Trong số 4 người được thả có thuyền trưởng và sỹ quan bị bắt hôm 11/7 cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của EU với Syria.
Theo RT, vụ thả người này được thực hiện đi kèm với điều kiện nhất định. Tuy nhiên, Gibraltar không nêu rõ điều kiện này là gì mà chỉ khẳng định họ vẫn đang làm rõ vụ việc để xác định mức độ vi phạm lệnh trừng phạt của EU khi Grace 1 vận chuyển dầu đến Syria.
Hôm 4/7, tàu Grace 1 của Iran bị cảnh sát và hải quan Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) bắt dưới sự hỗ trợ của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh với lý do vận chuyển dầu thô đến Syria, vi phạm lệnh trừng phạt. Siêu tàu chở dầu có chiều dài 330 m này thuộc sở hữu của Iran và được cho là đang vận chuyển dầu thô cho Syria. Vụ việc gây ra căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Iran
Tehran khẳng định con tàu không di chuyển theo hướng Iran, nhấn mạnh hành động bắt giữ của thủy quân lục chiến Anh và cảnh sát Gibraltar không khác gì cướp biển và kêu gọi thả tàu ngay lập tức.
Hôm 11/7, London cáo buộc tàu Iran "cố tình ngăn cản" tàu British Heritage di chuyển qua eo biển Hormuz. Tehran bác bỏ tuyên bố trên, khẳng định Anh đang cố tình gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Anh hôm 11/7 nâng cảnh báo an ninh hàng hải lên mức cao nhất với các tàu Anh di chuyển qua vùng biển Iran sau khi xuất hiện thông tin 5 xuồng vũ trang Iran bắt hụt 1 tàu chở dầu Anh. Một ngày sau đó, London loan báo sẽ điều khu trục hạm HMS Duncan tới Vùng Vịnh để duy trì nhiệm vụ đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Theresa May xác nhận London và Washington đang xúc tiến các cuộc thảo luận về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Đông để đối phó với mối đe dọa với tàu thuyền trong khu vực.
Bình luận