(VTC News)- Sau 2 ngày thực hiện lịch học theo thời khoá biểu mới, nhiều trường học giờ đây còn có thêm chức năng “trông trẻ” do phần lớn các giáo viên có con nhỏ.
Dạo qua một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội sau 2 ngày thực hiện lịch học mới theo quy định của UBND thành phố, điều rất dễ nhận ra là sự xuất hiện của một số em học sinh mầm non, tiểu học đang lang thang chơi ngoài sân trường hay trong phòng hội đồng trong khi chờ cha mẹ giảng dạy những tiết cuối.
Có mặt tại trường THPT Việt Đức chiều ngày 2/2, theo ghi nhận của PV có khoảng 3,4 học sinh tiểu học là con các giáo viên trong trường phải chơi lang thang trong phòng hội đồng chờ bố me kết thúc giờ dạy.
Dù đã gần 19h nhưng em Nguyễn Lê Quý Dương (tiểu học Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn cặm cụi làm bài tập về nhà trong phòng hội đồng với một cái bụng đói. Lúc này, cô Lê Thuý Vân dạy tại lớp 10D4 (mẹ của em Dương) vẫn đang chăm chú giảng bài cho học sinh tiết cuối.
Làm bài được một lúc, bé Dương lại ôm bụng nhăn nhó: “Mẹ cháu đón cháu về đây để tí nữa về cùng với mẹ. Nhà cháu không có ai cả. Cháu cũng đói lắm rồi. Từ chiều tới giờ cháu vẫn chưa được ăn gì”.
Chia sẻ những khó khăn đối với các giáo viên có con nhỏ, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết, nhà trường đã nghiên cứu xếp lịch dạy cho các giáo viên để họ thuận tiện nhất trong việc đưa đón con cái.
“Tuy nhiên hiện nay số lượng đề xuất xin được không dạy những tiết nhạy cảm như tiết 1,2 buổi sáng và 4,5 buổi chiều quá nhiều, nên trường đang băn khoăn không biết sắp xếp như thế nào”. Ông Bình cũng thông tin thêm.
Hiện tại, trường THPT Việt Đức đang có 5 giáo viên có con dưới 12 tháng. Nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên trẻ có điều kiện chăm sóc con cái, nhà trường đã xếp lịch để các giáo viên này không phải dạy tiết 4,5 buổi chiều. Ngoài ra, một số giáo viên lớn tuối cũng được xếp lịch không phải dạy tiết 1,2 buổi sáng và tiết 4,5 buổi chiều.
Dù đã nghiên cứu rất kỹ trong việc bố trí các tiết dạy cho các giáo viên có con nhỏ tránh những khung “giờ xấu”, nhưng lãnh đạo trường THPT Việt Đức cũng chia sẻ khó khăn: “Việc xếp lịch học mới nhà trường phải tính toán, cân đối môn học tự nhiên với xã hội, các môn thực hành nhiều với môn học lý thuyết nhiều, đảm bảo đủ khối lượng kiến thức cho học sinh và thuận tiện nhất cho giáo viên.”
Tại trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), tình trạng tương tự cũng đang xảy ra khi phần lớn giáo viên của nhà trường là giáo viên trẻ và hiện đang có con nhỏ.
Bản thân cô Đoàn Đức Hạnh, Phó Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung cũng phải tranh thủ thời gian đón con về trường vào khoảng 16h30 mỗi ngày rồi lại tiếp tục về giảng dạy tiết 4,5. “Có lẽ trường phải thành lập một nhà giữ trẻ và cử người trông" - Cô Hạnh chia sẻ.
Cô Hạnh cũng cho rằng, giải pháp đón con về trường cũng chỉ là một giải pháp tình thế và về lâu dài bản thân cô Hạnh và các giáo viên khác cũng phải tính đến việc nhờ người đón hoặc tổ chức những lớp trông trẻ ngoài giờ.
Một giáo viên trường THPT Đống Đa cũng tâm sự: “Nhà tôi có con nhỏ đang học tại trường tiểu học Cát Linh nên cách ngày tôi lại phải thuê bác xe ôm gần nhà đến đón cháu. Biết là không thể chăm sóc chu đáo cho con nhưng cũng không thể làm khác được vì chồng tôi cũng thường xuyên công tác xa nhà”.
Dù đã có quyết định đổi giờ học mới nhưng có đến gần 80% giáo viên trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) bày tỏ nguyện vọng xin không dạy 2 tiết cuối buổi chiều.
Cô Lê Mai Anh (Phó hiệu trưởng THPT Chu Văn An) thông tin, nhà trường có tới 75% là cán bộ giáo viên nữ và cũng có 75% các cô giáo, thầy giáo dưới tuổi 40 nghĩa là tuổi đang nuôi con nhỏ. Vì vậy, hiện tại lãnh đạo trường THPT Chu Văn An cũng đang phải “đau đầu” để sắp xếp lịch dạy cho các giáo viên một cách hợp lý nhất để họ có thể đưa đón con mỗi buổi chiều.
Trong khi đó, trường THPT Lương Thế Vinh kết thúc giờ học vào 17h trong khi đến 19h học sinh mới được về. Như vậy các em có tới khoảng 2 tiếng đồng hồ chơi không ở trường.
PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) cho biết, nhà trường sẽ tổ chức học theo nguyện vọng của các cháu, học các môn như võ, mỹ thuật, múa hay học các môn như toán lý... nhưng cần có thời gian để thích ứng.
Ông Mai Sỹ Nhật (Trưởng phòng công tác HS-SV, Sở GD&ĐT Hà Nội) nhấn mạnh: các trường phải thực hiện nghiêm quy định của UBND thành phố và không được tự tiện xây dựng các khung giờ học mới. Sau 1 tháng, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo các trường trong địa bàn thành phố để cùng tháo gỡ những vướng mắc.
Khung giờ học mới theo quy định của UBND thành phố Hà Nội mới ban hành liệu có hợp lý. Ý kiến bạn đọc xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh
Dạo qua một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội sau 2 ngày thực hiện lịch học mới theo quy định của UBND thành phố, điều rất dễ nhận ra là sự xuất hiện của một số em học sinh mầm non, tiểu học đang lang thang chơi ngoài sân trường hay trong phòng hội đồng trong khi chờ cha mẹ giảng dạy những tiết cuối.
Có mặt tại trường THPT Việt Đức chiều ngày 2/2, theo ghi nhận của PV có khoảng 3,4 học sinh tiểu học là con các giáo viên trong trường phải chơi lang thang trong phòng hội đồng chờ bố me kết thúc giờ dạy.
Em Nguyễn Lê Quý Dương vẫn chăm chỉ làm bài tập về nhờ chờ mẹ kết thúc giờ dạy (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Dù đã gần 19h nhưng em Nguyễn Lê Quý Dương (tiểu học Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn cặm cụi làm bài tập về nhà trong phòng hội đồng với một cái bụng đói. Lúc này, cô Lê Thuý Vân dạy tại lớp 10D4 (mẹ của em Dương) vẫn đang chăm chú giảng bài cho học sinh tiết cuối.
Làm bài được một lúc, bé Dương lại ôm bụng nhăn nhó: “Mẹ cháu đón cháu về đây để tí nữa về cùng với mẹ. Nhà cháu không có ai cả. Cháu cũng đói lắm rồi. Từ chiều tới giờ cháu vẫn chưa được ăn gì”.
Chia sẻ những khó khăn đối với các giáo viên có con nhỏ, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết, nhà trường đã nghiên cứu xếp lịch dạy cho các giáo viên để họ thuận tiện nhất trong việc đưa đón con cái.
“Tuy nhiên hiện nay số lượng đề xuất xin được không dạy những tiết nhạy cảm như tiết 1,2 buổi sáng và 4,5 buổi chiều quá nhiều, nên trường đang băn khoăn không biết sắp xếp như thế nào”. Ông Bình cũng thông tin thêm.
Hiện tại, trường THPT Việt Đức đang có 5 giáo viên có con dưới 12 tháng. Nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên trẻ có điều kiện chăm sóc con cái, nhà trường đã xếp lịch để các giáo viên này không phải dạy tiết 4,5 buổi chiều. Ngoài ra, một số giáo viên lớn tuối cũng được xếp lịch không phải dạy tiết 1,2 buổi sáng và tiết 4,5 buổi chiều.
Dù đã nghiên cứu rất kỹ trong việc bố trí các tiết dạy cho các giáo viên có con nhỏ tránh những khung “giờ xấu”, nhưng lãnh đạo trường THPT Việt Đức cũng chia sẻ khó khăn: “Việc xếp lịch học mới nhà trường phải tính toán, cân đối môn học tự nhiên với xã hội, các môn thực hành nhiều với môn học lý thuyết nhiều, đảm bảo đủ khối lượng kiến thức cho học sinh và thuận tiện nhất cho giáo viên.”
Tại trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), tình trạng tương tự cũng đang xảy ra khi phần lớn giáo viên của nhà trường là giáo viên trẻ và hiện đang có con nhỏ.
Bản thân cô Đoàn Đức Hạnh, Phó Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung cũng phải tranh thủ thời gian đón con về trường vào khoảng 16h30 mỗi ngày rồi lại tiếp tục về giảng dạy tiết 4,5. “Có lẽ trường phải thành lập một nhà giữ trẻ và cử người trông" - Cô Hạnh chia sẻ.
Cô Hạnh cũng cho rằng, giải pháp đón con về trường cũng chỉ là một giải pháp tình thế và về lâu dài bản thân cô Hạnh và các giáo viên khác cũng phải tính đến việc nhờ người đón hoặc tổ chức những lớp trông trẻ ngoài giờ.
Một giáo viên trường THPT Đống Đa cũng tâm sự: “Nhà tôi có con nhỏ đang học tại trường tiểu học Cát Linh nên cách ngày tôi lại phải thuê bác xe ôm gần nhà đến đón cháu. Biết là không thể chăm sóc chu đáo cho con nhưng cũng không thể làm khác được vì chồng tôi cũng thường xuyên công tác xa nhà”.
Lịch học đến 19h hàng ngày đang gây khó không chỉ cho các em học sinh THPT mà cả các giáo viên (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Dù đã có quyết định đổi giờ học mới nhưng có đến gần 80% giáo viên trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) bày tỏ nguyện vọng xin không dạy 2 tiết cuối buổi chiều.
Cô Lê Mai Anh (Phó hiệu trưởng THPT Chu Văn An) thông tin, nhà trường có tới 75% là cán bộ giáo viên nữ và cũng có 75% các cô giáo, thầy giáo dưới tuổi 40 nghĩa là tuổi đang nuôi con nhỏ. Vì vậy, hiện tại lãnh đạo trường THPT Chu Văn An cũng đang phải “đau đầu” để sắp xếp lịch dạy cho các giáo viên một cách hợp lý nhất để họ có thể đưa đón con mỗi buổi chiều.
Trong khi đó, trường THPT Lương Thế Vinh kết thúc giờ học vào 17h trong khi đến 19h học sinh mới được về. Như vậy các em có tới khoảng 2 tiếng đồng hồ chơi không ở trường.
PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) cho biết, nhà trường sẽ tổ chức học theo nguyện vọng của các cháu, học các môn như võ, mỹ thuật, múa hay học các môn như toán lý... nhưng cần có thời gian để thích ứng.
Ông Mai Sỹ Nhật (Trưởng phòng công tác HS-SV, Sở GD&ĐT Hà Nội) nhấn mạnh: các trường phải thực hiện nghiêm quy định của UBND thành phố và không được tự tiện xây dựng các khung giờ học mới. Sau 1 tháng, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo các trường trong địa bàn thành phố để cùng tháo gỡ những vướng mắc.
Khung giờ học mới theo quy định của UBND thành phố Hà Nội mới ban hành liệu có hợp lý. Ý kiến bạn đọc xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh
Bình luận