Một trong 3 băng nhóm giang hồ khét tiếng đất Cảng lúc bấy giờ bị triệt phá phải kể đến băng nhóm Phạm Đình Nên (Cu Nên) và đồng bọn, ở số 112 Lạch Tray (Ngô Quyền, Hải Phòng), do Cu Nên cầm đầu.
Băng nhóm này hoạt động từ tháng 7/1992 đến tháng 3/1995. Hành vi của chúng rất tàn bạo, côn đồ, sử dụng nhiều loại vũ khí đi cướp nhiều vàng, tiền ở các đám bạc và của người dân; chúng đã bắn chết 1 người, 5 người bị thương. Tên Nên là đối tượng có 11 tiền sự, 2 tiền án.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp tại hiện trường của Đại tá Trần Đồn, lúc đó là Phó Giám đốc CATP, cùng lãnh đạo Phòng CSHS phối hợp hiệp đồng với các lực lượng trinh sát các đơn vị, nòng cốt là cán bộ, chiến sỹ Đội H88 quyết triệt phá bằng được Chuyên án Cu Nên và đồng bọn.
Người trực tiếp bắt sống Cu Nên không ai khác lại chính là Thượng tá Nguyễn Trường Tam, hiện là Phó trưởng phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm (PC52) Công an TP Hải Phòng.
Thượng tá Trường Tam cho biết: Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát nắm được ngày 15/3/1995, Cu Nên và đồng bọn tụ tập ở nhà hắn để đánh bạc và chuẩn bị gây án. Trong “hang ổ” này, chúng luôn thủ “hàng nóng” để phòng thân và chống trả nếu bị tấn công.
Một tên trùm giang hồ ngang tàng, máu lạnh như Cu Nên thì không có chuyện gì hắn không dám làm. Do vậy, đây được xem là trận truy quét tội phạm căng thẳng và cam go nhất từ trước đến nay của Đội H88.
Theo kế hoạch và phương án đã định, 3h sáng ngày 15/3/1995, nhà Cu Nên đã bị các tổ trinh sát bao vây và hiệp đồng chặt chẽ, tập trung theo dõi mọi động thái để chờ lệnh chỉ huy tấn công truy bắt.
Hôm đó, đối diện với nhà Cu Nên là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Tiệp, ngành Hải Quan có tổ chức Lễ tổng kết. Vì thế, phương tiện đưa khách về dự lễ rất đông, nên các xe chở lực lượng phá án cũng đều mang biển 29 (Hà Nội) để tránh bị chúng phát hiện.
Lực lượng trinh sát xã hội hóa hóa trang trà trộn vào dòng người về dự lễ để chờ thời điểm thích hợp tiếp cận nhà Cu Nên. Còn một số mũi trinh sát khác của H88 phối hợp với các lực lượng phục kích chờ lệnh, trên những mái nhà hàng xóm để theo dõi mọi động thái của Nên và đồng bọn.
Số khác thì mặc trang phục cảnh sát xuất hiện công khai như thế lực lượng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự khu vực tổ chức lễ tổng kết của ngành Hải quan.
Như phương án đã định, một tổ công tác vào nhà “Nên” vận động hắn và đồng bọn ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, tuy nhiên hắn không ra. Tổ công tác mất cả giờ đồng hồ thuyết phục, mẹ và vợ hắn vẫn bảo rằng hắn không có nhà.
Cùng lúc đó, một số đàn em của Nên từ mái nhà trèo xuống bằng đường ống thoát nước hòng tẩu thoát nhưng đã bị lực lượng trinh sát phục kích bắt gọn. Đối với Nên, vẫn biệt vô ấm tín.
Đến 11h, mũi trinh sát do Thượng tá Trường Tam chỉ huy nhận định, khả năng nhà Cu Nên có đường thoát hiểm bí mật nên hắn đã trốn thoát. Ông bàn với đồng đội trèo lên sân thượng một số nhà liền kề với nhà Nên tiếp tục truy bắt.
Thời kỳ ấy, những gia đình ở đường Lạch Tray cũng như một số khu phố khác ở Hải Phòng, mái nhà thường liền kề nhau, nhà nọ chèo qua nóc nhà kia được. Hơn nữa, hệ thống cấp nước lên các tầng không có nên nhà nào cũng xây một cái bể chứa nước trên cùng phòng khi mất nước, một gian nhà nhỏ để chứa vật dụng và hệ thống chống nóng kiểu giao thông hào.
Cùng trèo lên sân thượng với Thượng tá Trường Tam là 2 trinh sát Công an quận Ngô Quyền. Ông phân công 1 trinh sát bò dọc tất cả các hệ thống chống nóng tìm kiếm; 1 trinh sát kiểm tra các bể nước trên tầng thượng của các mái nhà liền kề với nhà Cu Nên.
Còn ông, đứng quan sát, tần ngần suy nghĩ và đột nhiên giác quan người trinh sát mách bảo, ông phát hiện ra nóc một mái nhà liền kề với nhà Nên có 1 gian nhà nhỏ (diện tích khoảng 8-9m2, hình dẹp chữ nhật – có thể gọi là tầng 4), có dấu hiệu khả nghi, cửa đóng nhưng bên ngoài không có tay nắm để mở cũng không có chốt khóa. Ông tìm mọi cách để mở nhưng vẫn không tài nào lạy được cánh cửa ra.
Nghi ngờ trong đó có người nên ông lùi lại phía sau vài bước, rồi dùng “đòn nghiệp vụ” với khẩu súng của mình, tháo băng đạn và sặc sịa nhiều lần để có tiếng kêu phát ra là súng đã lên đạn và quát lớn: “Thằng nào ở trong nhà ra mau! Nếu không tao bắn xuyên qua cánh cửa thì mày sẽ bị dính đạn!”.
Sau đó, ông lắp băng đạn vào và lên đạn sẵn sàng. Ông quát tiếp: “Tao Trường Tam đây! Cu Nên có trốn ở đây thì ra ngay không tao bắn! Mày biết tao rồi đấy!”. Cùng lúc đó, thì cánh cửa từ từ mở và Nên chui ra.
Có lẽ do uy danh của Đội H88 và của Thượng tá Trường Tam nên hắn đã đi ra với vẻ mặt sợ sệt, mất hết tinh thần và sức lực chống cự, tay không có vũ khí, liền bị ông khống chế,.
Vừa nói xong thì cũng là lúc tên Linh Cu (một đệ tử ruột là thủ ác trong băng nhóm Cu Nên) cũng từ đó chui ra định chống cực. Lập tức, hắn bị dính một đòn cảnh cáo vào mặt làm hắn choáng váng. Cùng lúc đó, 2 đồng đội của ông tiếp cận hỗ trợ. Một đệ tử “ruột” nữa của Cu Nên là Tuấn “Sẹo” cũng từ đó chui ra bị ông và đồng đội khống chế như tên Nên và tên Linh. Khám người hắn, không thu được gì.
Ông và một đồng đội khống chế 3 tên và bảo 1 trinh sát vào trong khám xét thì không thấy còn tên nào và thu giữ được 1 khẩu súng colt bast12, trong băng có 9 viên đạn, 1 viên đã lên nòng.
Thượng tá Nguyễn Trường Tam chia sẻ rằng, Cu Nên và 2 tên đệ tử “ruột” của hắn với bản tính manh động, côn đồ, sẵn sàng chống trả lại lực lượng truy bắt. Nhưng không hiểu sao trong giờ phút chúng đối diện với ông, chúng không những không dám chống cự mà còn “kinh hồn bạt vía” đến như vậy?
Phải chăng, những băng ổ nhóm, những tên “giang hồ đất Cảng” trước đó bị Đội H88 cũng như ông tiêu diệt đã làm chúng khiếp đảm đến rụng rời chân tay!?
Chuyên án Cu Nên và đồng bọn bị triệt phá thành công, bắt 15 tên, thu 5 súng các loại, trong đó có 1 khẩu Tiểu liên và nhiều tang vật khác. Sau đó, Cu Nên bị tòa tuyên phạt tử hình. Những tên còn lại đều bị phạt tù giam từ 1 năm đến chung thân.
Minh Khang
Băng nhóm này hoạt động từ tháng 7/1992 đến tháng 3/1995. Hành vi của chúng rất tàn bạo, côn đồ, sử dụng nhiều loại vũ khí đi cướp nhiều vàng, tiền ở các đám bạc và của người dân; chúng đã bắn chết 1 người, 5 người bị thương. Tên Nên là đối tượng có 11 tiền sự, 2 tiền án.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp tại hiện trường của Đại tá Trần Đồn, lúc đó là Phó Giám đốc CATP, cùng lãnh đạo Phòng CSHS phối hợp hiệp đồng với các lực lượng trinh sát các đơn vị, nòng cốt là cán bộ, chiến sỹ Đội H88 quyết triệt phá bằng được Chuyên án Cu Nên và đồng bọn.
Ban Giám đốc CATP Hải Phòng họp bàn chỉ đạo phá án |
Người trực tiếp bắt sống Cu Nên không ai khác lại chính là Thượng tá Nguyễn Trường Tam, hiện là Phó trưởng phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm (PC52) Công an TP Hải Phòng.
Thượng tá Trường Tam cho biết: Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát nắm được ngày 15/3/1995, Cu Nên và đồng bọn tụ tập ở nhà hắn để đánh bạc và chuẩn bị gây án. Trong “hang ổ” này, chúng luôn thủ “hàng nóng” để phòng thân và chống trả nếu bị tấn công.
Một tên trùm giang hồ ngang tàng, máu lạnh như Cu Nên thì không có chuyện gì hắn không dám làm. Do vậy, đây được xem là trận truy quét tội phạm căng thẳng và cam go nhất từ trước đến nay của Đội H88.
Theo kế hoạch và phương án đã định, 3h sáng ngày 15/3/1995, nhà Cu Nên đã bị các tổ trinh sát bao vây và hiệp đồng chặt chẽ, tập trung theo dõi mọi động thái để chờ lệnh chỉ huy tấn công truy bắt.
Hôm đó, đối diện với nhà Cu Nên là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Tiệp, ngành Hải Quan có tổ chức Lễ tổng kết. Vì thế, phương tiện đưa khách về dự lễ rất đông, nên các xe chở lực lượng phá án cũng đều mang biển 29 (Hà Nội) để tránh bị chúng phát hiện.
Lực lượng trinh sát xã hội hóa hóa trang trà trộn vào dòng người về dự lễ để chờ thời điểm thích hợp tiếp cận nhà Cu Nên. Còn một số mũi trinh sát khác của H88 phối hợp với các lực lượng phục kích chờ lệnh, trên những mái nhà hàng xóm để theo dõi mọi động thái của Nên và đồng bọn.
Số khác thì mặc trang phục cảnh sát xuất hiện công khai như thế lực lượng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự khu vực tổ chức lễ tổng kết của ngành Hải quan.
Như phương án đã định, một tổ công tác vào nhà “Nên” vận động hắn và đồng bọn ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, tuy nhiên hắn không ra. Tổ công tác mất cả giờ đồng hồ thuyết phục, mẹ và vợ hắn vẫn bảo rằng hắn không có nhà.
Cùng lúc đó, một số đàn em của Nên từ mái nhà trèo xuống bằng đường ống thoát nước hòng tẩu thoát nhưng đã bị lực lượng trinh sát phục kích bắt gọn. Đối với Nên, vẫn biệt vô ấm tín.
Đến 11h, mũi trinh sát do Thượng tá Trường Tam chỉ huy nhận định, khả năng nhà Cu Nên có đường thoát hiểm bí mật nên hắn đã trốn thoát. Ông bàn với đồng đội trèo lên sân thượng một số nhà liền kề với nhà Nên tiếp tục truy bắt.
Thời kỳ ấy, những gia đình ở đường Lạch Tray cũng như một số khu phố khác ở Hải Phòng, mái nhà thường liền kề nhau, nhà nọ chèo qua nóc nhà kia được. Hơn nữa, hệ thống cấp nước lên các tầng không có nên nhà nào cũng xây một cái bể chứa nước trên cùng phòng khi mất nước, một gian nhà nhỏ để chứa vật dụng và hệ thống chống nóng kiểu giao thông hào.
Cùng trèo lên sân thượng với Thượng tá Trường Tam là 2 trinh sát Công an quận Ngô Quyền. Ông phân công 1 trinh sát bò dọc tất cả các hệ thống chống nóng tìm kiếm; 1 trinh sát kiểm tra các bể nước trên tầng thượng của các mái nhà liền kề với nhà Cu Nên.
Còn ông, đứng quan sát, tần ngần suy nghĩ và đột nhiên giác quan người trinh sát mách bảo, ông phát hiện ra nóc một mái nhà liền kề với nhà Nên có 1 gian nhà nhỏ (diện tích khoảng 8-9m2, hình dẹp chữ nhật – có thể gọi là tầng 4), có dấu hiệu khả nghi, cửa đóng nhưng bên ngoài không có tay nắm để mở cũng không có chốt khóa. Ông tìm mọi cách để mở nhưng vẫn không tài nào lạy được cánh cửa ra.
Nghi ngờ trong đó có người nên ông lùi lại phía sau vài bước, rồi dùng “đòn nghiệp vụ” với khẩu súng của mình, tháo băng đạn và sặc sịa nhiều lần để có tiếng kêu phát ra là súng đã lên đạn và quát lớn: “Thằng nào ở trong nhà ra mau! Nếu không tao bắn xuyên qua cánh cửa thì mày sẽ bị dính đạn!”.
Sau đó, ông lắp băng đạn vào và lên đạn sẵn sàng. Ông quát tiếp: “Tao Trường Tam đây! Cu Nên có trốn ở đây thì ra ngay không tao bắn! Mày biết tao rồi đấy!”. Cùng lúc đó, thì cánh cửa từ từ mở và Nên chui ra.
Có lẽ do uy danh của Đội H88 và của Thượng tá Trường Tam nên hắn đã đi ra với vẻ mặt sợ sệt, mất hết tinh thần và sức lực chống cự, tay không có vũ khí, liền bị ông khống chế,.
Vừa nói xong thì cũng là lúc tên Linh Cu (một đệ tử ruột là thủ ác trong băng nhóm Cu Nên) cũng từ đó chui ra định chống cực. Lập tức, hắn bị dính một đòn cảnh cáo vào mặt làm hắn choáng váng. Cùng lúc đó, 2 đồng đội của ông tiếp cận hỗ trợ. Một đệ tử “ruột” nữa của Cu Nên là Tuấn “Sẹo” cũng từ đó chui ra bị ông và đồng đội khống chế như tên Nên và tên Linh. Khám người hắn, không thu được gì.
Ông và một đồng đội khống chế 3 tên và bảo 1 trinh sát vào trong khám xét thì không thấy còn tên nào và thu giữ được 1 khẩu súng colt bast12, trong băng có 9 viên đạn, 1 viên đã lên nòng.
Thượng tá Trường Tam - Người trực tiếp bắt Cu Nên và 2 đệ tử ruột của hắn |
Thượng tá Nguyễn Trường Tam chia sẻ rằng, Cu Nên và 2 tên đệ tử “ruột” của hắn với bản tính manh động, côn đồ, sẵn sàng chống trả lại lực lượng truy bắt. Nhưng không hiểu sao trong giờ phút chúng đối diện với ông, chúng không những không dám chống cự mà còn “kinh hồn bạt vía” đến như vậy?
Phải chăng, những băng ổ nhóm, những tên “giang hồ đất Cảng” trước đó bị Đội H88 cũng như ông tiêu diệt đã làm chúng khiếp đảm đến rụng rời chân tay!?
Chuyên án Cu Nên và đồng bọn bị triệt phá thành công, bắt 15 tên, thu 5 súng các loại, trong đó có 1 khẩu Tiểu liên và nhiều tang vật khác. Sau đó, Cu Nên bị tòa tuyên phạt tử hình. Những tên còn lại đều bị phạt tù giam từ 1 năm đến chung thân.
Minh Khang
Bình luận