Theo Giáo sư Darren Martin tới từ Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Y học Phân tử tại Đại học Cape Town (Nam Phi), các nghiên cứu của ông và các cộng sự cho thấy việc các đột biến cùng tồn tại trên cái gọi là gene S của nCoV thường ức chế sự phát triển của virus. Điều này làm cho biến thể lây lan dễ dàng hơn.
Gene S cho phép tạo ra protein đột biến, giúp nó xâm nhập vào tế bào của con người.
"Các đột biến cho thấy đã có sự hợp tác giữa các phần khác nhau của virus", ông Martin cho biết.
Các thông tin trên giúp các nhà khoa học đặt ra 3 giả thiết về sự phát triển của Omicron.
Thứ nhất, chủng này xuất hiện từ một khu vực mà việc giám sát bộ gene còn hạn chế hoặc người dân có ít cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thứ 2, nó có thể phát triển trong cơ thể của một người bị suy giảm hệ miễn dịch. Virus nhiều khả năng đã sống trong cơ thể người này một thời gian dài trước khi đột biến.
Giả thiết cuối cùng là virus đã nhảy vào cơ thể động vật, đột biến sau đó lây nhiễm sang người.
Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia y tế từng nhiều lần cảnh báo tỷ lệ tiêm chủng thấp ở các quốc gia châu Phi có thể biến nơi này thành lò ấp biến chủng.
Hiện tại, chỉ 7% dân số lục địa đen tương đương 1,2 triệu người được tiêm chủng đầy đủ.
Cộng hòa Conga - quốc gia với hơn 100 triệu dân mới chỉ chích ngừa cho 0,1% dân số. Eritrea - quốc gia Đông Phi thậm chí còn chưa triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Tại miền Nam châu Phi, tỷ lệ lây nhiễm HIV cao đồng nghĩa hàng triệu người bị suy giảm miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu của Martin cho biết cần có thêm dữ liệu hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc của Omicron.
Trong trường hợp một hoặc nhiều biến thể nCoV được phát hiện là họ hàng gần với Omicron, điều này cũng cố cho giả thiết giám sát gene thất bại.
Nhưng nếu các biến thể tương tự được phát hiện trong các trường hợp nhiễm virus lâu dài ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc trên các loài động vật khác, các giả thiết còn lại sẽ là câu trả lời.
Bình luận