(VTC News) - Nhiều nhà sử học kịch liệt phản đối đề xuất đổi tên thành phố Bắc Giang thành phủ Lạng Thương.
Mới đây, tại hội thảo khoa học "Di sản văn hóa - từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang" diễn ra vào ngày 16/10, PGS Trương Quốc Bình (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia) đã đề xuất đổi tên thành phố Bắc Giang thành phủ Lạng Thương.
PGS Bình lý giải, không chỉ là địa danh lịch sử, Phủ Lạng Thương đã trở thành những giá trị, văn hóa đặc hữu, góp phần quan trọng vào việc khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tạo lập những sức mạnh vật chất để xây dựng quê hương Bắc Giang.
Đồng quan điểm, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, việc đổi tên này có ý nghĩa to lớn trong việc làm giàu tri thức cho nhân dân Bắc Giang, nhắc nhở về con đường, kinh nghiệm phát triển của đô thị này.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên về vấn đề này, GS sử học.TSKH Vũ Minh Giang (Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN) kịch liệt phản đối đề xuất trên.
Theo ông Giang, cái tên Bắc Giang đang hay thế, Phủ Lạng Thương “có cái gì ghê gớm đâu mà phải đổi?!”.
Nhà sử học này nêu quan điểm: “Đó chỉ là tên một cái phủ từ thời phong kiến, có cái gì đâu mà phải đổi? Các địa phương nên ổn định tên, đừng có lộn đi lộn lại. Việt Nam đến khổ vì chuyện đổi tên giờ lại còn đề xuất đổi? Cứ thấy cái gì hay là đề xuất đổi”.
Ông Giang nói, nếu việc đổi tên trở nên quá dễ dàng như vậy thì “không giống với thông lệ quốc tế”. Theo chuẩn quốc tế, tên địa phương nên ổn định. Nếu không có gì đặc biệt thì không phải thay.
“Hơn nữa theo tôi chẳng có lý do gì để thay cả. Nói rằng tên Phủ Lạng Thương hay, thơ mộng…theo tôi chỉ là ý nghĩ thôi.
Cá nhân tôi không ủng hộ chuyện địa phương cứ chốc lại đổi tên. Nói như GS Lê Văn Lan, cứ tìm ra cái hay là xin đổi tên thì tỉnh nào cũng có thể đổi được”, GS. TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh.
Trong khi đó, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia cho biết đang từ thành phố mà đổi tên thành phủ “nghe nó thế nào đấy”.
“Phủ là phủ mà thành phố là thành phố. Lịch sử, văn hóa thì tôi không biết, nhưng cái tên như thế tôi thấy nghe nó không xuôi lắm. Hơn nữa, Bắc Giang cũng là tên cổ đấy chứ có phải mới đâu?!”, PGS.TS Đặng Văn Bài khẳng định.
Khi được hỏi về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho rằng phải xem lại lý do người ta đề nghị đổi tên.
“Không cứ phải đổi tên người ta mới nhớ về thời xa xưa. Phủ Lạng Thương là cái tên trong lịch sử đã có, nhưng người ta đổi thành Bắc Giang là có lý do của nó.
Quan điểm của tôi là nên để cho người dân địa phương quyết định. Việc đổi tên thành phố không nên lạm dụng, nhưng cũng không nên cấm. Nếu người dân địa phương có nguyện vọng, các cấp có thẩm quyền nên xem xét”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng nếu việc đổi tên thành phố trở thành xu hướng thì phải cân nhắc bởi “chắc chắn việc đổi tên thành phố sẽ có ảnh hưởng tới đời sống của người dân địa phương”.
Ông Hùng phân tích, trước hết, hàng loạt các con dấu ở địa phương đó sẽ phải thay đổi. Hồ sơ, giấy tờ…đã ghi tên cũ giờ phải đổi sang tên mới, thậm chí có những cái phải bổ sung.
“Thương hiệu của doanh nghiệp gắn với địa bàn. Những sản phẩm của họ gắn với địa lý. Nếu giờ đổi tên thành phố cũng phải bổ sung, thay đổi.
Như vậy chắc chắn việc đổi tên thành phố sẽ có những ảnh hưởng nhất định”, ông Hùng khẳng định.
Khi được hỏi chúng ta được hay mất nhiều hơn khi đổi tên thành phố, ông Hùng nói: “Điều đó tùy từng trường hợp cụ thể bởi rất khó đong đếm xem chúng ta được nhiều hay mất nhiều”.
Gia Bảo
Mới đây, tại hội thảo khoa học "Di sản văn hóa - từ Phủ Lạng Thương đến thành phố Bắc Giang" diễn ra vào ngày 16/10, PGS Trương Quốc Bình (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia) đã đề xuất đổi tên thành phố Bắc Giang thành phủ Lạng Thương.
PGS Bình lý giải, không chỉ là địa danh lịch sử, Phủ Lạng Thương đã trở thành những giá trị, văn hóa đặc hữu, góp phần quan trọng vào việc khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, tạo lập những sức mạnh vật chất để xây dựng quê hương Bắc Giang.
Thành phố Bắc Giang được đề xuất đổi tên thành Phủ Lạng Thương (Ảnh: Báo Bắc Giang) |
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên về vấn đề này, GS sử học.TSKH Vũ Minh Giang (Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN) kịch liệt phản đối đề xuất trên.
Theo ông Giang, cái tên Bắc Giang đang hay thế, Phủ Lạng Thương “có cái gì ghê gớm đâu mà phải đổi?!”.
Nhà sử học này nêu quan điểm: “Đó chỉ là tên một cái phủ từ thời phong kiến, có cái gì đâu mà phải đổi? Các địa phương nên ổn định tên, đừng có lộn đi lộn lại. Việt Nam đến khổ vì chuyện đổi tên giờ lại còn đề xuất đổi? Cứ thấy cái gì hay là đề xuất đổi”.
Ông Giang nói, nếu việc đổi tên trở nên quá dễ dàng như vậy thì “không giống với thông lệ quốc tế”. Theo chuẩn quốc tế, tên địa phương nên ổn định. Nếu không có gì đặc biệt thì không phải thay.
“Hơn nữa theo tôi chẳng có lý do gì để thay cả. Nói rằng tên Phủ Lạng Thương hay, thơ mộng…theo tôi chỉ là ý nghĩ thôi.
Cá nhân tôi không ủng hộ chuyện địa phương cứ chốc lại đổi tên. Nói như GS Lê Văn Lan, cứ tìm ra cái hay là xin đổi tên thì tỉnh nào cũng có thể đổi được”, GS. TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh.
Trong khi đó, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia cho biết đang từ thành phố mà đổi tên thành phủ “nghe nó thế nào đấy”.
“Phủ là phủ mà thành phố là thành phố. Lịch sử, văn hóa thì tôi không biết, nhưng cái tên như thế tôi thấy nghe nó không xuôi lắm. Hơn nữa, Bắc Giang cũng là tên cổ đấy chứ có phải mới đâu?!”, PGS.TS Đặng Văn Bài khẳng định.
Khi được hỏi về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng cho rằng phải xem lại lý do người ta đề nghị đổi tên.
“Không cứ phải đổi tên người ta mới nhớ về thời xa xưa. Phủ Lạng Thương là cái tên trong lịch sử đã có, nhưng người ta đổi thành Bắc Giang là có lý do của nó.
Quan điểm của tôi là nên để cho người dân địa phương quyết định. Việc đổi tên thành phố không nên lạm dụng, nhưng cũng không nên cấm. Nếu người dân địa phương có nguyện vọng, các cấp có thẩm quyền nên xem xét”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng nếu việc đổi tên thành phố trở thành xu hướng thì phải cân nhắc bởi “chắc chắn việc đổi tên thành phố sẽ có ảnh hưởng tới đời sống của người dân địa phương”.
Ông Hùng phân tích, trước hết, hàng loạt các con dấu ở địa phương đó sẽ phải thay đổi. Hồ sơ, giấy tờ…đã ghi tên cũ giờ phải đổi sang tên mới, thậm chí có những cái phải bổ sung.
“Thương hiệu của doanh nghiệp gắn với địa bàn. Những sản phẩm của họ gắn với địa lý. Nếu giờ đổi tên thành phố cũng phải bổ sung, thay đổi.
Như vậy chắc chắn việc đổi tên thành phố sẽ có những ảnh hưởng nhất định”, ông Hùng khẳng định.
Khi được hỏi chúng ta được hay mất nhiều hơn khi đổi tên thành phố, ông Hùng nói: “Điều đó tùy từng trường hợp cụ thể bởi rất khó đong đếm xem chúng ta được nhiều hay mất nhiều”.
Gia Bảo
Bình luận