(VTC News) - Sau nhiều năm tìm hiểu văn hóa châu Phi, nhạc sĩ Diệp Chí Huy (Đà Nẵng) đã mang đến cho người dân Đà Nẵng một không gian mặt nạ châu Phi độc đáo chưa từng có.
'Không gian' mặt nạ châu Phi tại Đà Nẵng |
Châu Phi là xứ sở của mặt nạ và tượng gỗ. Mỗi mặt nạ được gắn với những giai thoại riêng đầy huyền bí, vừa là hình ảnh, vừa là thực tế quan hệ mật thiết trong các cuộc hành lễ của cư dân địa phương.
Mặt nạ được nam giới dùng trong các cuộc tế lễ, nhảy múa, được xem là hình ảnh siêu phàm, ảnh hưởng thuyết duy linh hồn. Có giai đoạn, mặt nạ châu Phi từng bị xem là điềm gở và bị tẩy chay.
Sức hấp dẫn đặc biệt của mặt nạ châu Phi |
Tuy nhiên, đến những năm 1906, mặt nạ châu Phi được các danh họa thế giới như: Picasso, Matisse, Vla Mainsk, Derain, Braque... đánh giá cao về mặt nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, mặt nạ châu Phi được công nhận như một loại hình “nghệ thuật chân chính, tử tế”.
Với sự thay đổi đó, mặt nạ châu Phi được cách điệu, biến đổi về hình dáng mặt mũi cùng những chi tiết gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân nơi đây. Và với những triết lý bí hiểm ấy, mặt nạ châu Phi luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghệ thuật.
Với niềm đam mê đối với văn hóa châu Phi và muốn chia sẻ với Đà Nẵng, nhạc sỹ Diệp Chí Huy đã mày mò, tìm kiếm và đưa loại mặt nạ này về đến Đà Nẵng để ra mắt công chúng.
Huyền bí |
Ngoài mặt nạ, trống Djembe, một loại trống đặc trưng của người dân châu Phi có xuất xứ từ Tây Phi cũng được nhạc sỹ Diệp Chí Huy sưu tầm, ra mắt. Được chính cư dân châu Phi thực hiện, hàng loạt chiếc trống Djembe làm bằng gỗ nguyên khối, chạm trổ tinh xảo.
Trống Djembe tại khu trưng bày |
Tên Djembe gọi theo tiếng thổ dân có ý rằng "tất cả mọi người hãy quây quần bên nhau trong hòa bình" cùng âm thanh độc đáo.
Bửu Lân
Bình luận