(VTC News)- Đón siêu bão Haiyan, hàng trăm hồ đập yếu của khu vực miền Trung đang đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Trong đó nhiều hồ có đập bị thấm mạnh, tràn xả lũ bị vỡ lở xuống cấp như: Hồ Đồng Bể (Thanh Hoá), Khe Sặt, Thanh Thủy (Nghệ An), Đập Họ, Vực Rồng (Hà Tĩnh), Tôn Dung, Đá Bàn (Quảng Ngãi); Kim Sơn, Mỹ Đức, Hội Khánh (Bình Định).
Tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa nhưng có đến 92 hồ không đảm bảo an toàn.
Tại tỉnh Hà Tĩnh có 345 hồ chứa lớn nhỏ, 57 đập dâng với tổng dung tích trên 785,6 triệu mét khối nước. Trong số đó, 100 hồ chứa và đập nhỏ đã xuống cấp, đặc biệt 17 hồ đập lớn... đã báo động đỏ. Quảng Bình và Quảng Trị có 277 hồ thủy lợi phần lớn hư hỏng, xuống cấp…
Các tỉnh Tây Nguyên và Tổng công ty Cà phê có 51 hồ chứa có hiện trạng yếu, trong đó nhiều hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, như: Đắk Hnia, Đắk Hniêng (Kon Tum), Đội 4, Hà Tam (Gia Lai), Đội 14 (Đắk Lắk), Thôn 2 (Lâm Đồng).
Các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam cơ bản đã đầy, một số hồ đang tràn hoặc xả tràn: Sông Mực 120% (Thanh Hóa), Vệ Vừng 103%, Khe Đá 105%, Hòa Mỹ 108% (Thừa Thiên Huế), Hòa Trung 102% (Đà Nẵng), Khe Tân 107%, Thạch Bàn 106% (Quảng Nam).
Các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi, Phú Yên hiện đang duy trì ở mức khoảng 60% dung tích trữ thiết kế, một số hồ đã đầy là Vạn Hội (Bình Định), Hoóc Răm (Phú Yên).
Hồ chứa thuộc các tỉnh Tây Nguyên hầu hết đã đầy nước, các hồ đang tràn hoặc xả tràn gồm: Đắk Uy (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Ea Kao (Đắk Lắk), Đạ Tẻ, Tuyên Lâm, Đạ Hàm (Lâm Đồng).
Các hồ thủy điện lớn trong khu vực đang hoạt động bình thường. Tính đến 7h ngày 08/11 đã có 17 hồ thủy điện xả tràn, trong đó có 08 hồ xả tràn với lưu lượng từ 500-4.400m3/s; cụ thể: Thuỷ điện Bình Điền: 901m3/s; Hương Điền: 1.114m3/s, Sông Ba Hạ: 4.400m3/s; Yaly: 1.149m3/s, Đắk Mi 4A: 346m3/s, Sê San 3: 1.044m3/s; Sê San 4: 1.627m3/s; Plei Krông: 546m3/s .
Xả lũ từ từ
Trước những diễn biến bất thường của cơn bão số 14, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc chống bão lũ và đảm bảo an toàn cho các hồ, đập của địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện điều tiết nước đảm bảo dung tích đón lũ. Các đơn vị quản lý hồ chứa tăng cường lực lượng tổ chức trực bang 24/24 để chủ động thông tin, xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra…
Tại Hà Tĩnh, trước diễn biến phức tạp của cơn bão Haiyan, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Nam Hà Tĩnh tiến hành xả lũ để bảo đảm an toàn hồ chứa, đồng thời thông báo cho nhân dân vùng hạ lưu huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình biết có phương án phòng chống ngập lụt.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý nhà máy thủy điện phải đảm bảo dung tích đón lũ và triển khai lực lượng kiểm tra, túc trực thường xuyên tại các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và A Lưới.
Trong khi đó, ông Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H’Năng, Công ty thủy nông Đồng Cam và các Ban quản lý công trình cần kiểm tra vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn và thông tin cảnh báo sớm tình hình xả lũ để có phương án sơ tán dân vùng hạ du.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên cho biết, 41 hồ chứa nước dung tích từ 1 đến 5 triệu m3 hiện đang tích nước phổ biến ở mức từ 50% đến 80% so với thiết kế.
Trước tình hình thông báo của các địa phương, GS.TS Vũ Trọng Hồng (Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam) lại lưu ý: “Quan trọng là sau bão có hoàn lưu bão gây mưa to vì vậy chắc chắn các hồ chứa sẽ phải chịu một lượng nước lớn. Do đó, các vùng này phải tích cực đề phòng”.
GS Hồng cũng cho biết thêm, trong thời gian này, các hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện cần tiếp tục xả nước từ từ xuống hạ du. Tuy nhiên, song song với việc xả nước, các địa phương cần thông báo cho người dân về tình hình xả nước để chuẩn bị tâm lý.
Đặc biệt, GS Hồng lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải cử cán bộ kỹ thuật có mặt tại các hồ chứa để xem xét và xử lý các vấn đề khi có sự cố xảy ra. Việc bảo vệ an toàn cho các hồ chứa không thể “khoán trắng” cho các địa phương.
Phạm Thịnh
Hồ đập ra sao?
Chiều 9/11, trả lời phỏng vấn VTC News, một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ đã cử các đoàn công tác, chuyên gia để giúp địa phương trong công tác chỉ đạo, vận hành các hồ chứa.
Theo lãnh đạo Tổng cục thủy lợi, tùy vào từng tình hình cụ thể ở các địa phương mà các cán bộ túc trực tại đó sẽ có phương án điều tiết cho thích hợp.
Báo cáo từ tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định cho biết tất cả có 114 hồ chứa có hiện trạng yếu cần lưu ý về an toàn trong mùa mưa bão.
Hồ Hóc Mít ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đang có nguy cơ vỡ đập vì thân đập được làm bằng đất (Ảnh chụp tháng 9/2013). Ảnh: Đất Việt |
Tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa nhưng có đến 92 hồ không đảm bảo an toàn.
Tại tỉnh Hà Tĩnh có 345 hồ chứa lớn nhỏ, 57 đập dâng với tổng dung tích trên 785,6 triệu mét khối nước. Trong số đó, 100 hồ chứa và đập nhỏ đã xuống cấp, đặc biệt 17 hồ đập lớn... đã báo động đỏ. Quảng Bình và Quảng Trị có 277 hồ thủy lợi phần lớn hư hỏng, xuống cấp…
Các tỉnh Tây Nguyên và Tổng công ty Cà phê có 51 hồ chứa có hiện trạng yếu, trong đó nhiều hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, như: Đắk Hnia, Đắk Hniêng (Kon Tum), Đội 4, Hà Tam (Gia Lai), Đội 14 (Đắk Lắk), Thôn 2 (Lâm Đồng).
Các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam cơ bản đã đầy, một số hồ đang tràn hoặc xả tràn: Sông Mực 120% (Thanh Hóa), Vệ Vừng 103%, Khe Đá 105%, Hòa Mỹ 108% (Thừa Thiên Huế), Hòa Trung 102% (Đà Nẵng), Khe Tân 107%, Thạch Bàn 106% (Quảng Nam).
Các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi, Phú Yên hiện đang duy trì ở mức khoảng 60% dung tích trữ thiết kế, một số hồ đã đầy là Vạn Hội (Bình Định), Hoóc Răm (Phú Yên).
Hồ chứa thuộc các tỉnh Tây Nguyên hầu hết đã đầy nước, các hồ đang tràn hoặc xả tràn gồm: Đắk Uy (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai), Ea Kao (Đắk Lắk), Đạ Tẻ, Tuyên Lâm, Đạ Hàm (Lâm Đồng).
Các hồ thủy điện lớn trong khu vực đang hoạt động bình thường. Tính đến 7h ngày 08/11 đã có 17 hồ thủy điện xả tràn, trong đó có 08 hồ xả tràn với lưu lượng từ 500-4.400m3/s; cụ thể: Thuỷ điện Bình Điền: 901m3/s; Hương Điền: 1.114m3/s, Sông Ba Hạ: 4.400m3/s; Yaly: 1.149m3/s, Đắk Mi 4A: 346m3/s, Sê San 3: 1.044m3/s; Sê San 4: 1.627m3/s; Plei Krông: 546m3/s .
Xả lũ từ từ
Trước những diễn biến bất thường của cơn bão số 14, lãnh đạo các tỉnh miền Trung đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc chống bão lũ và đảm bảo an toàn cho các hồ, đập của địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện điều tiết nước đảm bảo dung tích đón lũ. Các đơn vị quản lý hồ chứa tăng cường lực lượng tổ chức trực bang 24/24 để chủ động thông tin, xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra…
Nhiều hồ thủy lợi, hồ thủy điện tại khu vực miền Trung đang đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn trước siêu bão Haiyan |
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý nhà máy thủy điện phải đảm bảo dung tích đón lũ và triển khai lực lượng kiểm tra, túc trực thường xuyên tại các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và A Lưới.
Trong khi đó, ông Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H’Năng, Công ty thủy nông Đồng Cam và các Ban quản lý công trình cần kiểm tra vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn và thông tin cảnh báo sớm tình hình xả lũ để có phương án sơ tán dân vùng hạ du.
Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên cho biết, 41 hồ chứa nước dung tích từ 1 đến 5 triệu m3 hiện đang tích nước phổ biến ở mức từ 50% đến 80% so với thiết kế.
Trước tình hình thông báo của các địa phương, GS.TS Vũ Trọng Hồng (Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam) lại lưu ý: “Quan trọng là sau bão có hoàn lưu bão gây mưa to vì vậy chắc chắn các hồ chứa sẽ phải chịu một lượng nước lớn. Do đó, các vùng này phải tích cực đề phòng”.
GS Hồng cũng cho biết thêm, trong thời gian này, các hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện cần tiếp tục xả nước từ từ xuống hạ du. Tuy nhiên, song song với việc xả nước, các địa phương cần thông báo cho người dân về tình hình xả nước để chuẩn bị tâm lý.
Đặc biệt, GS Hồng lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải cử cán bộ kỹ thuật có mặt tại các hồ chứa để xem xét và xử lý các vấn đề khi có sự cố xảy ra. Việc bảo vệ an toàn cho các hồ chứa không thể “khoán trắng” cho các địa phương.
Phạm Thịnh
Bình luận