trăm loài gián, nhưng chỉ giống gián Mỹ này có giá trị chữa bệnh. Chúng có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

Bên trong trại nuôi gián của ông là hàng trăm tổ côn trùng, được bắt vít với nhau từ trên mái ngói bê tông và xếp thành hàng ngay ngắn trong bóng tối. Các cửa ra vào được giăng lưới, nhưng một số con gián vẫn túm tụm trên trần nhà thấp và không khí nồng nặc mùi hôi thối.

Tháng 9 là thời điểm thu hoạch gián ở Sơn Đông. Trong khi các nông dân ở những nơi khác trong tỉnh hái táo và bẻ ngô, ông Vương thu hoạch được hàng bao tải gián lớn.

"Chúng tôi giết gián trước khi chúng đạt 4 tháng tuổi, vì sau đó cánh của chúng đã phát triển đầy đủ và có thể bay. Giết gián rất dễ. Chúng tôi dùng dội các thùng nước sôi vào tổ vào chúng", ông Vương tiết lộ.

Ông Vương đem bán toàn bộ lượng gián thu được cho các công ty dược phẩm. Theo chủ trại nuôi côn trùng này, giá của gián tăng không ngừng. Kể từ năm 2011, ông đã tăng quy mô sản xuất lên gấp 5 lần và thu được hơn 100 tấn gián mỗi năm. Ông hiện thuê 8 nhân công giúp việc.

Bên ngoài trại nuôi gián của ông Vương có một người đàn ông đang sốt ruột đứng đợi. Trong năm nay, ông Vương đã nhận được 100 đề nghị hướng dẫn của các nông dân muốn mở trại nuôi gián và giúp đỡ được 30 nông dân khác thực hiện được ý định này.

Xiao Zhongwu, một chủ trại nuôi gián nhỏ hơn, tiết lộ, nuôi gián rất lãi. Mỗi năm ông kiếm được ít nhất 50.000 USD (tương đương hơn 1 tỉ tiền Việt) từ các con gián, và có thể đút tới tới 145.000 USD (khoảng 5 tỉ) vào năm bội thu. "Các công ty dược quyết định giá cả, nhưng tôi sẽ tích trữ gián khi nguồn cung dồi dào để đợi tới khi nhu cầu tăng lên", ông Xiao chia sẻ.

Ông Xia đã vỗ béo các con gián bằng một công thức dinh dưỡng đặc biệt gồm rau nghiền và đồ ăn thừa để chúng sản sinh ra hàm lượng axit amin cao như yêu cầu của người mua. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc nuôi dưỡng các con côn trùng này khá đơn giản, "chỉ cần giữ ấm và khiến chúng vui vẻ".

Báo Shanghaiist thống kê, hiện có khoảng 100 trại nuôi gián ở Trung Quốc, và con số đó đang ngày một tăng lên. Do loài côn trùng này có thể sinh trưởng dễ dàng ở bất cứ đâu nên chi phí đầu tư kinh doanh và chi phí nuôi cũng thấp hơn nhiều so với những ngành nuôi trồng khác. Một chủ trại nuôi gián nhẩm tính, doanh thu sẽ gấp hơn 7 lần chi phí đầu tư. Thực tế, giá bán khoảng 1 kg gián ở Trung Quốc có lúc đến 180 USD.

Trước đây, các trại nuôi gián thường hoạt động ngấm ngầm, do phần lớn mọi người không có thiện cảm với loài côn trùng này. Mới đây, nghề nuôi gián bắt đầu được truyền thông nhắc tới nhiều sau sự cố 1 triệu con gián sổng chuồng ở tỉnh Giang Tô hồi tháng 8 vừa qua.




Theo Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn