Số doanh nghiệp Trung Quốc có nợ cao gấp đôi vốn đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai.
Các công ty nhỏ vốn thống lĩnh thị trường vốn tư nhân ở Trung Quốc nhờ các trái phiếu đem lại lợi suất cao giờ đây đang phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ trong bối cảnh các nghĩa vụ nợ lên cao kỷ lục và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Theo số liệu được công ty chứng khoán China Merchants Securities Co. công bố, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc sẽ có số trái phiếu có tổng giá trị 6,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1 tỷ USD) đáo hạn trong quý tới. Đây là con số cao nhất kể từ khi chính phủ Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn qua kênh này vào năm 2012.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chủ trương mở rộng tài trợ vốn cho các công ty nhỏ - bộ phận đóng góp 70% cho nền kinh tế Trung Quốc – nhằm hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế. Tháng trước, trung tâm thanh toán bù trừ trái phiếu của Trung Quốc đã ngừng định giá các chứng khoán phát hành bởi một nhà xuất khẩu linh kiện ô tô sau khi công ty này không thể làm rõ thông tin trên báo chí về khả năng vỡ nợ. Một công ty nhựa cũng đã nộp hồ sơ phá sản và được chấp nhận hồi tháng 3.
Theo Sun Binbin, chuyên gia phân tích trái phiếu tại China Merchants, những rủi ro trên thị trường trái phiếu tư nhân có thể là dấu hiệu của một cơn bão.
Trung Quốc gia nhập thị trường trái phiếu rác tư nhân từ tháng 6/2012 nhằm giúp các công ty nhỏ có thêm kênh huy động vốn ở bên ngoài hệ thống “ngân hàng trong bóng tối”. Các công ty sẽ bán trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư định chế trên thị trường (điều này không giống với các chứng khoán được bán đấu giá công khai). Theo sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, các doanh nghiệp này tham gia chương trình thử nghiệm và không cần phải đáp ứng những nhu cầu về tài sản ròng hay lợi nhuận.
Số doanh nghiệp Trung Quốc có nợ cao gấp đôi vốn đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai. Theo số liệu của Bloomberg, số công ty phi tài chính niêm yết có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 200% đã tăng tới 68% kể từ năm 2007.
Tianjin Tianlian Binhai Composite Materials Co. là công ty có trụ sở ở Thiên Tân, chuyên sản xuất vật liệu. Hôm 28/7, công ty này đã không thể trả gốc và lãi trái phiếu khi các nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bán số chứng khoán này. Số trái phiếu trị giá 50 triệu nhân dân tệ đáo hạn vào ngày 29/1/2015.
Công ty khoa học công nghệ Huzhou Jintai thì không thể trả gốc và lãi cho số trái phiếu trị giá 30 triệu nhân dân tệ khi các nhà đầu tư bán chúng hôm 10/7. Một tòa án địa phương đã chấp nhận đơn xin phá sản của công ty Zhejiang Walters Polymer Technology Co. hôm 12/3.
Hồi tháng 6, NHTW Trung Quốc thông báo hạ 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và ngành nông nghiệp. Giới phân tích nhận định đây là biện pháp hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót trong môi trường khắc nghiệt.
Nỗi lo vỡ nợ tràn lan càng dâng cao sau khi số liệu cho thấy các biện pháp kích thích của chính phủ không giúp được bộ phận ngoài ngành sản xuất. Ngành dịch vụ đã trì trệ trong tháng 7 với chỉ số PMI ở mức thấp kỷ lục.
Theo Li Ning, chuyên gia phân tích trái phiếu tại công ty chứng khoán Haitong, chính phủ sẽ cho phép vỡ nợ trên thị trường trái phiếu tư nhân bởi các nhà đầu tư định chế có thể chịu đựng nhiều rủi ro hơn so với các nhà đầu tư cá nhân.
Theo Trí thức trẻ
Các công ty nhỏ vốn thống lĩnh thị trường vốn tư nhân ở Trung Quốc nhờ các trái phiếu đem lại lợi suất cao giờ đây đang phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ trong bối cảnh các nghĩa vụ nợ lên cao kỷ lục và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn 2 thập kỷ.
Theo số liệu được công ty chứng khoán China Merchants Securities Co. công bố, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc sẽ có số trái phiếu có tổng giá trị 6,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1 tỷ USD) đáo hạn trong quý tới. Đây là con số cao nhất kể từ khi chính phủ Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn qua kênh này vào năm 2012.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chủ trương mở rộng tài trợ vốn cho các công ty nhỏ - bộ phận đóng góp 70% cho nền kinh tế Trung Quốc – nhằm hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế. Tháng trước, trung tâm thanh toán bù trừ trái phiếu của Trung Quốc đã ngừng định giá các chứng khoán phát hành bởi một nhà xuất khẩu linh kiện ô tô sau khi công ty này không thể làm rõ thông tin trên báo chí về khả năng vỡ nợ. Một công ty nhựa cũng đã nộp hồ sơ phá sản và được chấp nhận hồi tháng 3.
Theo Sun Binbin, chuyên gia phân tích trái phiếu tại China Merchants, những rủi ro trên thị trường trái phiếu tư nhân có thể là dấu hiệu của một cơn bão.
Trung Quốc gia nhập thị trường trái phiếu rác tư nhân từ tháng 6/2012 nhằm giúp các công ty nhỏ có thêm kênh huy động vốn ở bên ngoài hệ thống “ngân hàng trong bóng tối”. Các công ty sẽ bán trái phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư định chế trên thị trường (điều này không giống với các chứng khoán được bán đấu giá công khai). Theo sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, các doanh nghiệp này tham gia chương trình thử nghiệm và không cần phải đáp ứng những nhu cầu về tài sản ròng hay lợi nhuận.
Số doanh nghiệp Trung Quốc có nợ cao gấp đôi vốn đã tăng lên nhanh chóng kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn trong tương lai. Theo số liệu của Bloomberg, số công ty phi tài chính niêm yết có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 200% đã tăng tới 68% kể từ năm 2007.
Tianjin Tianlian Binhai Composite Materials Co. là công ty có trụ sở ở Thiên Tân, chuyên sản xuất vật liệu. Hôm 28/7, công ty này đã không thể trả gốc và lãi trái phiếu khi các nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bán số chứng khoán này. Số trái phiếu trị giá 50 triệu nhân dân tệ đáo hạn vào ngày 29/1/2015.
Công ty khoa học công nghệ Huzhou Jintai thì không thể trả gốc và lãi cho số trái phiếu trị giá 30 triệu nhân dân tệ khi các nhà đầu tư bán chúng hôm 10/7. Một tòa án địa phương đã chấp nhận đơn xin phá sản của công ty Zhejiang Walters Polymer Technology Co. hôm 12/3.
Hồi tháng 6, NHTW Trung Quốc thông báo hạ 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và ngành nông nghiệp. Giới phân tích nhận định đây là biện pháp hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ sống sót trong môi trường khắc nghiệt.
Nỗi lo vỡ nợ tràn lan càng dâng cao sau khi số liệu cho thấy các biện pháp kích thích của chính phủ không giúp được bộ phận ngoài ngành sản xuất. Ngành dịch vụ đã trì trệ trong tháng 7 với chỉ số PMI ở mức thấp kỷ lục.
Theo Li Ning, chuyên gia phân tích trái phiếu tại công ty chứng khoán Haitong, chính phủ sẽ cho phép vỡ nợ trên thị trường trái phiếu tư nhân bởi các nhà đầu tư định chế có thể chịu đựng nhiều rủi ro hơn so với các nhà đầu tư cá nhân.
Theo Trí thức trẻ
Bình luận