(VTC News) - Nắng nóng khủng khiếp ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn đang có xu hướng mở rộng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hôm nay (2/7), nắng nóng sẽ tiếp tục duy trì ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36 – 39 độ, có nơi trên 40 độ.
Dự báo đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến cuối tuần.
Cụ thể, khu vực Bắc Bộ: Ngày 2 - 3/7, khu vực tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35 đến 38 độ, vùng đồng bằng và trung du có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ từ 38-40 độ.
Ngày 4/7 nắng nóng suy giảm dần về cường độ, sau có khả năng kết thúc.
Khu vực Trung Bộ: Từ ngày 2 đến ngày 4/7, khu vực có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ, khu vực Bắc Trung Bộ có nắng nóng gay găt với nhiệt độ 38 – 40 độ.
Ngày 5/7, nắng nóng suy giảm dần về cường độ, sau có khả năng kết thúc.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Phổ biến không có nắng nóng trong 10 ngày tới.
Theo ông Lê Thanh Hải (Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia) dự báo, trong tháng 7/2015 sẽ còn từ 1 - 2 đợt nắng nữa, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 ngày, với nền nhiệt thấp phổ biến từ 35-37 độ C. Không có khả năng xuất hiện đợt nắng nóng giống như cuối tháng 5 vừa qua.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hôm nay (2/7), nắng nóng sẽ tiếp tục duy trì ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36 – 39 độ, có nơi trên 40 độ.
Dự báo đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến cuối tuần.
Cụ thể, khu vực Bắc Bộ: Ngày 2 - 3/7, khu vực tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35 đến 38 độ, vùng đồng bằng và trung du có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ từ 38-40 độ.
Ngày 4/7 nắng nóng suy giảm dần về cường độ, sau có khả năng kết thúc.
Khu vực Trung Bộ: Từ ngày 2 đến ngày 4/7, khu vực có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ, khu vực Bắc Trung Bộ có nắng nóng gay găt với nhiệt độ 38 – 40 độ.
Ngày 5/7, nắng nóng suy giảm dần về cường độ, sau có khả năng kết thúc.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Phổ biến không có nắng nóng trong 10 ngày tới.
Người lao động mệt mỏi khi phải mưu sinh ngoài trời |
Theo ông Lê Thanh Hải (Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia) dự báo, trong tháng 7/2015 sẽ còn từ 1 - 2 đợt nắng nữa, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 ngày, với nền nhiệt thấp phổ biến từ 35-37 độ C. Không có khả năng xuất hiện đợt nắng nóng giống như cuối tháng 5 vừa qua.
Ngày hôm qua (1/7), nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 – 40 độ, một số nơi trên 40 độ như: Hòa Bình, Làng, Sơn Tây (Hà Nội) 40.1 độ, Lào Cai 40.2 độ, Hưng Yên 40.5 độ, Nho Quan (Ninh Bình) 40.7 độ, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 40.8 độ, Tương Dương 40.7 độ, Con Cuông 40.8 độ, Đô Lương ( Nghệ An) 40.2 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 40.3 độ và Tam Kỳ (Quảng Nam) 40.5 độ,…
Đến tận đêm 1/7, nhiệt độ đo được ở Hà Nội vẫn ở mức cao 34 độ C, ngoài đường bốc hơi nóng hầm hập. Thời tiết khắc nghiệt khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, lại trùng với thời điểm diễn ra kỳ thi THPT quốc gia khiến cho mọi sinh hoạt ở đô thị càng trở nên bức bách và ngột ngạt.
Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ở những nước bán sa mạc như ở Ấn Độ, hàng năm đều có rất nhiều người chết do nắng nóng. Ở những vùng này, nhiệt độ có khi lên tới 45-50 độ. Ở Việt Nam thì nhiệt đổ chỉ lên ngưỡng 40 độ đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
“Ở mức nhiệt độ như vậy, trường hợp say nắng, thậm chí là tử vong do nắng nóng là rất dễ xảy ra, đặc biệt là đối với người già, người có sức khỏe không tốt", ông Đức nói.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyên người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân.
"Nếu không cần thiết thì người dân nên hạn chế ra ngoài trời. Khi đi đường cần đội mũ, mặc áo dày để chống nắng. Đối với bà con nông dân thì chỉ ra đồng làm việc vào thời điểm mát mẻ. Chẳng hạn, bà con có thể dậy sớm ra đồng làm việc từ 4-5 giờ sáng, tới 8-9 giờ thì về nghỉ. Buổi chiều có thể làm việc từ 5 giờ tới 7-8 giờ tối," ông Đức nói.
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Đến tận đêm 1/7, nhiệt độ đo được ở Hà Nội vẫn ở mức cao 34 độ C, ngoài đường bốc hơi nóng hầm hập. Thời tiết khắc nghiệt khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, lại trùng với thời điểm diễn ra kỳ thi THPT quốc gia khiến cho mọi sinh hoạt ở đô thị càng trở nên bức bách và ngột ngạt.
Video: Nắng nóng làm cong đường sắt
Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ở những nước bán sa mạc như ở Ấn Độ, hàng năm đều có rất nhiều người chết do nắng nóng. Ở những vùng này, nhiệt độ có khi lên tới 45-50 độ. Ở Việt Nam thì nhiệt đổ chỉ lên ngưỡng 40 độ đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
“Ở mức nhiệt độ như vậy, trường hợp say nắng, thậm chí là tử vong do nắng nóng là rất dễ xảy ra, đặc biệt là đối với người già, người có sức khỏe không tốt", ông Đức nói.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyên người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân.
"Nếu không cần thiết thì người dân nên hạn chế ra ngoài trời. Khi đi đường cần đội mũ, mặc áo dày để chống nắng. Đối với bà con nông dân thì chỉ ra đồng làm việc vào thời điểm mát mẻ. Chẳng hạn, bà con có thể dậy sớm ra đồng làm việc từ 4-5 giờ sáng, tới 8-9 giờ thì về nghỉ. Buổi chiều có thể làm việc từ 5 giờ tới 7-8 giờ tối," ông Đức nói.
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Bình luận