Dù chưa chính thức khai hội xuân Yên Tử (Quảng Ninh) nhưng du khách thập phương khi về đây tham quan lễ Phật đã có nhiều bức xúc.
Du khách bị đội trông xe phạt vì không mang giấy tờ xe
Ngày mai 17/2 (tức 10/1 âm lịch), Hội xuân Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) chính thức khai hội.
Báo cáo của UBND TP Uông Bí và Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội tại Khu di tích Quốc gia Yên Tử cơ bản đã hoàn tất.
Theo đó, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội, chỉ đạo nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh du lịch; đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh ATTP, bán hàng đúng giá niêm yết, duy trì hoạt động đường dây nóng tại Yên Tử để tiếp nhận thông tin của du khách và nhân dân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã tổ chức sắp xếp các khu dịch vụ, niêm yết giá, tổ chức phân luồng và bố trí giao thông hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự hội. Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng đã tổ chức, sắp xếp lại một số hạng mục, đầu tư và di chuyển 2 bãi đỗ xe ra vị trí mới.
Thực hiện cải tạo một số tuyến đường dẫn vào khu di tích; lắp dựng pano tuyên truyền, giới thiệu về cảnh quan dọc 2 bên đường, xây thêm nhà vệ sinh, các điểm dừng chân, khu nhà hàng và điểm bán đồ lưu niệm...
Hội xuân Yên Tử sẽ được khai hội vào 8h ngày 17/2 tại sân lễ trường Giải Oan. Dự kiến tham dự sẽ có hàng trăm đại biểu, hơn 2.000 phật tử, hàng trăm diễn viên quần chúng tham gia.
Ngoài phần lễ sẽ có nhiều hoạt động vui chơi như các trò chơi dân gian chọi gà, kéo co, ném còn, biểu diễn nghệ thuật, múa rồng lân, võ thuật, giải cờ tướng Kỳ vương Yên Tử lần thứ 3, biểu diễn nghệ thuật tại nhà ga 1 cáp treo và trưng bày hoa mai vàng Yên Tử...
Tuy nhiên, chưa đến ngày khai hội, du khách đến tham quan vãn cảnh khu di tích Quốc gia Yên Tử đã có nhiều bức xúc liên quan đến việc trông giữ xe tại 2 bãi đỗ xe mới cách xa vị trí cũ 2 km.
Trên một số diễn đàn mạng sôi nổi bàn luận về việc đội ngũ trông giữ xe tại Yên Tử tự cho mình quyền phạt người gửi xe như CSGT. Chia sẻ lên diễn đàn mạng, thành viên N.R viết: “Lần đầu tiên đi Yên Tử bị mấy thằng giữ xe phạt 50k (50.000đ–PV) tội không mang giấy tờ xe thay CSGT và 30k (30.000 đồng) tội treo mũ ngoài xe. Mai mọi người đi Yên Tử nhớ mang giấy tờ xe đầy đủ và mũ nhớ cất trong cốp xe nhé không lại mất tiền oan”.
Nhiều bình luận khác cũng nêu các bức xúc liên quan đến các bãi gửi xe này thu tiền vượt mức từ 5000 đồng lên đến 30.000 đồng/xe máy. Bên cạnh đó, nhiều người bức xúc phản ánh việc có 2km từ bãi gửi xe tới nhà ga cáp treo, tuy nhiên những ngày nghỉ tết, giá vé xe điện lên đến 20.000đ/người/lượt (bình thường 10.000đ/người/lượt).
Trao đổi với PV, ông Lê Trọng Thanh, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm thừa nhận có tình trạng như du khách phản ánh.
“Hiện tượng du khách phản ánh về vấn đề gửi xe ở bến gây tranh cãi, thu tiền với mức là 30.000đ /xe, còn thu thêm tiền gửi mũ bảo hiểm là có. Nhưng ngay sau khi nhận được phản ánh, thậm chí là cả đơn tố cáo của du khách, ban quản lý đã tổ chức họp, chấn chỉnh lại giá vé bằng cách ghi đầy đủ thông tin, tăng thêm người trông coi, có treo băng rôn về các giá như giá vé xe 5000đ/xe máy, gửi mũ bảo hiểm mỗi cái là 5000 đ/lượt, không để tình trạng xảy ra như trước nữa.
Còn về việc gửi xe ngày 5/1 (âm lịch) có tranh cãi về giá vé là do lượng khách thăm quan đến quá đông, dù bố trí 2 bãi và một bãi phụ nhưng vẫn không đủ. Khi đó có một số người gửi xe ở nhà dân, người dân có thể lợi dụng để thu tăng nên mới dẫn tới tình trạng trên”, ông Lê Trọng Thanh cho hay.
Nói về việc chuyển bãi xe ra ngoài, gây bất tiện cho việc đi lại của du khách, ông Lê Trọng Thanh cho biết: “Việc chuyển bãi xe ra ngoài để xây khu văn hóa tâm linh đã được Chính phủ phê duyệt. Khu vực này kéo dài từ bãi gửi xe vào đến chân chùa. Hiện nay công trình chưa hoàn thành nên nhiều người thấy việc đi lại có phần bất tiện. Lúc xây xong thì khác, du khách sau khi gửi xe có thể đi xe điện hoặc đi bộ để tham quan khu văn hóa”.
Giải thích việc một số ý kiến cho rằng, việc chuyển các gian hàng ăn uống, nông sản của người dân địa phương để nhường chỗ cho các nhà ăn, nghỉ hoành tráng của Công ty Phát triển Tùng Lâm có phải là tận thu, ông Lê Trọng Thanh cho hay: “Việc hàng quán tổ chức xây mới xe vị trí cũ để tránh tình trạng lộn xộn gây mất cảnh quan của chùa, và dễ quản lý về vấn đề ô nhiễm môi trường chứ không có mục đích nào khác”.
Dù chưa đến ngày khai hội nhưng nhiều du khách cho biết, cảm thấy khá mệt mỏi vì hệ thống cáp treo Yên Tử thường quá tải, du khách phải xếp hàng chen chân mất nhiều thời gian để đi cáp treo.
Ông Lê Trọng Thanh cho hay: “Năm nay để giảm tình trạng tắc nghẽn khi lượng khách đi cáp treo đông, chúng tôi sẽ tăng cường cáp treo hoạt động về đêm để giảm tải lượng khách ban ngày đến tham quan hơn”.
Theo ông Lê Trọng Thanh, trong ngày khai hội, chỉ miễn vé cáp treo cho đại biểu, tăng ni phật tử, người già trên 70 tuổi và trẻ nhỏ, ngoài ra người dân bình thường thì vẫn thu.
Linh vật ngoại lai vẫn chễm trệ
Một vấn đề du khách cảm thấy khó hiểu, là suốt từ tháng 8/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”, trong khi nhiều địa phương người dân đã tự giác di dời, gỡ bỏ hàng trăm sản phẩm, biểu tượng, linh vật... trưng bày không phù hợp trong di tích thì tại di tích Yên Tử đến nay, nhiều linh vật ngoại lai vẫn chễm trệ.
Bất chấp mới đây, Bộ VHTTDL tiếp tục có Công văn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố kiên quyết loại bỏ ra khỏi di tích các hiện vật không có trong danh mục xếp hạng của di tích, thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa.
Tại khu vực Nhà văn hóa truyền thống trong ga Cáp treo 1 ở di tích Yên Tử, hai bên là hai con sư tử đá lạ với hình thù gớm giếc, nhe nanh dài, vuốt sắc án ngữ. Khu vực chùa Yên Tử cũng còn tồn tại nhiều sư tử ngoại lai khiến du khách không khỏi giật mình.
Dư luận đặt câu hỏi: Dường như ở đất Phật linh thiêng Yên Tử lại là mảnh đất để những linh vật ngoại lai tồn tại trong khi nhiều di tích trên cả nước, những linh vật ngoại lai này đã không còn đất đứng và buộc phải di dời?
Lẽ ra việc di chuyển linh vật ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam phải được làm tiên quyết từ những Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia như ở Yên Tử.
Nguồn: Kiến thức
Du khách bị đội trông xe phạt vì không mang giấy tờ xe
Ngày mai 17/2 (tức 10/1 âm lịch), Hội xuân Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) chính thức khai hội.
Báo cáo của UBND TP Uông Bí và Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội tại Khu di tích Quốc gia Yên Tử cơ bản đã hoàn tất.
Du khách tham quan Yên Tử. |
Theo đó, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội, chỉ đạo nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh du lịch; đảm bảo an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh ATTP, bán hàng đúng giá niêm yết, duy trì hoạt động đường dây nóng tại Yên Tử để tiếp nhận thông tin của du khách và nhân dân.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã tổ chức sắp xếp các khu dịch vụ, niêm yết giá, tổ chức phân luồng và bố trí giao thông hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự hội. Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng đã tổ chức, sắp xếp lại một số hạng mục, đầu tư và di chuyển 2 bãi đỗ xe ra vị trí mới.
Thực hiện cải tạo một số tuyến đường dẫn vào khu di tích; lắp dựng pano tuyên truyền, giới thiệu về cảnh quan dọc 2 bên đường, xây thêm nhà vệ sinh, các điểm dừng chân, khu nhà hàng và điểm bán đồ lưu niệm...
Ngay khi du khách phản ánh những bức xúc liên quan đến gửi xe tại Yên Tử như thu giá tùy tiện, phạt thay CSGT, Ban tổ chức đã chấn chỉnh, niêm yết giá vé và giá gửi mũ bảo hiểm... |
Hội xuân Yên Tử sẽ được khai hội vào 8h ngày 17/2 tại sân lễ trường Giải Oan. Dự kiến tham dự sẽ có hàng trăm đại biểu, hơn 2.000 phật tử, hàng trăm diễn viên quần chúng tham gia.
Ngoài phần lễ sẽ có nhiều hoạt động vui chơi như các trò chơi dân gian chọi gà, kéo co, ném còn, biểu diễn nghệ thuật, múa rồng lân, võ thuật, giải cờ tướng Kỳ vương Yên Tử lần thứ 3, biểu diễn nghệ thuật tại nhà ga 1 cáp treo và trưng bày hoa mai vàng Yên Tử...
Tuy nhiên, chưa đến ngày khai hội, du khách đến tham quan vãn cảnh khu di tích Quốc gia Yên Tử đã có nhiều bức xúc liên quan đến việc trông giữ xe tại 2 bãi đỗ xe mới cách xa vị trí cũ 2 km.
Trên một số diễn đàn mạng sôi nổi bàn luận về việc đội ngũ trông giữ xe tại Yên Tử tự cho mình quyền phạt người gửi xe như CSGT. Chia sẻ lên diễn đàn mạng, thành viên N.R viết: “Lần đầu tiên đi Yên Tử bị mấy thằng giữ xe phạt 50k (50.000đ–PV) tội không mang giấy tờ xe thay CSGT và 30k (30.000 đồng) tội treo mũ ngoài xe. Mai mọi người đi Yên Tử nhớ mang giấy tờ xe đầy đủ và mũ nhớ cất trong cốp xe nhé không lại mất tiền oan”.
Giá xe điện mới giảm từ 20.000đ xuống 10.000 đ/lượt. |
Nhiều bình luận khác cũng nêu các bức xúc liên quan đến các bãi gửi xe này thu tiền vượt mức từ 5000 đồng lên đến 30.000 đồng/xe máy. Bên cạnh đó, nhiều người bức xúc phản ánh việc có 2km từ bãi gửi xe tới nhà ga cáp treo, tuy nhiên những ngày nghỉ tết, giá vé xe điện lên đến 20.000đ/người/lượt (bình thường 10.000đ/người/lượt).
Trao đổi với PV, ông Lê Trọng Thanh, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm thừa nhận có tình trạng như du khách phản ánh.
“Hiện tượng du khách phản ánh về vấn đề gửi xe ở bến gây tranh cãi, thu tiền với mức là 30.000đ /xe, còn thu thêm tiền gửi mũ bảo hiểm là có. Nhưng ngay sau khi nhận được phản ánh, thậm chí là cả đơn tố cáo của du khách, ban quản lý đã tổ chức họp, chấn chỉnh lại giá vé bằng cách ghi đầy đủ thông tin, tăng thêm người trông coi, có treo băng rôn về các giá như giá vé xe 5000đ/xe máy, gửi mũ bảo hiểm mỗi cái là 5000 đ/lượt, không để tình trạng xảy ra như trước nữa.
Còn về việc gửi xe ngày 5/1 (âm lịch) có tranh cãi về giá vé là do lượng khách thăm quan đến quá đông, dù bố trí 2 bãi và một bãi phụ nhưng vẫn không đủ. Khi đó có một số người gửi xe ở nhà dân, người dân có thể lợi dụng để thu tăng nên mới dẫn tới tình trạng trên”, ông Lê Trọng Thanh cho hay.
Nói về việc chuyển bãi xe ra ngoài, gây bất tiện cho việc đi lại của du khách, ông Lê Trọng Thanh cho biết: “Việc chuyển bãi xe ra ngoài để xây khu văn hóa tâm linh đã được Chính phủ phê duyệt. Khu vực này kéo dài từ bãi gửi xe vào đến chân chùa. Hiện nay công trình chưa hoàn thành nên nhiều người thấy việc đi lại có phần bất tiện. Lúc xây xong thì khác, du khách sau khi gửi xe có thể đi xe điện hoặc đi bộ để tham quan khu văn hóa”.
Giải thích việc một số ý kiến cho rằng, việc chuyển các gian hàng ăn uống, nông sản của người dân địa phương để nhường chỗ cho các nhà ăn, nghỉ hoành tráng của Công ty Phát triển Tùng Lâm có phải là tận thu, ông Lê Trọng Thanh cho hay: “Việc hàng quán tổ chức xây mới xe vị trí cũ để tránh tình trạng lộn xộn gây mất cảnh quan của chùa, và dễ quản lý về vấn đề ô nhiễm môi trường chứ không có mục đích nào khác”.
Dù chưa đến ngày khai hội nhưng nhiều du khách cho biết, cảm thấy khá mệt mỏi vì hệ thống cáp treo Yên Tử thường quá tải, du khách phải xếp hàng chen chân mất nhiều thời gian để đi cáp treo.
Ông Lê Trọng Thanh cho hay: “Năm nay để giảm tình trạng tắc nghẽn khi lượng khách đi cáp treo đông, chúng tôi sẽ tăng cường cáp treo hoạt động về đêm để giảm tải lượng khách ban ngày đến tham quan hơn”.
Theo ông Lê Trọng Thanh, trong ngày khai hội, chỉ miễn vé cáp treo cho đại biểu, tăng ni phật tử, người già trên 70 tuổi và trẻ nhỏ, ngoài ra người dân bình thường thì vẫn thu.
Linh vật ngoại lai vẫn chễm trệ
Một vấn đề du khách cảm thấy khó hiểu, là suốt từ tháng 8/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”, trong khi nhiều địa phương người dân đã tự giác di dời, gỡ bỏ hàng trăm sản phẩm, biểu tượng, linh vật... trưng bày không phù hợp trong di tích thì tại di tích Yên Tử đến nay, nhiều linh vật ngoại lai vẫn chễm trệ.
ư tử đá châu Âu vẫn nhe nanh vuốt tại nhà văn hóa truyền thống trong ga Cáp treo 1 ở di tích Yên Tử. |
Bất chấp mới đây, Bộ VHTTDL tiếp tục có Công văn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố kiên quyết loại bỏ ra khỏi di tích các hiện vật không có trong danh mục xếp hạng của di tích, thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa.
Tại khu vực Nhà văn hóa truyền thống trong ga Cáp treo 1 ở di tích Yên Tử, hai bên là hai con sư tử đá lạ với hình thù gớm giếc, nhe nanh dài, vuốt sắc án ngữ. Khu vực chùa Yên Tử cũng còn tồn tại nhiều sư tử ngoại lai khiến du khách không khỏi giật mình.
Dư luận đặt câu hỏi: Dường như ở đất Phật linh thiêng Yên Tử lại là mảnh đất để những linh vật ngoại lai tồn tại trong khi nhiều di tích trên cả nước, những linh vật ngoại lai này đã không còn đất đứng và buộc phải di dời?
Lẽ ra việc di chuyển linh vật ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam phải được làm tiên quyết từ những Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia như ở Yên Tử.
Nguồn: Kiến thức
Bình luận