(VTC News) – Nhà văn hóa đã thay đổi tư tưởng từ phản đối sang ủng hộ việc gộp hai cái Tết lại thành một như thế nào?
Mới đây, bà Lê Thị Tân Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chia sẻ với phóng viên VTC News rằng ban đầu bà từng kịch liệt phản đối việc gộp Tết ta – Tết Tây lại thành một, nhưng rồi bà đã nghĩ khác.
Dưới đây là những chia sẻ của bà Trang:
Tôi hoàn toàn nhất trí là phải có lộ trình gộp hai cái Tết lại thành một, nhưng nó phải hài hòa giữa yếu tố truyền thống và đổi mới bởi cái đổi mới thường hay mâu thuẫn với truyền thống.
Đứng ở góc độ văn hóa và theo quan điểm của cá nhân tôi, ban đầu chúng tôi không thấy đó là việc làm hay bởi đón Tết cổ truyền đã đi vào tâm thức của cả dân tộc rồi.
Gộp Tết Tây với Tết ta lại thành một cũng được, nhưng lúc đó thời tiết chưa ủng hộ, chưa có hoa đào, hoa mai, bánh chưng… Và tôi tin rằng nếu có được nghỉ Tết Tây 5 ngày đi chăng nữa cũng chẳng ai đi nấu bánh chưng vào ngày đó.
Chưa kể, những gì thiêng liêng nhất tôi nghĩ thường đến vào dịp Tết Nguyên đán và thời khắc giao thừa chào đón năm mới đã có lịch rồi. Lịch này đúc kết từ một nền văn minh chứ không phải chỉ riêng Việt Nam xây dựng lên.
Với một số nước ở Đông Nam Á, việc ăn Tết cổ truyền phụ thuộc nhiều vào truyền thống, tâm linh chứ không đơn thuần phụ thuộc vào một quyết định hành chính nào cả.
Tôi lấy ví dụ là thế chứ giờ nghĩ lại, tôi biết chúng ta ăn bánh chưng quanh năm.
Ở góc độ kinh tế, dễ nhận thấy rằng nếu gộp hai cái Tết lại thành một thì sẽ tiết kiệm hơn, tạo được nhiều cơ hội làm ăn hơn do hội nhập với thế giới, Nếu thế thì đúng là không nên cho người ta nghỉ Tết quá nhiều nữa mà bắt người ta phải theo guồng sản xuất.
Thế nhưng, tôi vẫn băn khoăn bởi tâm lý chung, người ta không thích thế. Nước ta là nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp. Đến giờ, để nói là công nghiệp hóa thì cũng chưa hẳn. Với trên 68% nhân dân làm nghề nông, người ta vẫn mặc định rằng tháng Giêng là tháng ăn chơi và phải ăn Tết xong tiết trời mới phù hợp để cày bừa, cấy hái vào vụ chiêm được.
Nói cách khác, vào tháng 1 âm người ta vẫn còn đang mải mê hưởng thụ xuân, Tết, vẫn mải mê vãn cảnh, ngắm hoa, tảo mộ… Vì vậy, nếu đầu năm mới đã ép người ta vào ngay tiến độ công việc thì kể cả ở các cơ quan Nhà nước cũng không ai có khí thế, động lực để làm.
Đấy là tôi nói chung còn riêng chúng tôi làm công tác phục vụ nhân dân, người khác nghỉ nhiều khi chúng tôi vẫn phải làm vì từ mùng 3 Tết đã có những lễ hội, có sự kiện buộc chúng tôi phải ra quân rồi. Thậm chí đêm 30 ết, anh em văn nghệ vẫn phải phục vụ quần chúng.
Thế thì chúng tôi vẫn làm việc đó chứ có phải được chơi đâu? Nói như vậy để các bạn thấy rằng mỗi công việc có một đặc thù và theo sự phân công chúng ta nên làm tốt vai trò của mình thì sẽ hay hơn.
Tôi được biết có nhiều doanh nghiệp khốn khó do sau kỳ nghỉ Tết dài ngày bởi nhiều công nhân chưa trở lại với công việc. Những công nhân đó cho rằng nếu họ nghỉ vài ngày đầu năm thì sẽ chỉ bị trừ vài ngày lương, nhưng họ không biết rằng hiệu quả sản xuất của cả công ty sẽ bị ảnh hưởng do dây chuyền sản xuất bị đình ứ.
Do vậy, tôi thật sự cho rằng bằng cách nào đó, chúng ta nên điều chỉnh sao cho cân đối giữa Tết âm lịch và Tết dương lịch. Như tôi đã nói ban đầu, khi gộp hai cái Tết lại thành một thì có thể sẽ không phù hợp về mặt thời tiết, tâm linh, tập quán… nhưng nếu chúng ta có điều chỉnh khéo, hài hòa thì sẽ rất tốt.
Thông thường Tết dương lịch chúng ta đang được nghỉ 1 ngày, Tết âm lịch chính xác ra chỉ có 3 ngày nghỉ, nhưng do nó liền kề với các ngày nghỉ khác và Nhà nước cho ghép lại nên mới thành ra như thế chứ không phải tự nhiên chúng ta được nghỉ dài đến thế.
Làm như thế nào để điều chỉnh một cách hiệu quả và đạt được sự cân bằng giữa lý, tình là hay hơn. Tôi lấy ví dụ ngay ở Việt Nam, với vùng đồng bào dân tộc Tày, người ta không coi trọng lắm Tết cổ truyền đâu bởi ra Giêng người ta mới ăn Tết.
Sau Tết cổ truyền không lâu, họ mới thịt lợn gói bánh chưng, đi thăm họ hàng. Với người Tày, dịp Tết cổ truyền con cháu có thể không cần về sum họp, nhưng đến ngày của họ, toàn bộ con cháu sẽ có mặt, sum vầy. Đó là bản sắc của người Tày và chúng ta không vì thế mà cấm đoán họ không được quyền ăn Tết vào tháng Giêng.
Tóm lại, nếu muốn gộp hai cái Tết lại thành một, cần một lộ trình dài kèm theo các chế tài hết sức kiên quyết về mặt chính quyền, về mặt cơ cấu công việc của mỗi người. Nhiều khi quy định không cho người ta nghỉ Tết, nhưng nếu họ xin nghỉ phép để đón “Tết”, làm những việc mang tính tâm linh của họ thì ta vẫn chấp nhận.
Minh Quân(ghi)
Mới đây, bà Lê Thị Tân Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chia sẻ với phóng viên VTC News rằng ban đầu bà từng kịch liệt phản đối việc gộp Tết ta – Tết Tây lại thành một, nhưng rồi bà đã nghĩ khác.
Dưới đây là những chia sẻ của bà Trang:
Tôi hoàn toàn nhất trí là phải có lộ trình gộp hai cái Tết lại thành một, nhưng nó phải hài hòa giữa yếu tố truyền thống và đổi mới bởi cái đổi mới thường hay mâu thuẫn với truyền thống.
Bà Lê Thị Tân Trang – Phó Giám đốc Sở văn hóa – thể thao – du lịch Hà Nội |
Gộp Tết Tây với Tết ta lại thành một cũng được, nhưng lúc đó thời tiết chưa ủng hộ, chưa có hoa đào, hoa mai, bánh chưng… Và tôi tin rằng nếu có được nghỉ Tết Tây 5 ngày đi chăng nữa cũng chẳng ai đi nấu bánh chưng vào ngày đó.
Chưa kể, những gì thiêng liêng nhất tôi nghĩ thường đến vào dịp Tết Nguyên đán và thời khắc giao thừa chào đón năm mới đã có lịch rồi. Lịch này đúc kết từ một nền văn minh chứ không phải chỉ riêng Việt Nam xây dựng lên.
Với một số nước ở Đông Nam Á, việc ăn Tết cổ truyền phụ thuộc nhiều vào truyền thống, tâm linh chứ không đơn thuần phụ thuộc vào một quyết định hành chính nào cả.
Tôi lấy ví dụ là thế chứ giờ nghĩ lại, tôi biết chúng ta ăn bánh chưng quanh năm.
Ở góc độ kinh tế, dễ nhận thấy rằng nếu gộp hai cái Tết lại thành một thì sẽ tiết kiệm hơn, tạo được nhiều cơ hội làm ăn hơn do hội nhập với thế giới, Nếu thế thì đúng là không nên cho người ta nghỉ Tết quá nhiều nữa mà bắt người ta phải theo guồng sản xuất.
Thế nhưng, tôi vẫn băn khoăn bởi tâm lý chung, người ta không thích thế. Nước ta là nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp. Đến giờ, để nói là công nghiệp hóa thì cũng chưa hẳn. Với trên 68% nhân dân làm nghề nông, người ta vẫn mặc định rằng tháng Giêng là tháng ăn chơi và phải ăn Tết xong tiết trời mới phù hợp để cày bừa, cấy hái vào vụ chiêm được.
Bà Trang hoàn toàn nhất trí là phải có lộ trình gộp hai cái Tết lại thành một, nhưng nó phải hài hòa giữa yếu tố truyền thống và đổi mới |
Đấy là tôi nói chung còn riêng chúng tôi làm công tác phục vụ nhân dân, người khác nghỉ nhiều khi chúng tôi vẫn phải làm vì từ mùng 3 Tết đã có những lễ hội, có sự kiện buộc chúng tôi phải ra quân rồi. Thậm chí đêm 30 ết, anh em văn nghệ vẫn phải phục vụ quần chúng.
Thế thì chúng tôi vẫn làm việc đó chứ có phải được chơi đâu? Nói như vậy để các bạn thấy rằng mỗi công việc có một đặc thù và theo sự phân công chúng ta nên làm tốt vai trò của mình thì sẽ hay hơn.
Tôi được biết có nhiều doanh nghiệp khốn khó do sau kỳ nghỉ Tết dài ngày bởi nhiều công nhân chưa trở lại với công việc. Những công nhân đó cho rằng nếu họ nghỉ vài ngày đầu năm thì sẽ chỉ bị trừ vài ngày lương, nhưng họ không biết rằng hiệu quả sản xuất của cả công ty sẽ bị ảnh hưởng do dây chuyền sản xuất bị đình ứ.
|
Thông thường Tết dương lịch chúng ta đang được nghỉ 1 ngày, Tết âm lịch chính xác ra chỉ có 3 ngày nghỉ, nhưng do nó liền kề với các ngày nghỉ khác và Nhà nước cho ghép lại nên mới thành ra như thế chứ không phải tự nhiên chúng ta được nghỉ dài đến thế.
Làm như thế nào để điều chỉnh một cách hiệu quả và đạt được sự cân bằng giữa lý, tình là hay hơn. Tôi lấy ví dụ ngay ở Việt Nam, với vùng đồng bào dân tộc Tày, người ta không coi trọng lắm Tết cổ truyền đâu bởi ra Giêng người ta mới ăn Tết.
Sau Tết cổ truyền không lâu, họ mới thịt lợn gói bánh chưng, đi thăm họ hàng. Với người Tày, dịp Tết cổ truyền con cháu có thể không cần về sum họp, nhưng đến ngày của họ, toàn bộ con cháu sẽ có mặt, sum vầy. Đó là bản sắc của người Tày và chúng ta không vì thế mà cấm đoán họ không được quyền ăn Tết vào tháng Giêng.
Tóm lại, nếu muốn gộp hai cái Tết lại thành một, cần một lộ trình dài kèm theo các chế tài hết sức kiên quyết về mặt chính quyền, về mặt cơ cấu công việc của mỗi người. Nhiều khi quy định không cho người ta nghỉ Tết, nhưng nếu họ xin nghỉ phép để đón “Tết”, làm những việc mang tính tâm linh của họ thì ta vẫn chấp nhận.
Minh Quân(ghi)
Bình luận