• Zalo

Doanh nghiệp 'đỏ mắt' đi tìm cử nhân chất lượng

Giáo dụcThứ Bảy, 10/08/2019 14:36:00 +07:00Google News

Tuy rằng mỗi năm có hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp đại học trở lên, phục vụ nhu cầu lao động cả nước, thế nhưng bài toán tuyển dụng hiện vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Sau mỗi mùa tuyển sinh, các nhà tuyển dụng lại thêm phần hy vọng vào tương lai của thị trường nhân sự khi nhìn vào những bài quảng cáo hấp dẫn về chất lượng đào tạo của các đơn vị giáo dục cùng lực lượng cử nhân đông đảo sắp ra lò.

Theo thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, trong quý IV năm 2018, số lượng lao động thất nghiệp thuộc trình độ đại học trở lên là 135,8 nghìn người. Con số thực tế này không chỉ khiến nhiều cử nhân, phụ huynh chua xót, mà còn khiến các nhà tuyển dụng ngán ngẩm. Bởi lẽ, ghế trống trong các công ty doanh nghiệp vẫn còn nhiều nhưng người phù hợp thì tìm chẳng thấy.

“Đỏ mắt tìm người”

bai 32iv_anh 1

Trong 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp vẫn tranh nhau lên tiếng kêu than kể từ khi xuất hiện nghịch lý: Các doanh nghiệp đau đầu tìm nhân sự, còn cử nhân cứ ra trường là thất nghiệp.

Dù tình trạng cử nhân thất nghiệp đã liên tục được báo động, thế nhưng đáng buồn là một bộ phận lớn sinh viên đại học vẫn không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân mình. Bên cạnh đó, công tác định hướng nghề nghiệp tại các trường đại học cũng chưa được thực sự chú trọng.

Đứng từ góc nhìn của một nhà tuyển dụng, bà Nguyễn Hải Anh – Trưởng phòng Nhân sự một công ty công nghệ chia sẻ thẳng thắn: “Hiện nay, những kiến thức sinh viên được học trong trường đại học chưa sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Thậm chí, đến cả kỹ năng cơ bản như soạn một văn bản chuẩn chỉnh hay kỹ năng mềm trong giao tiếp, đàm phán các cử nhân cũng thiếu. Điều này vừa khiến doanh nghiệp tốn chi phí đào tạo lại, vừa dẫn đến thiệt thòi cho một bộ phận không cử nhân khi phải học lại và làm việc song song”.

Đến tận trường đại học giữ chỗ

Nguyên nhân doanh nghiệp không tìm được nguồn lao động dù cử nhân thất nghiệp vẫn “ê chề” trên thị trường là do đa phần sinh viên đã tốt nghiệp đại học đều thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc. Thực chất, nguồn nhân sự có chất lượng đạt yêu cầu rất thiếu.

Theo Navigos, lĩnh vực công nghệ blockchain (chuỗi khối) đang khan hiếm nhân sự có trình độ và kinh nghiệm. Dù đưa ra mức lương cao (từ 2000 - 3000 USD/tháng) nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển các kỹ sư công nghệ thông tin. Bởi lĩnh vực này còn mới và nguồn nhân lực chất lượng cao từ các trường đại học vẫn có xu hướng đổ ra nước ngoài làm việc hoặc khởi nghiệp, làm ông chủ ngay khi ra trường.

Chính vì vậy, để “ăn chắc”, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược đến các trường đại học uy tín để “săn” trực tiếp nguồn nhân sự chất lượng.

Sự có mặt của các doanh nghiệp trong những sự kiện lớn của trường như Lễ khai giảng, Lễ tốt nghiệp cũng là một cách để quảng bá tên tuổi và “mời gọi” sinh viên mà các doanh nghiệp không bỏ qua.

Tại các buổi Lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học FPT, hàng chục đại diện doanh nghiệp đến tham dự sẵn sàng tuyển cử nhân ra trường.

bai 32iv_anh 3

Tại các buổi lễ quan trọng như Lễ tốt nghiệp, sinh viên ĐH FPT luôn được các doanh nghiệp săn đón.

Hơn thế, ngay từ khi sinh viên còn đang học năm thứ 3, thứ 4 đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tìm cơ hội kết nối để tổ chức các buổi tuyển dụng ngay tại trường. Trong thời gian đang đi học, sinh viên FPT có thể làm bán thời gian và thực tập tại các doanh nghiệp. Ra trường, các em sẽ làm việc toàn thời gian tại chính cơ sở ấy hoặc sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các quốc gia có trụ sở của doanh nghiệp để làm việc.

Để giải quyết bài toán thiếu nhân sự cho chính các doanh nghiệp và đảm bảo đầu ra cho sinh viên, mối liên kết giữa doanh nghiệp và  đơn vị giáo dục là một sự phối hợp thông minh.

Doanh nghiệp cần tham gia và có những hoạt động nhất định trong việc hỗ trợ hướng nghiệp cho sinh viên và nhận các sinh viên vào thực tập, làm việc với dự án chính thức, có áp lực và có lương.

Còn về phía đơn vị giáo dục, các trường đại học có định hướng đào tạo theo nhu cầu thực tế của thị trường và chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng mềm bên cạnh các kỹ năng chuyên môn sẽ nắm được chìa khoá để thu hút sinh viên và phụ huynh tìm đến ngày càng đông đảo.

Mai Mai
Bình luận
vtcnews.vn