(VTC News) – GS.TSKH Nguyễn Mại khẳng định chỉ trong vài tháng tới, chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp Việt đáp ứng được yêu cầu của Samsung về sản xuất linh, phụ kiện.
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kém phát triển không còn là câu chuyện mới. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự khiến người ta giật mình khi Samsung đưa ra lời đề nghị hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp Việt về sản xuất linh kiện ốc vít, sạc pin… nhưng “bị từ chối” vì không thể đáp ứng yêu cầu.
Nhiều người khẳng định đó là “nỗi đau” của doanh nghiệp Việt nói riêng, cả ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế chúng ta không làm được có phải do chúng ta quá yếu kém, lạc hậu, hay đơn giản chỉ là vì “chưa làm bao giờ nên sợ khó”?
Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), đã có những phân tích rất khách quan xung quanh vấn đề này.
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, khi đưa ra đề nghị, phía Samsung đã rất thiện chí bởi việc tìm các nhà cung cấp các linh kiện ở nội địa không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho Samsung.
Đối với Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu, lợi nhuận, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển, nguồn thu từ thuế cho nhà nước cũng tăng theo. Còn với Samsung họ được giảm thuế, phí vận chuyến, nhân công giá rẻ…
- Tuy nhiên, khi nhận được thông tin này có rất nhiều người đã hoài nghi, thậm chí còn khẳng định là Việt Nam sẽ không làm được, thưa ông?
Điều này là đương nhiên bởi phía Samsung vừa đưa ra, doanh nghiệp Việt Nam biết gì mà làm. Nhưng tôi khẳng định chỉ cần vài tháng nữa thôi chắc chắn có doanh nghiệp đáp ứng được.
Thực tế, muốn làm cho các tập đoàn xuyên quốc gia thì phải biết công nghệ, nguồn nhân lực của họ. Tôi tin chắc rằng, hàng chục doanh nghiệp Việt Nam có đủ vốn, khoảng 15 - 20 triệu USD thì có thể làm được.
- Căn cứ vào đâu để ông khẳng định có những doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội này từ Samsung?
Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của Samsung. Tuy nhiên, sắp tới, tôi tin tưởng rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm được.
Để nắm bắt được cơ hội này thì tôi cho rằng chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp, và mỗi doanh nghiệp phải đầu tư 15 - 20 triệu USD để làm. Tôi nghĩ rằng ở mức 15-20 triệu USD thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có. Họ chỉ cần biết địa chỉ mua máy móc và họ làm được như hiện nay Samsung đang làm ở Bắc Ninh và Thái Nguyên là được.
Còn những doanh nghiệp khác thì phải nhờ Nhà nước hỗ trợ bằng quỹ hỗ trợ 2.000 tỷ đồng mà Thủ tướng đã quyết định thành lập và Quỹ hỗ trợ các địa phương.
- Chính phủ có thể hỗ trợ vốn, mặt bằng, nhưng về công nghệ - vốn là bí quyết riêng của từng doanh nghiệp, thì làm sao để phát triển được, thưa ông?
Công nghệ có 2 mức. Ở mức thứ nhất là bí quyết công nghệ, thì không có ông nào cho không. Muốn có phải mua, nếu không thì phải tổ chức nghiên cứu lấy.
Hiện nay Samsung đã tổ chức một Trung tâm nghiên cứu phát triển lớn của thế giới đặt tại Việt Nam, có 2000 cán bộ làm công tác phát triển được hướng dẫn bởi những người giỏi nhất của Samsung. Đến năm 2015 thì 2000 người này sẽ hoàn thành chương trình đào tạo.
Rõ ràng với người Việt Nam, có sức trẻ, được đào tạo bài bản, được hưởng thụ khá, nếu chúng ta có chính sách nữa, thì vấn đề chuyển giao công nghệ cho ta là không khó. Tuy nhiên cái này cũng phải cần thời gian, đừng hy vọng là 1, 2 năm.
Còn công nghệ ở mức thứ 2 là chỉ cần nhập một loại máy móc nào đó để sản xuất một linh kiện nào đó, thì công nghệ gắn với máy móc, hãng bán công nghệ cho anh bao giờ cũng bán cả Licen. Nếu mua cả thì rất đơn giản. Cái này theo tôi nên làm trước.
- Chúng ta cứ hô hào phát triển CNHT, nhưng lâu nay nói rồi để đó, lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu. Theo ông, thời điểm này chúng ta nên định hướng phát triển CNHT như thế nào?
Cái này phụ thuộc hoàn toàn vào Bộ Công thương. Bộ nên chọn 3 – 4 ngành. Ví dụ như có ưu thế về xe máy chẳng hạn, thì có thể phát triển được.
Còn công nghiệp ô tô thì vừa rồi Thủ tướng cũng có một cái chiến lược về lĩnh vực này, nhưng cái này cũng rất khó, còn lâu mới làm được.
Theo tôi, bây giờ chúng ta nên chọn công nghiệp điện tử, trong quá trình cơ cấu lại thì chúng ta chọn một ngành công nghiệp mũi nhọn.
Năm 2013, chúng ta đã xuất khẩu được 50 tỷ USD, một con số khá lớn. Vì vậy nên coi đây là một sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử của rất nhiều loại sản phẩm, cần có một chiến lược riêng cho nó, có một kế hoạch hành động riêng, tổ chức lại sản xuất trong nước của từng sản phẩm điện tử để làm thế nào chúng ta tham gia vào giá trị toàn cầu, giá trị gia tăng ngày càng tăng.
Bây giờ 33%, phải tăng dần lên 40%, 50%. Xuất khẩu ngày càng tăng thì 50% giá trị gia tăng là rất lớn. Lúc đó GDP ta mới tăng cao được.
Hiện nay rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia (TNC) chuẩn bị vào Việt Nam và đó là cơ hội lớn để phát triển CNHT.
- Chúng ta có nên thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào để phát triển CNHT, thưa ông?
Hiện nay không thể không thu hút bởi vì Samsung chuyển nhà máy từ Trung Quốc vào đây thì mấy ông Hàn Quốc làm với Samsung ở Trung Quốc cũng sẽ chuyển vào theo.
Năm 2013, Samsung phải nhập khẩu 30% linh kiện từ Trung Quốc. Bây giờ cái chúng ta có thể thay thế được chính là thay thế một phần cái mà Samsung nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đại diện Samsung nói, họ rất cần nội địa hóa, bởi vì có lợi về giá, có lợi về cự ly vận chuyển, thậm chí họ có thể kiểm soát được rất nhanh. Khi có biến động, có thể đặt hàng rất nhanh. Vì thế ưu thế của doanh nghiệp nội địa so với doanh nghiệp nước ngoài rất lớn, chúng ta cần phải tận dụng lợi thế này, cơ hội này để phát huy ưu thế thôi.
Chúng tôi đã làm với Hiệp hội cơ khí điện tử, Hiệp hội cơ khí, nhựa… Bây giờ các hiệp hội này cũng đã chú tâm rất lớn. Hy vọng sắp tới sẽ có hành động cụ thể để phát triển CNHT.
- Có cách nào đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành CNHT Việt Nam?
Mình không có cách nào để phát triển đa ngành được. Không thể phát triển tùm lum. Bây giờ phải lựa chọn ngành ưu tiên.
Ví dụ Thái Lan, người ta tập trung một ngành công nghiệp ô tô. Chỉ trong vòng vài năm người ta thu hút được 7 nhà đầu tư lớn nước ngoài như: Ford, Toyota, Mercedes, rồi từ đó người ta làm về công nghiệp hỗ trợ, nâng từ cấp 3 lên cấp 2 và bây giờ họ có tới 700 – 800 doanh nghiệp làm CNHT cấp 1. Rõ ràng mình phải có chính sách như vậy.
Công nghiệp ô tô của mình đang được bảo hộ quá đáng, thuế thì cao, giá thì đắt thì làm sao có thể phát triển được. Do đó, để phát triển thì Chính phủ phải lựa chọn một số mặt hàng và tôi hy vọng mặt hàng như của Samsung sẽ là mũi nhọn.
Chính phủ cần có quyết tâm chọn vài ngành như vậy, tập trung đầu tư, tập trung chính sách, tổ chức lại các doanh nghiệp với nhau, rồi doanh nghiệp Việt Nam, giao cho các Hiệp hội tổ chức quá trình hợp tác để làm thế nào tập trung làm cho bằng được, để chúng ta có thể chiếm 40 – 50% cái giá trị gia tăng của công nghiệp điện tử xuất khẩu.
- Xin cám ơn ông!
Lan Uyên(thực hiện)
Nhiều người khẳng định đó là “nỗi đau” của doanh nghiệp Việt nói riêng, cả ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế chúng ta không làm được có phải do chúng ta quá yếu kém, lạc hậu, hay đơn giản chỉ là vì “chưa làm bao giờ nên sợ khó”?
GS.TSKH Nguyễn Mại 'Chỉ ít tháng nữa sẽ có doanh nghiệp Việt làm được các linh kiện cho Samsung" |
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, khi đưa ra đề nghị, phía Samsung đã rất thiện chí bởi việc tìm các nhà cung cấp các linh kiện ở nội địa không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho Samsung.
Đối với Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu, lợi nhuận, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển, nguồn thu từ thuế cho nhà nước cũng tăng theo. Còn với Samsung họ được giảm thuế, phí vận chuyến, nhân công giá rẻ…
- Tuy nhiên, khi nhận được thông tin này có rất nhiều người đã hoài nghi, thậm chí còn khẳng định là Việt Nam sẽ không làm được, thưa ông?
Điều này là đương nhiên bởi phía Samsung vừa đưa ra, doanh nghiệp Việt Nam biết gì mà làm. Nhưng tôi khẳng định chỉ cần vài tháng nữa thôi chắc chắn có doanh nghiệp đáp ứng được.
Thực tế, muốn làm cho các tập đoàn xuyên quốc gia thì phải biết công nghệ, nguồn nhân lực của họ. Tôi tin chắc rằng, hàng chục doanh nghiệp Việt Nam có đủ vốn, khoảng 15 - 20 triệu USD thì có thể làm được.
- Căn cứ vào đâu để ông khẳng định có những doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội này từ Samsung?
Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của Samsung. Tuy nhiên, sắp tới, tôi tin tưởng rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm được.
Để nắm bắt được cơ hội này thì tôi cho rằng chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp, và mỗi doanh nghiệp phải đầu tư 15 - 20 triệu USD để làm. Tôi nghĩ rằng ở mức 15-20 triệu USD thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có. Họ chỉ cần biết địa chỉ mua máy móc và họ làm được như hiện nay Samsung đang làm ở Bắc Ninh và Thái Nguyên là được.
Còn những doanh nghiệp khác thì phải nhờ Nhà nước hỗ trợ bằng quỹ hỗ trợ 2.000 tỷ đồng mà Thủ tướng đã quyết định thành lập và Quỹ hỗ trợ các địa phương.
- Chính phủ có thể hỗ trợ vốn, mặt bằng, nhưng về công nghệ - vốn là bí quyết riêng của từng doanh nghiệp, thì làm sao để phát triển được, thưa ông?
Công nghệ có 2 mức. Ở mức thứ nhất là bí quyết công nghệ, thì không có ông nào cho không. Muốn có phải mua, nếu không thì phải tổ chức nghiên cứu lấy.
Hiện nay Samsung đã tổ chức một Trung tâm nghiên cứu phát triển lớn của thế giới đặt tại Việt Nam, có 2000 cán bộ làm công tác phát triển được hướng dẫn bởi những người giỏi nhất của Samsung. Đến năm 2015 thì 2000 người này sẽ hoàn thành chương trình đào tạo.
Rõ ràng với người Việt Nam, có sức trẻ, được đào tạo bài bản, được hưởng thụ khá, nếu chúng ta có chính sách nữa, thì vấn đề chuyển giao công nghệ cho ta là không khó. Tuy nhiên cái này cũng phải cần thời gian, đừng hy vọng là 1, 2 năm.
Còn công nghệ ở mức thứ 2 là chỉ cần nhập một loại máy móc nào đó để sản xuất một linh kiện nào đó, thì công nghệ gắn với máy móc, hãng bán công nghệ cho anh bao giờ cũng bán cả Licen. Nếu mua cả thì rất đơn giản. Cái này theo tôi nên làm trước.
- Chúng ta cứ hô hào phát triển CNHT, nhưng lâu nay nói rồi để đó, lạc hậu vẫn hoàn lạc hậu. Theo ông, thời điểm này chúng ta nên định hướng phát triển CNHT như thế nào?
Cái này phụ thuộc hoàn toàn vào Bộ Công thương. Bộ nên chọn 3 – 4 ngành. Ví dụ như có ưu thế về xe máy chẳng hạn, thì có thể phát triển được.
Còn công nghiệp ô tô thì vừa rồi Thủ tướng cũng có một cái chiến lược về lĩnh vực này, nhưng cái này cũng rất khó, còn lâu mới làm được.
Theo tôi, bây giờ chúng ta nên chọn công nghiệp điện tử, trong quá trình cơ cấu lại thì chúng ta chọn một ngành công nghiệp mũi nhọn.
Sản xuất điện thoại tại nhà máy Samsung |
|
Hiện nay rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia (TNC) chuẩn bị vào Việt Nam và đó là cơ hội lớn để phát triển CNHT.
- Chúng ta có nên thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào để phát triển CNHT, thưa ông?
Hiện nay không thể không thu hút bởi vì Samsung chuyển nhà máy từ Trung Quốc vào đây thì mấy ông Hàn Quốc làm với Samsung ở Trung Quốc cũng sẽ chuyển vào theo.
Năm 2013, Samsung phải nhập khẩu 30% linh kiện từ Trung Quốc. Bây giờ cái chúng ta có thể thay thế được chính là thay thế một phần cái mà Samsung nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đại diện Samsung nói, họ rất cần nội địa hóa, bởi vì có lợi về giá, có lợi về cự ly vận chuyển, thậm chí họ có thể kiểm soát được rất nhanh. Khi có biến động, có thể đặt hàng rất nhanh. Vì thế ưu thế của doanh nghiệp nội địa so với doanh nghiệp nước ngoài rất lớn, chúng ta cần phải tận dụng lợi thế này, cơ hội này để phát huy ưu thế thôi.
Chúng tôi đã làm với Hiệp hội cơ khí điện tử, Hiệp hội cơ khí, nhựa… Bây giờ các hiệp hội này cũng đã chú tâm rất lớn. Hy vọng sắp tới sẽ có hành động cụ thể để phát triển CNHT.
- Có cách nào đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành CNHT Việt Nam?
Mình không có cách nào để phát triển đa ngành được. Không thể phát triển tùm lum. Bây giờ phải lựa chọn ngành ưu tiên.
Ví dụ Thái Lan, người ta tập trung một ngành công nghiệp ô tô. Chỉ trong vòng vài năm người ta thu hút được 7 nhà đầu tư lớn nước ngoài như: Ford, Toyota, Mercedes, rồi từ đó người ta làm về công nghiệp hỗ trợ, nâng từ cấp 3 lên cấp 2 và bây giờ họ có tới 700 – 800 doanh nghiệp làm CNHT cấp 1. Rõ ràng mình phải có chính sách như vậy.
Công nghiệp ô tô của mình đang được bảo hộ quá đáng, thuế thì cao, giá thì đắt thì làm sao có thể phát triển được. Do đó, để phát triển thì Chính phủ phải lựa chọn một số mặt hàng và tôi hy vọng mặt hàng như của Samsung sẽ là mũi nhọn.
Chính phủ cần có quyết tâm chọn vài ngành như vậy, tập trung đầu tư, tập trung chính sách, tổ chức lại các doanh nghiệp với nhau, rồi doanh nghiệp Việt Nam, giao cho các Hiệp hội tổ chức quá trình hợp tác để làm thế nào tập trung làm cho bằng được, để chúng ta có thể chiếm 40 – 50% cái giá trị gia tăng của công nghiệp điện tử xuất khẩu.
- Xin cám ơn ông!
Lan Uyên(thực hiện)
Bình luận