Theo phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang chịu áp lực do dư luận châu Âu yêu cầu họ phải thể hiện trách nhiệm với xã hội.
Tuy nhiên nếu đáp ứng kỳ vọng đó, các công ty này sẽ bị coi là hành động “chống Trung Quốc" và phải đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng ở Trung Quốc.
Tuyên bố này được phòng Thương mại Liên minh châu Âu, đại diện cho hơn 1.700 công ty, đưa ra trong bối cảnh công ty kinh doanh quần áo của Thụy Điển H&M bị tẩy chay ở Trung Quốc vì nói rằng họ không sử dụng nguồn bông từ Tân Cương.
“Việc kinh doanh ngày càng bị chính trị hóa đang khiến nhiều công ty châu Âu mắc kẹt giữa một tảng đá và một tình cảnh khó khăn", phòng Thương mại Liên minh châu Âu nhận xét.
Nhiều thương hiệu của châu Âu hoat động tại Trung Quốc như Burberry của Anh, Adidas của Đức, Nike và New Balance từ Mỹ, cũng bị tẩy chay sau khi tờ People's Daily gọi họ các công ty không sử dụng bông Tân Cương.
"Có rất nhiều công ty nước ngoài đã tuyên bố 'cắt đứt quan hệ' với bông Tân Cương trong hai năm qua", chính phủ Trung Quốc cho biết trên mạng xã hội Weibo.
Nhiều người nổi tiếng ở Trung Quốc cũng ngừng làm việc với các thương hiệu quốc tế để ủng hộ phong trào "Tôi ủng hộ bông Tân Cương", "Đó là sự thiệt thòi (cho các công ty châu Âu) nếu họ bỏ lỡ bông Tân Cương".
Hom 25/3, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết người tiêu dùng nước này đã "phản ứng bằng hành động với thứ được gọi là quyết định kinh doanh mà một số công ty đưa ra dựa trên thông tin sai lệch".
"Chúng tôi hy vọng các công ty đó sẽ tôn trọng thị trường và sửa chữa các hành vi sai trái để tránh việc chính trị hóa các vấn đề thương mại", phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nói.
Ông Feng nói thêm rằng Trung Quốc chào đón các công ty nước ngoài đến thăm Tân Cương và sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư.
Hôm 22/3, chính quyền Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 10 cá nhân và 4 thực thể châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt của liên minh châu Âu với Trung Quốc.
Bình luận