• Zalo

Donald Trump đối mặt điều gì sau khi sa thải Giám đốc FBI?

Thế giớiThứ Tư, 10/05/2017 09:21:00 +07:00Google News

Tổng thống Mỹ Donald Trump có đầy đủ quyền lực để sa thải giám đốc FBI James Comey, tuy nhiên, sau khi đưa ra quyết định này, chiếc ghế tổng thống của ông ta có thể sẽ bị đe dọa.

Năm 1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng sa thải Giám đốc FBI khi đó là William Sessions do dùng xe của cơ quan này đưa vợ đi làm móng, xô xát với các đồng nghiệp trên máy bay để giành chỗ cho vợ và dùng 10.000 công quỹ để xây dựng hàng rào quanh nhà.

Hiện nay, ông Trump có quyền sa thải giám đốc các cơ quan hành pháp của Mỹ và Comey là một trong số đó. Giám đốc FBI bị sa thải khi cơ quan này đang tổ chức điều tra sự liên quan giữa nhóm vận động tranh cử của ông Trump với tình báo Nga.

Hinh anh

 Donald Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey gây chấn động.

Luật sư nổi tiếng người Mỹ Elura Nanos từng dự đoán: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trump sa thải Comey. Việc này nằm trong quyền hạn của ông ấy, không nghi ngờ gì nữa".

Sau khi sa thải Comey sáng 10/5, những câu hỏi được dư luận quan tâm nhất hiện nay là khi FBI có giám đốc mới, liệu nhóm vận động tranh cử của ông Trump có bị điều tra nữa hay không và liệu có thông tin gì rò rỉ từ FBI liên quan đến Tổng thống Mỹ sau quyết định này.

Đe dọa ghế tổng thống

Về lý thuyết, Quốc hội Mỹ có thể phản đối quyết định sa thải Comey của ông Trump bằng cách yêu cầu những lý do thích hợp.

Ngoài ra, để phản đối quyết định của ông Trump, Stephen Farnsworth, chuyên gia chính trị tại Đại học Mary Washington, Mỹ cho rằng: "Sẽ có một cơn bão lửa giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa liên quan vấn đề này".

Hinh anh

 Giám đốc FBI James Comey 

Ông Comey là người được kính trọng ở Quốc hội Mỹ, từng làm Phó Tổng chưởng lý dưới thời Tổng thống George W. Bush trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc FBI khi ông Obama làm tổng thống.

Quá trình làm việc của các Giám đốc FBI thường kéo dài 10 năm và được cho là độc lập so với các cơ quan còn lại của Mỹ. Ngay cả khi công Comey công bố điều tra email của bà Clinton, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama vẫn không thay đổi chức vụ của Giám đốc FBI đáng ra sẽ kết thúc vào năm 2013.

Video: FBI chống lệnh Nhà Trắng

Trong lịch sử nước Mỹ, năm 1973, Tổng thống Nixon khi đó đã sa thải công tố viên Archibald Cox, người đang điều tra vụ Watergate dẫn đến việc tổng thống bị cho là lạm dụng quyền lực và buộc phải từ chức.

Trước đó, ông Trump cũng vấp phải nhiều sự phản đối khi sa thải Preet Bahjara, công tố viên khu vực nam New York sau khi không đồng ý nộp đơn từ chức theo yêu cầu. Bahjara khi đó đang làm nhiệm vụ điều tra tài chính cá nhân của Tom Price, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Xã hội do ông Trump lựa chọn.

Thảm họa

Theo nhà tâm lý học chính trị Bart Rossi tại New Jersey, Mỹ, việc ông Trump sa thải Giám đốc FBI Comey sẽ gây ra "thảm họa tâm lý". Rossi nói: "Nhiều người Mỹ sẽ tự hỏi, liệu người đàn ông này có tự kiểm soát được bản thân hay không? Hoặc thậm chí sẽ có người cho rằng, ông Trump có vấn đề về thần kinh".

Về lý thuyết, FBI sẽ tiếp tục cuộc điều tra mối liên hệ với Nga của đội vận động tranh cử của ông Trump nhưng trong quan hệ cá nhân, Tổng thống Mỹ có thể yêu cầu giám đốc mới dừng điều tra.

Hinh anh  3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Giám đốc FBI James Comey 

Tuy nhiên, nguy cơ rò rỉ các thông tin đã có hiện nay là hoàn toàn có thể, điều này đã xảy ra nhiều lần ở FBI khi nguy cơ hoạt động độc lập của cơ quan này bị đe dọa, trang mạng Macleans nhận định. Chưa kể đến, Comey sẽ trở thành người có trong tay cực nhiều thông tin về tổng thống và có thể tung ra bất cứ lúc nào.

Theo chuyên gia Farnsworth, quy tắc đầu tiên khi làm chính trị ở Washington là không đối đầu với FBI. Điều này chỉ khiến công chúng thêm nghi ngờ và những cuộc điều tra mới sẽ được tiếp tục, thậm chí là quy mô hơn.

Tùng Đinh (Nguồn: Macleans)
Bình luận
vtcnews.vn