• Zalo

Doanh nghiệp 'bắn tin' tăng giá xăng

Kinh tếThứ Hai, 15/07/2013 06:58:00 +07:00Google News

Sau lần tăng giá gần đây nhất (ngày 28/6), hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và đề nghị tăng giá bán.

Sau lần tăng giá gần đây nhất (ngày 28/6), hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và đề nghị tăng giá bán.

Hiện số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giảm xuống chỉ còn 55 tỷ đồng từ 756 tỷ đồng và đây là mức rất thấp.

Cuối tháng 6, một số DN xăng dầu đầu mối lại phát tin vẫn đang lỗ 200 đồng/lít xăng, dầu dù đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá. Đại diện một số DN đầu mối phía Nam cho biết, chiếu theo giá bình quân 30 ngày tính đến 23/6, DN đang lỗ 500 đồng/lít xăng, dầu bán ra.

Hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và đề nghị tăng giá bán.
Hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và đề nghị tăng giá bán. 

Tuy nhiên, do đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá nên mức lỗ thực là 200 đồng/lít. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã công bố, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giảm xuống chỉ còn 55 tỷ đồng từ 756 tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, và đây là mức rất thấp. Trong khi đó, tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường của ta là khoảng 1 tỷ lít/tháng.

Các chuyên gia cho rằng, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ chỉ có thể đủ trợ giá tối đa 55 đồng/lít để giảm lỗ cho các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu trong tháng 7 này. Thêm vào đó, tiền từ Quỹ Bình ổn chắc chắn là không đủ bù lỗ cho các DN xăng dầu đầu mối.

Trong khi đó, trong báo cáo gửi các bô, ngành, các DN xăng dầu đều đồng loạt kêu giá xăng dầu thế giới từ thời điểm tăng giá gần đây nhất (28/6) vẫn liên tục có xu hướng tăng lên. Cụ thể, giá xăng giao tháng 8 trên sàn hàng hóa New York đã tăng mạnh 9 cent, tương ứng với mức 3%, lên 3,02 USD/gallon.

Bản tin chứng khoán ngày 10/7 của công ty chứng khoán TP.HCM cũng cho biết, giá bán buôn Platt bình quân động 30 ngày tại Singapore gần đây cũng cao hơn 1,14-1,95% so với giá trong nước. Theo giá này, các DN đầu mối lỗ từ 439-480 đồng/lít đối với xăng A92 và 366-395 đồng/lít đối với dầu DO. Còn giá bán buôn Platt bình quân động 10 ngày gần đây cao hơn 1,46-2,39% so với giá trong nước. Theo đó, các DN đầu mối lỗ 419-446 đồng/lít đối với xăng A92 và 523-549 đồng/lít đối với dầu DO.

Như vậy, rất có thể giá xăng dầu sẽ lại phải tăng thêm một lần nữa trong thời gian ngắn. Nhiều khả năng giá xăng dầu sẽ lại được điều chỉnh tăng từ 350-400 đồng/lít xăng.

Nguồn tin từ Tổ điều hành giá xăng dầu hôm qua (12/7) cho biết, việc các DN xăng dầu kêu lỗ gần đây là có thật. Tuy nhiên, điều chỉnh giá xăng dầu hay không chưa thể nói trước thời điểm nào, bởi tăng giá xăng dầu sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chưa kể, các bộ ngành can thiệp bằng công cụ nào cũng cần phải cân nhắc, có thể là giảm thuế, tăng giá hay tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn vẫn chưa thể công bố trước.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế PGS-TS Ngô Trí Long, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu thêm lần nữa là khó tránh, bởi 70% xăng dầu trong nước phụ thuộc thế giới. Trong khi đó, số dư của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn quá ít, nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì việc tăng giá trong nước là khó tránh. Tuy nhiên, ông Long cũng cảnh báo, mặt hàng xăng dầu đang còn độc quyền, nếu DN cứ xin tăng giá là cho tăng khi mới chỉ có biến động nhẹ sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt.

Trước đó, vào cuối tháng 6, Bộ Công Thương đã trình bản dự thảo lần 4 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 84. Theo đó, dự thảo chốt phương án thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày với trường hợp tăng giá. Các phương án điều chỉnh giá bán lẻ, khi yếu tố cấu thành giá cơ sở tăng hay giảm đều thiên về doanh nghiệp, do doanh nghiệp "tự quyết”.

Cụ thể, thời gian giữa hai lần tăng giá liên tiếp tối thiểu và giảm giá liên tiếp tối đa là 10 ngày. DN đầu mối phải giảm giá bán lẻ khi giá cơ sở giảm dưới 6% so với giá hiện hành. Nếu mức biến động trên 6%, DN tiếp tục giảm giá sau khi cơ quan thẩm quyền áp dụng các biện pháp như tăng thuế, trích quỹ bình ổn.

Tuy nhiên, dự thảo lần 4 của Bộ Công Thương vẫn giữ nguyên chi tiết, giá cơ sở được tính theo giá bình quân của số ngày dự trữ lưu thông, 30 ngày như Nghị định 84.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, cách tính giá cơ sở 30 ngày là không còn phù hợp, chỉ nên tính giá 10 ngày để giá xăng dầu trong nước sát với thế giới.

Thêm nữa, các DN hiện nay đang mua bán theo phương thức 5-1-5. Khi thanh toán: lấy giá 5 ngày trước + 5 ngày sau chia bình quân. Nên 10 ngày tính giá là phù hợp. "Tần suất điều chỉnh giá giữa 2 lần là 10 ngày là hợp lý, sát thị trường hơn" – ông Thỏa bình luận.





Theo VnMedia
Bình luận
vtcnews.vn