(VTC News)- "... Tôi chỉ đề cập đến chuyện đi lại của học sinh thôi cũng khá phức tạp. Đã có một số em phản ánh bị trêu ghẹo trên đường về” - Thầy Trần Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết.
Sau khi thực hiện theo giờ học mới, nhiều hiệu trưởng tại các trường THPT nằm ngoại thành Hà Nội ngoài việc phản ánh những khó khăn chung còn đưa ra những bất cập đặc thù của những trường học xa trung tâm thành phố.
Trao đổi với VTC News trưa ngày 10/2, thầy Trần Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng: “Chủ trương thay đổi lịch học là đúng, nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông của thành phố. Vì vậy, các trường học cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành”.
Thầy Tuấn cũng cho biết, do đặc thù là một trường học thuộc ngoại thành nên quãng đường từ nhà tới trường của các em rất xa, thường số học sinh phải đạp xe từ 5-6km, thậm chí là 8-9 km là rất đông.
Trong khi đó, hầu hết các đoạn đường đều rất nhỏ không có đèn, các đoạn đường đê cũng rất xấu với nhiều ổ gà, ổ voi. Từ trường THPT Ngọc Hồi, học sinh khi đi về các thôn Vạn Phúc 3, Đại Áng, Yên Mỹ, Quỳnh Đô... thường đi qua những đoạn đường khó đi và không có đèn điện. Do vậy, sau khi tan học là 19h, thường các học sinh phải hơn 20h mới về tới nhà. “Với quãng đường xa như thế, tối như thế, xấu như thế đã khiến nhiều học sinh rất ngại phải về sau mỗi buổi học” - Thầy Tuấn nhấn mạnh.
Đặc biệt, thầy Tuấn còn chia sẻ: "Không nói đến chuyện tâm sinh lý thay đổi, tôi chỉ đề cập đến chuyện đi lại của học sinh thôi cũng khá phức tạp. Đã có một số em phản ánh bị trêu ghẹo trên đường về”. Theo các học sinh phản ánh, đa số nữ sinh khi đi qua các đoạn đường vắng, không có đèn điện thường bị những thanh niên trong những làng gần đó trêu ghẹo. Vì vậy, các nữ sinh này thường phải tập hợp nhau lại để về trên những cung đường vắng.
Bên cạnh đó, do nhiều tuyến đường trong huyện chưa có điện nên có em đã va chạm với xe máy, lao vào hố ga hay lao xuống mương dù chưa xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Cũng cùng những khó khăn như trường THPT Ngọc Hồi, thầy Nguyễn Văn Thành, hiệu trưởng trường THPT Thượng Cát (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ với VTC News những câu chuyện “cười ra nước mắt” khi thực hiện đổi giờ.
Trường THPT Thượng Cát nằm ở cuối huyện Từ Liêm, giáp ranh với huyện Đan Phượng vì vậy đa số học sinh của nhà trường đều phải về học qua đoạn đê sông Hồng vắng vẻ và không có điện chiếu sáng. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn thường phải đi xe đạp khoảng 9km qua các đoạn đường đồng nhỏ hẹp, không có điện mới có thể về nhà.
Phản ánh với lãnh đạo nhà trường, một số học sinh cho biết khi đi qua các đoạn đường vắng các em đã bị những đối tượng xấu ép lại và cướp đi cặp sách các em đang đeo trên lưng. Tuy về giá trị vật chất không lớn nhưng những vụ việc trên đã khiến nhiều học sinh lo ngại khi phải đi về một mình.
Thầy Thành cũng cho biết, sau giờ học nhiều giáo viên trẻ, đặc biệt là các giáo viên nữ cũng không dám về nhà một mình mà phải đợi các nhóm học sinh để về cùng. Thậm chí, trường THPT Thượng Cát đã có giáo viên do bị cận nên đã gặp tai nạn gẫy chân trên đường về không đủ sáng. “Việc học sinh nữ bị trêu ghẹo theo tôi dự đoán là không tránh khỏi” - Thầy Thành nhận định.
Lãnh đạo của các trường THPT ở ngoại thành Hà Nội đều khẳng định học sinh của nhà trường hầu như không đóng góp vào việc tắc đường do phần lớn các em đều đi các tuyến đường trong xã, thôn mà ít tham gia vào các tuyến phố trung tâm.
Thầy Trần Anh Tuấn mạnh dạn đưa ra hai kiến nghị gửi lãnh đạo Sở GD&ĐT: “Đối với các trường ở ngoại thành như THPT Ngọc Hồi, Ngô Thì Nhậm, Thượng Cát... thì thành phố cần đưa vào một nhóm để có thể áp dụng theo giờ học cũ. Giải pháp thứ hai là cho các trường ngoại thành có thể linh động trong việc bố trí giờ học phù hợp với tình hình địa phương. Ví dụ có thể cho học sinh tan vào lúc 17h30 hay 17h45 thay vì 18h như quy định mới”.
Theo thông tin mới nhất chiều ngày 10/2, trao đổi với VTC News, thầy Nguyễn Văn Thành (hiệu trưởng trường THPT Thượng Cát) cho biết, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã gửi công văn qua đường email cho một số trường ngoại thành, xa trung tâm được chủ động bố trí lịch học một cách linh hoạt và phù hợp.
Phạm Thịnh
Sau khi thực hiện theo giờ học mới, nhiều hiệu trưởng tại các trường THPT nằm ngoại thành Hà Nội ngoài việc phản ánh những khó khăn chung còn đưa ra những bất cập đặc thù của những trường học xa trung tâm thành phố.
Trao đổi với VTC News trưa ngày 10/2, thầy Trần Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng: “Chủ trương thay đổi lịch học là đúng, nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông của thành phố. Vì vậy, các trường học cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành”.
Thầy Tuấn cũng cho biết, do đặc thù là một trường học thuộc ngoại thành nên quãng đường từ nhà tới trường của các em rất xa, thường số học sinh phải đạp xe từ 5-6km, thậm chí là 8-9 km là rất đông.
Trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) là một trường ngoại thành và học sinh thường phải đi qua những cung đường xấu (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Trong khi đó, hầu hết các đoạn đường đều rất nhỏ không có đèn, các đoạn đường đê cũng rất xấu với nhiều ổ gà, ổ voi. Từ trường THPT Ngọc Hồi, học sinh khi đi về các thôn Vạn Phúc 3, Đại Áng, Yên Mỹ, Quỳnh Đô... thường đi qua những đoạn đường khó đi và không có đèn điện. Do vậy, sau khi tan học là 19h, thường các học sinh phải hơn 20h mới về tới nhà. “Với quãng đường xa như thế, tối như thế, xấu như thế đã khiến nhiều học sinh rất ngại phải về sau mỗi buổi học” - Thầy Tuấn nhấn mạnh.
Đặc biệt, thầy Tuấn còn chia sẻ: "Không nói đến chuyện tâm sinh lý thay đổi, tôi chỉ đề cập đến chuyện đi lại của học sinh thôi cũng khá phức tạp. Đã có một số em phản ánh bị trêu ghẹo trên đường về”. Theo các học sinh phản ánh, đa số nữ sinh khi đi qua các đoạn đường vắng, không có đèn điện thường bị những thanh niên trong những làng gần đó trêu ghẹo. Vì vậy, các nữ sinh này thường phải tập hợp nhau lại để về trên những cung đường vắng.
Bên cạnh đó, do nhiều tuyến đường trong huyện chưa có điện nên có em đã va chạm với xe máy, lao vào hố ga hay lao xuống mương dù chưa xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Đoạn đường quanh trường THPT Ngọc Hồi với nhiều đoạn có ổ gà, ổ trâu và nhiều xe tải lớn |
Cũng cùng những khó khăn như trường THPT Ngọc Hồi, thầy Nguyễn Văn Thành, hiệu trưởng trường THPT Thượng Cát (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ với VTC News những câu chuyện “cười ra nước mắt” khi thực hiện đổi giờ.
Trường THPT Thượng Cát nằm ở cuối huyện Từ Liêm, giáp ranh với huyện Đan Phượng vì vậy đa số học sinh của nhà trường đều phải về học qua đoạn đê sông Hồng vắng vẻ và không có điện chiếu sáng. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn thường phải đi xe đạp khoảng 9km qua các đoạn đường đồng nhỏ hẹp, không có điện mới có thể về nhà.
Phản ánh với lãnh đạo nhà trường, một số học sinh cho biết khi đi qua các đoạn đường vắng các em đã bị những đối tượng xấu ép lại và cướp đi cặp sách các em đang đeo trên lưng. Tuy về giá trị vật chất không lớn nhưng những vụ việc trên đã khiến nhiều học sinh lo ngại khi phải đi về một mình.
Thầy Thành cũng cho biết, sau giờ học nhiều giáo viên trẻ, đặc biệt là các giáo viên nữ cũng không dám về nhà một mình mà phải đợi các nhóm học sinh để về cùng. Thậm chí, trường THPT Thượng Cát đã có giáo viên do bị cận nên đã gặp tai nạn gẫy chân trên đường về không đủ sáng. “Việc học sinh nữ bị trêu ghẹo theo tôi dự đoán là không tránh khỏi” - Thầy Thành nhận định.
Học sinh về muộn sau 19h với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn |
Lãnh đạo của các trường THPT ở ngoại thành Hà Nội đều khẳng định học sinh của nhà trường hầu như không đóng góp vào việc tắc đường do phần lớn các em đều đi các tuyến đường trong xã, thôn mà ít tham gia vào các tuyến phố trung tâm.
Thầy Trần Anh Tuấn mạnh dạn đưa ra hai kiến nghị gửi lãnh đạo Sở GD&ĐT: “Đối với các trường ở ngoại thành như THPT Ngọc Hồi, Ngô Thì Nhậm, Thượng Cát... thì thành phố cần đưa vào một nhóm để có thể áp dụng theo giờ học cũ. Giải pháp thứ hai là cho các trường ngoại thành có thể linh động trong việc bố trí giờ học phù hợp với tình hình địa phương. Ví dụ có thể cho học sinh tan vào lúc 17h30 hay 17h45 thay vì 18h như quy định mới”.
Theo thông tin mới nhất chiều ngày 10/2, trao đổi với VTC News, thầy Nguyễn Văn Thành (hiệu trưởng trường THPT Thượng Cát) cho biết, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã gửi công văn qua đường email cho một số trường ngoại thành, xa trung tâm được chủ động bố trí lịch học một cách linh hoạt và phù hợp.
Phạm Thịnh
Bình luận