• Zalo

Doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm vì khó khăn có bị xử lý hình sự không?

Kinh tếThứ Hai, 19/02/2018 16:17:00 +07:00Google News

Không phải mọi doanh nghiệp nợ đọng BHXH đều bị xử lý hình sự, biện pháp hình sự hóa là công cụ cuối cùng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Vi phạm trốn đóng bảo hiểm cho người lao động có thể bị phạt tù đến 7 năm, đây được coi là mức xử phạt khá nghiêm khắc, có những doanh nghiệp cố tình chây ỳ trốn đóng bảo hiểm, nhưng có những doanh nghiệp do khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Một số doanh nghiệp phản ánh việc doanh nghiệp nợ đọng BHXH không phải là cố tình chây ì, trốn đóng hay gian lận bảo hiện của người lao động mà thực sự họ có khó khăn.

Doanh nghiệp cũng băn khoăn không biết có lộ trình nào cho các doanh nghiệp có thời gian "gỡ nợ" trước khi bị xử lý mạnh, thậm chí xử lý hình sự hay không?

1

 

Ông Trần Đình Liệu Phó (Tổng giám đốc BHXH Việt Nam) cho biết: "Trong năm 2017, BHXH Việt Nam đã quy định rất rõ trong quy định hướng dẫn của ngành về những trường hợp phải thanh tra đột xuất, có dấu hiệu như 3 tháng nợ đọng mà cơ quan BHXH đã 2 lần làm việc và thông báo.

Tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ, doanh nghiệp có khó khăn không, vẫn hoạt động bình thường hay cố tình trốn đóng? Doanh nghiệp có quyền khiếu nại.

Có những doanh nghiệp khi BHXH Việt Nam ra quyết định thanh tra đóng thì đóng ngay, không kiểm tra thêm và kết luận.

Đơn vị thực sự khó khăn thì theo quy định phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi sẽ dừng đóng BHXH bắt buộc là 22% quỹ hưu trong 1 năm. Cơ quan quản lý địa phương xác định doanh nghiệp thực sự khó khăn thì nguyên tắc được dừng, quyền lợi vẫn được hưởng, nhưng hết 1 năm phải đóng cả gốc và không phải chịu lãi.

Trên thực tế, dù đã có quy định rõ ràng nhưng khâu triển khai thường khó khăn, phức tạp.

Video: Trốn đóng BHXH cho công nhân, doanh nghiệp sẽ bị xử lý nặng

Ví dụ như việc khởi kiện trốn đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1/1/2016, tổ chức công đoàn được giao khởi kiện doanh nghiệp, cá nhân nợ BHXH. Tình trạng nợ, trốn đóng BHXH và khởi kiện gặp khó. Việc xử lý các khoản nợ này dường như vẫn chưa có phương án giải quyết thỏa đáng".

Như vậy, biện pháp hình sự hóa là công cụ cuối cùng. Chúng ta đi đến mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Được biết, sắp tới, Sở LĐTB&XH các tỉnh sẽ sử dụng công nghệ thông tin, phối hợp với nhau, làm việc, trao đổi với doanh nghiệp để khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng. Một mặt tăng cường quản lý Nhà nước và cố gắng động viên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Dùng các biện pháp xử phạt hành chính, hòa giải, sau cùng là giải pháp hình sự.

Thu Nguyên
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn