Sau trận động đất 4,6 độ Richter xảy ra vào đêm 22/10, cả người dân và chính quyền huyện Bắc Trà My - Quảng Nam lại thêm lo sợ nhà cửa đổ sập, đập Sông Tranh 2 vỡ.
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Bắc Trà My, đã có thêm 246 nhà dân bị nứt, trong đó các xã bị nặng là Trà Sơn (78 nhà), Trà Bui (97 nhà), Trà Đốc (35 nhà)… Như vậy, tổng số nhà cửa người dân thiệt hại sau các trận động đất lên 829 căn. Thiệt hại ban đầu sau trận động đất tối 22-10 ước tính khoảng 1,2 tỉ đồng.
Hoang mang cực độ
Ngày 23/10, tâm lý người dân và lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My vẫn hết sức hoang mang. Hai vết nứt ngay trụ sở UBND huyện rõ rệt hơn sau trận động đất tối 22/10.
Anh Nguyễn Văn Bình, một hộ dân kinh doanh ở thị trấn Trà My, kể lại: “Động đất mạnh chưa từng thấy, kèm theo tiếng nổ lớn. Nhà cửa chao đảo tưởng như đổ sập. Dân thị trấn đổ xô ra đường không dám ở trong nhà. Cả đêm tôi không ngủ, nơm nớp sợ động đất tiếp diễn, đập thủy điện Sông Tranh 2 vỡ”.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết trận động đất lớn nhất từ trước tới nay thật sự khiến chính quyền và người dân lo sợ tột đỉnh, mặc dù người dân đã được tập huấn, phổ biến kỹ năng phòng tránh. “Động đất tiến gần ngưỡng chịu đựng của đập thủy điện Sông Tranh 2.
Ngay trong sáng 23/10, tôi đã trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh đang dự họp Quốc hội, kiến nghị đưa vấn đề Sông Tranh ra Quốc hội một cách rốt ráo bởi người dân và chính quyền huyện đang rất lo lắng”- ông Phong nói.
Tiến sâu vào rừng
Người dân các xã Trà Tân, Trà Đốc nằm ngay dưới vùng đập thủy điện Sông Tranh 2 cảm nhận trận động đất rõ nhất. Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết: “Bây giờ, người dân không chỉ lo nhà sập mà còn lo cả đập thủy điện Sông Tranh 2 vỡ nữa!”.
Sợ động đất, sợ thủy điện vỡ, không có lối thoát, nhiều hộ dân xã Trà Đốc nằm phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dời nhà cửa vào rừng để ở. Nhiều ngôi nhà xây mới, khang trang bị nứt nẻ cũng bị bỏ hoang gần 1 tháng nay.
Sáng 23/10, ông Hồ Văn Thiện (ngụ thôn 2, xã Trà Động) huy động dân làng vận chuyển gỗ tiến sâu vào rừng để dựng nhà cho cha mình là ông Hồ Văn Phong. Vị trí dựng nhà mới nằm cách làng khoảng 2 km.
“Động đất mạnh quá, nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Giờ chúng tôi phải vào sâu trong này, lỡ có động đất vỡ đập cũng không lo” - ông Thiện nói.
Nhiều hộ gia đình ở xã Trà Đốc cũng cho biết nếu động đất còn tiếp diễn và mạnh hơn, họ sẽ chuyển gia đình vào rừng vì sợ vỡ đập. Tại ngã ba xã Trà Tân ngay dưới chân đập, nhiều hộ gia đình kinh doanh, buôn bán đã đóng cửa, thu dọn nhà về xuôi.
Cùng với việc lo động đất, theo ông Phong, hiện gần 5.000 hộ dân các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui có nguy cơ bị cô lập do chia cắt bởi sông Trường chưa có cầu. Mặc dù huyện đã nhiều lần kiến nghị xây dựng cầu vượt sông Trường nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Nếu xảy ra sự cố, toàn bộ vùng này không có cách nào ứng cứu được.
Theo NLĐ
>>>TOÀN CẢNH ĐỘNG ĐẤT RUNG CHUYỂN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Bắc Trà My, đã có thêm 246 nhà dân bị nứt, trong đó các xã bị nặng là Trà Sơn (78 nhà), Trà Bui (97 nhà), Trà Đốc (35 nhà)… Như vậy, tổng số nhà cửa người dân thiệt hại sau các trận động đất lên 829 căn. Thiệt hại ban đầu sau trận động đất tối 22-10 ước tính khoảng 1,2 tỉ đồng.
Hoang mang cực độ
Ngày 23/10, tâm lý người dân và lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My vẫn hết sức hoang mang. Hai vết nứt ngay trụ sở UBND huyện rõ rệt hơn sau trận động đất tối 22/10.
Anh Nguyễn Văn Bình, một hộ dân kinh doanh ở thị trấn Trà My, kể lại: “Động đất mạnh chưa từng thấy, kèm theo tiếng nổ lớn. Nhà cửa chao đảo tưởng như đổ sập. Dân thị trấn đổ xô ra đường không dám ở trong nhà. Cả đêm tôi không ngủ, nơm nớp sợ động đất tiếp diễn, đập thủy điện Sông Tranh 2 vỡ”.
Người dân xã Trà Đốc lo sợ động đất vỡ đập thủy điện nên sáng 23/10 đã tiến sâu vào rừng để dựng nhà gỗ |
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết trận động đất lớn nhất từ trước tới nay thật sự khiến chính quyền và người dân lo sợ tột đỉnh, mặc dù người dân đã được tập huấn, phổ biến kỹ năng phòng tránh. “Động đất tiến gần ngưỡng chịu đựng của đập thủy điện Sông Tranh 2.
Ngay trong sáng 23/10, tôi đã trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh đang dự họp Quốc hội, kiến nghị đưa vấn đề Sông Tranh ra Quốc hội một cách rốt ráo bởi người dân và chính quyền huyện đang rất lo lắng”- ông Phong nói.
Tiến sâu vào rừng
Người dân các xã Trà Tân, Trà Đốc nằm ngay dưới vùng đập thủy điện Sông Tranh 2 cảm nhận trận động đất rõ nhất. Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết: “Bây giờ, người dân không chỉ lo nhà sập mà còn lo cả đập thủy điện Sông Tranh 2 vỡ nữa!”.
Sợ động đất, sợ thủy điện vỡ, không có lối thoát, nhiều hộ dân xã Trà Đốc nằm phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dời nhà cửa vào rừng để ở. Nhiều ngôi nhà xây mới, khang trang bị nứt nẻ cũng bị bỏ hoang gần 1 tháng nay.
Sáng 23/10, ông Hồ Văn Thiện (ngụ thôn 2, xã Trà Động) huy động dân làng vận chuyển gỗ tiến sâu vào rừng để dựng nhà cho cha mình là ông Hồ Văn Phong. Vị trí dựng nhà mới nằm cách làng khoảng 2 km.
“Động đất mạnh quá, nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Giờ chúng tôi phải vào sâu trong này, lỡ có động đất vỡ đập cũng không lo” - ông Thiện nói.
Nhiều hộ gia đình ở xã Trà Đốc cũng cho biết nếu động đất còn tiếp diễn và mạnh hơn, họ sẽ chuyển gia đình vào rừng vì sợ vỡ đập. Tại ngã ba xã Trà Tân ngay dưới chân đập, nhiều hộ gia đình kinh doanh, buôn bán đã đóng cửa, thu dọn nhà về xuôi.
Cùng với việc lo động đất, theo ông Phong, hiện gần 5.000 hộ dân các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui có nguy cơ bị cô lập do chia cắt bởi sông Trường chưa có cầu. Mặc dù huyện đã nhiều lần kiến nghị xây dựng cầu vượt sông Trường nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Nếu xảy ra sự cố, toàn bộ vùng này không có cách nào ứng cứu được.
Theo NLĐ
Bình luận